Có bao nhiêu loại hình Trung tâm hỗ trợ phát triển giáo dục hòa nhập dành cho người khuyết tật? Ai có thẩm quyền cho phép thành lập Trung tâm hỗ trợ phát triển giáo dục hòa nhập dành cho người khuyết tật?
- Có bao nhiêu loại hình Trung tâm hỗ trợ phát triển giáo dục hòa nhập dành cho người khuyết tật?
- Ai có thẩm quyền cho phép thành lập Trung tâm hỗ trợ phát triển giáo dục hòa nhập dành cho người khuyết tật?
- Điều kiện thành lập và hoạt động của Trung tâm hỗ trợ phát triển giáo dục hòa nhập dành cho người khuyết tật?
- Trung tâm hỗ trợ phát triển giáo dục hòa nhập dành cho người khuyết tật được thành lập nhằm thực hiện chức năng và nhiệm vụ gì?
Có bao nhiêu loại hình Trung tâm hỗ trợ phát triển giáo dục hòa nhập dành cho người khuyết tật?
Căn cứ theo Điều 3 Quy chế tổ chức và hoạt động của Trung tâm hỗ trợ phát triển giáo dục hòa nhập ban hành kèm theo Thông tư 20/2022/TT-BGDĐT (Có hiệu lực ngày 20/02/2023) quy định như sau:
Vị trí pháp lý và các loại hình của Trung tâm
1. Vị trí pháp lý của Trung tâm
a) Trung tâm là cơ sở giáo dục thuộc hệ thống giáo dục quốc dân. Trung tâm có tư cách pháp nhân, có con dấu và tài khoản riêng;
b) Trung tâm do Sở Giáo dục và Đào tạo quản lý.
2. Trung tâm được tổ chức theo hai loại hình: công lập và tư thục
a) Trung tâm công lập do Nhà nước đầu tư, bảo đảm điều kiện hoạt động và đại diện chủ sở hữu;
b) Trung tâm tư thục do nhà đầu tư trong nước hoặc nhà đầu tư nước ngoài đầu tư và bảo đảm điều kiện hoạt động.
Như vậy, Trung tâm hỗ trợ phát triển giáo dục hòa nhập dành cho người khuyết tật gồm có 2 loại hình sau: công lập và ngoài công lập.
- Trung tâm công lập do Nhà nước đầu tư, bảo đảm điều kiện hoạt động và đại diện chủ sở hữu;
- Trung tâm tư thục do nhà đầu tư trong nước hoặc nhà đầu tư nước ngoài đầu tư và bảo đảm điều kiện hoạt động.
Trước đây, theo Điều 2 Thông tư liên tịch 58/2012/TTLT-BGDĐT-BLĐTBXH (Hết hiệu lực ngày 20/02/2023) quy định về khái niệm và phân loại Trung tâm hỗ trợ phát triển giáo dục hòa nhập như sau:
Khái niệm và phân loại Trung tâm hỗ trợ phát triển giáo dục hòa nhập
Trung tâm là cơ sở cung cấp nội dung chương trình, thiết bị, tài liệu dạy và học, các dịch vụ tư vấn, hỗ trợ giáo dục, tổ chức giáo dục phù hợp với đặc điểm và hoàn cảnh của người khuyết tật. Trung tâm có tư cách pháp nhân, có con dấu và tài khoản riêng.
Trung tâm có hai loại hình: công lập và ngoài công lập.
Trung tâm công lập là đơn vị sự nghiệp do cơ quan nhà nước thành lập, được nhà nước đầu tư xây dựng cơ sở vật chất, trang thiết bị và được bảo đảm một phần kinh phí hoạt động thường xuyên theo quy định.
Trung tâm ngoài công lập là đơn vị sự nghiệp hoạt động trợ giúp người khuyết tật do cơ quan nhà nước có thẩm quyền cho phép các tổ chức, cá nhân thành lập, đầu tư xây dựng cơ sở vật chất và bảo đảm kinh phí hoạt động thường xuyên theo quy định của pháp luật.
