Chương trình trọng điểm điều tra cơ bản tài nguyên, môi trường biển và hải đảo phải được xác định trên cơ sở nào?
- Chương trình trọng điểm điều tra cơ bản tài nguyên, môi trường biển và hải đảo phải được xác định trên cơ sở nào?
- Việc xây dựng chương trình trọng điểm điều tra cơ bản tài nguyên, môi trường biển và hải đảo dựa trên mấy nguyên tắc?
- Quy trình lập chương trình trọng điểm điều tra cơ bản tài nguyên, môi trường biển và hải đảo thực hiện theo các bước nào?
Chương trình trọng điểm điều tra cơ bản tài nguyên, môi trường biển và hải đảo phải được xác định trên cơ sở nào?
Căn cứ khoản 2 Điều 21 Nghị định 40/2016/NĐ-CP quy định như sau:
Yêu cầu của chương trình
Chương trình trọng Điểm Điều tra cơ bản tài nguyên, môi trường biển và hải đảo phải đáp ứng các yêu cầu sau đây:
1. Phải phù hợp với yêu cầu cung cấp thông tin, dữ liệu về tài nguyên, môi trường biển và hải đảo cho công tác quản lý, phát triển kinh tế biển, bảo đảm chủ quyền quốc gia, quốc phòng, an ninh.
2. Phải được xác định trên cơ sở kế thừa thông tin, dữ liệu hoạt động Điều tra cơ bản, nghiên cứu khoa học đã tiến hành ở khu vực dự kiến Điều tra; các hoạt động Điều tra cơ bản tài nguyên, môi trường biển và hải đảo trên một khu vực phải được lồng ghép nội dung Điều tra bảo đảm tính hợp lý.
3. Phải xác định thứ bậc ưu tiên trong thực hiện hoạt động Điều tra cơ bản tài nguyên, môi trường biển và hải đảo theo đối tượng và khu vực Điều tra, phù hợp với khả năng đáp ứng về nguồn lực của nhà nước theo từng giai đoạn.
4. Tăng cường năng lực quản lý tổng hợp tài nguyên và bảo vệ môi trường biển và hải đảo; từng bước tăng cường cơ sở vật chất, trang thiết bị phục vụ công tác Điều tra cơ bản.
Như vậy, theo quy định nêu trên, chương trình trọng điểm điều tra cơ bản tài nguyên, môi trường biển và hải đảo phải được xác định trên cơ sở kế thừa:
- Thông tin, dữ liệu hoạt động Điều tra cơ bản, nghiên cứu khoa học đã tiến hành ở khu vực dự kiến Điều tra;
- Các hoạt động Điều tra cơ bản tài nguyên, môi trường biển và hải đảo trên một khu vực phải được lồng ghép nội dung Điều tra bảo đảm tính hợp lý.
Chương trình trọng điểm điều tra cơ bản tài nguyên, môi trường biển và hải đảo phải được xác định trên cơ sở nào? (Hình từ Internet)
Việc xây dựng chương trình trọng điểm điều tra cơ bản tài nguyên, môi trường biển và hải đảo dựa trên mấy nguyên tắc?
Căn cứ Điều 20 Nghị định 40/2016/NĐ-CP quy định về nguyên tắc, căn cứ xây dựng chương trình trọng điểm điều tra cơ bản tài nguyên, môi trường biển và hải đảo như sau:
Nguyên tắc, căn cứ xây dựng chương trình
1. Nguyên tắc xây dựng chương trình
a) Phù hợp với chiến lược khai thác, sử dụng bền vững tài nguyên, bảo vệ môi trường biển và hải đảo;
b) Bảo đảm tính kế thừa; có giải pháp ứng dụng tiến bộ khoa học, công nghệ trong Điều tra cơ bản tài nguyên, môi trường biển và hải đảo;
c) Bảo đảm tính khả thi, phù hợp với khả năng nguồn lực Điều tra cơ bản của nhà nước.