Trung tâm hỗ trợ phát triển giáo dục hòa nhập dành cho người khuyết tật
Ai có thẩm quyền cho phép thành lập Trung tâm hỗ trợ phát triển giáo dục hòa nhập dành cho người khuyết tật?
Căn cứ theo khoản 4 Điều 31 Luật Người khuyết tật 2010 như sau:
Trung tâm hỗ trợ phát triển giáo dục hòa nhập
...
4. Chủ tịch Ủy ban nhân dân tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương thành lập hoặc cho phép thành lập Trung tâm hỗ trợ phát triển giáo dục hòa nhập.
5. Bộ trưởng Bộ Giáo dục và Đào tạo chủ trì, phối hợp với Bộ trưởng Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội quy định chi tiết điều kiện thành lập và hoạt động của Trung tâm hỗ trợ phát triển giáo dục hòa nhập quy định tại khoản 3 Điều này.
...
Theo đó, Chủ tịch Ủy ban nhân dân tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương thành lập hoặc cho phép thành lập Trung tâm hỗ trợ phát triển giáo dục hòa nhập.
Điều kiện thành lập và hoạt động của Trung tâm hỗ trợ phát triển giáo dục hòa nhập dành cho người khuyết tật?
Theo khoản 3 Điều 31 Luật Người khuyết tật 2010 quy định về điều kiện thành lập và hoạt động của Trung tâm hỗ trợ phát triển giáo dục hòa nhập như sau:
"Điều 31. Trung tâm hỗ trợ phát triển giáo dục hòa nhập
1. Trung tâm hỗ trợ phát triển giáo dục hòa nhập là cơ sở cung cấp nội dung chương trình, thiết bị, tài liệu dạy và học, các dịch vụ tư vấn, hỗ trợ giáo dục, tổ chức giáo dục phù hợp với đặc điểm và hoàn cảnh của người khuyết tật.
2. Trung tâm hỗ trợ phát triển giáo dục hòa nhập có nhiệm vụ sau đây:
a) Phát hiện khuyết tật để tư vấn lựa chọn phương thức giáo dục phù hợp;
b) Thực hiện biện pháp can thiệp sớm người khuyết tật tại cộng đồng để lựa chọn phương thức giáo dục phù hợp;
c) Tư vấn tâm lý, sức khỏe, giáo dục, hướng nghiệp để lựa chọn phương thức giáo dục phù hợp;
d) Hỗ trợ người khuyết tật tại gia đình, tại cơ sở giáo dục và cộng đồng;
đ) Cung cấp nội dung chương trình, thiết bị, tài liệu dạy và học đặc thù phù hợp với từng dạng tật, mức độ khuyết tật.
3. Việc thành lập và hoạt động của Trung tâm hỗ trợ phát triển giáo dục hòa nhập phải bảo đảm điều kiện sau đây:
a) Có cơ sở vật chất, phương tiện thiết bị và dịch vụ hỗ trợ phù hợp với đặc điểm của người khuyết tật;
b) Có đội ngũ cán bộ, giáo viên, nhân viên hỗ trợ giáo dục có trình độ chuyên môn phù hợp với các phương thức giáo dục người khuyết tật;
c) Có nội dung chương trình giáo dục, bồi dưỡng và tài liệu tư vấn phù hợp với các phương thức giáo dục người khuyết tật.
4. Chủ tịch Ủy ban nhân dân tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương thành lập hoặc cho phép thành lập Trung tâm hỗ trợ phát triển giáo dục hòa nhập.
5. Bộ trưởng Bộ Giáo dục và Đào tạo chủ trì, phối hợp với Bộ trưởng Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội quy định chi tiết điều kiện thành lập và hoạt động của Trung tâm hỗ trợ phát triển giáo dục hòa nhập quy định tại khoản 3 Điều này."
Như vậy, thành lập và hoạt động của Trung tâm hỗ trợ phát triển giáo dục hòa nhập phải bảo đảm điều kiện sau: có cơ sở vật chất, phương tiện thiết bị và dịch vụ hỗ trợ phù hợp; có đội ngũ cán bộ, giáo viên, nhân viên hỗ trợ giáo dục có trình độ chuyên môn phù hợp; có nội dung chương trình giáo dục, bồi dưỡng và tài liệu tư vấn phù hợp.