2. Căn cứ xây dựng chương trình
a) Chiến lược khai thác, sử dụng bền vững tài nguyên, bảo vệ môi trường biển và hải đảo;
b) Yêu cầu của công tác quản lý tổng hợp tài nguyên và bảo vệ môi trường biển và hải đảo;
c) Tiềm năng các loại tài nguyên biển và hải đảo; nhu cầu Điều tra cơ bản, khai thác, sử dụng tài nguyên, môi trường biển và hải đảo;
d) Yêu cầu bảo vệ môi trường, các tác động của biến đổi khí hậu và nước biển dâng đến tài nguyên, môi trường biển và hải đảo;
đ) Thông tin, dữ liệu hoạt động Điều tra cơ bản tài nguyên, môi trường biển và hải đảo đã thực hiện trước đó.
Như vậy, theo quy định trên, việc xây dựng chương trình trọng điểm điều tra cơ bản tài nguyên, môi trường biển và hải đảo dựa trên 03 nguyên tắc, cụ thể như sau:
(1) Phù hợp với chiến lược khai thác, sử dụng bền vững tài nguyên, bảo vệ môi trường biển và hải đảo;
(2) Bảo đảm tính kế thừa; có giải pháp ứng dụng tiến bộ khoa học, công nghệ trong Điều tra cơ bản tài nguyên, môi trường biển và hải đảo;
(3) Bảo đảm tính khả thi, phù hợp với khả năng nguồn lực Điều tra cơ bản của nhà nước.
Quy trình lập chương trình trọng điểm điều tra cơ bản tài nguyên, môi trường biển và hải đảo thực hiện theo các bước nào?
Căn cứ theo Điều 22 Nghị định 40/2016/NĐ-CP quy định về các bước lập chương trình trọng điểm điều tra cơ bản tài nguyên, môi trường biển và hải đảo như sau:
Các bước lập chương trình
1. Đề xuất các dự án, đề án, nhiệm vụ để đưa vào chương trình.
2. Tổng hợp, rà soát các dự án, đề án, nhiệm vụ và xây dựng dự thảo chương trình.
3. Lấy ý kiến về dự thảo chương trình.
4. Phê duyệt chương trình.
Như vậy, theo quy định trên, quy trình lập chương trình trọng điểm điều tra cơ bản tài nguyên, môi trường biển và hải đảo được thực hiện theo 04 bước sau đây:
Bước 1: Đề xuất các dự án, đề án, nhiệm vụ để đưa vào chương trình.
Bước 2: Tổng hợp, rà soát các dự án, đề án, nhiệm vụ và xây dựng dự thảo chương trình.
Bước 3: Lấy ý kiến về dự thảo chương trình.
Bước 4: Phê duyệt chương trình.
Lưu ý: Bộ Tài nguyên và Môi trường có trách nhiệm tổ chức, theo dõi, kiểm tra việc thực hiện chương trình trọng điểm điều tra cơ bản tài nguyên, môi trường biển và hải đảo đã được phê duyệt. (khoản 4 Điều 14 Luật Tài nguyên, môi trường biển và hải đảo 2015)
Phan Thị Như Ý
Quý khách cần hỏi thêm thông tin về Môi trường biển và hải đảo có thể đặt câu hỏi tại đây.
- Kho bảo thuế được thành lập trong khu vực nào? Kho bảo thuế có phải là địa điểm kiểm tra thực tế hàng hóa không?
- Không sử dụng đất trồng cây lâu năm liên tục trong 18 tháng bị phạt bao nhiêu tiền? Bị thu hồi đất trong trường hợp nào?
- Danh mục, nội dung gói dịch vụ y tế cơ bản do trạm y tế xã thực hiện do Bộ Y tế ban hành mới nhất?
- Công chức giữ chức vụ lãnh đạo của Bộ Tư pháp có 02 năm liên tiếp được xếp loại không hoàn thành nhiệm vụ có bị cho thôi việc?
- Từ ngày 1/1/2025, quỹ bảo hiểm tai nạn lao động tự nguyện hoạt động theo nguyên tắc nào?