Trung tâm hỗ trợ phát triển giáo dục hòa nhập dành cho người khuyết tật được thành lập nhằm thực hiện chức năng và nhiệm vụ gì?
Căn cứ theo Điều 5 Quy chế tổ chức và hoạt động của Trung tâm hỗ trợ phát triển giáo dục hòa nhập ban hành kèm theo Thông tư 20/2022/TT-BGDĐT (Có hiệu lực ngày 20/02/2023) quy định như sau:
Nhiệm vụ của Trung tâm
1. Đánh giá, xác định khả năng và phân loại nhu cầu giáo dục đối với trẻ em có dấu hiệu khiếm khuyết hoặc dấu hiệu suy giảm chức năng, học sinh khuyết tật để can thiệp giáo dục sớm hoặc tư vấn lựa chọn phương thức giáo dục phù hợp cho từng đối tượng.
2. Hỗ trợ giáo dục hòa nhập cho học sinh khuyết tật.
3. Tổ chức dạy học và giáo dục cấp học giáo dục mầm non, giáo dục phổ thông đối với học sinh khuyết tật để học sinh khuyết tật có thể tham gia giáo dục hòa nhập hoặc hòa nhập cộng đồng.
4. Bồi dưỡng, tư vấn cho người khuyết tật và các tổ chức, đơn vị, cá nhân có nhu cầu về tâm lý, sức khỏe, giáo dục, hướng nghiệp.
5. Thực hiện quy chế dân chủ trong Trung tâm.
6. Thực hiện chế độ thông tin, báo cáo và có trách nhiệm giải trình trước cơ quan có thẩm quyền, học sinh, học viên và xã hội.
7. Thực hiện các nhiệm vụ khác theo quy định của pháp luật.
Do đó, Trung tâm hỗ trợ phát triển giáo dục hòa nhập dành cho người khuyết tật được thành lập nhằm thực hiện chức năng và nhiệm vụ như đã quy định nêu trên.
Trước đây, theo Điều 3 Thông tư liên tịch 58/2012/TTLT-BGDĐT-BLĐTBXH (Hết hiệu lực ngày 20/02/2023) quy định về chức năng, nhiệm vụ của Trung tâm hỗ trợ phát triển giáo dục hòa nhập như sau:
Chức năng, nhiệm vụ của Trung tâm
1. Phát hiện khuyết tật để tư vấn lựa chọn phương thức giáo dục phù hợp;
2. Thực hiện biện pháp can thiệp sớm người khuyết tật tại cộng đồng để lựa chọn phương thức giáo dục phù hợp;
3. Tư vấn tâm lý, sức khỏe, giáo dục, hướng nghiệp để lựa chọn phương thức giáo dục phù hợp;
4. Hỗ trợ người khuyết tật tại gia đình, tại cơ sở giáo dục và cộng đồng;
5. Cung cấp nội dung, thiết bị, tài liệu dạy và học đặc thù phù hợp với từng dạng tật, mức độ khuyết tật.
Lê Thị Hương Giang
Quý khách cần hỏi thêm thông tin về Người khuyết tật có thể đặt câu hỏi tại đây.
- Lưu học sinh Campuchia hệ đào tạo dài hạn tự lựa chọn phương tiện là xe khách có được hỗ trợ thanh toán giá vé không?
- Vận động viên đe dọa xâm phạm sức khỏe tính mạng trong thi đấu thể thao có bị xử phạt hay không?
- Giới nghiêm là gì? Lệnh giới nghiêm trong hoạt động quốc phòng cần phải xác định những nội dung nào?
- Hệ thống thông tin phục vụ giao dịch điện tử trong cơ quan nhà nước có số lượng người sử dụng bao nhiêu được xem là có quy mô rất lớn?
- Viết đoạn văn 200 chữ về điều bản thân cần làm để tuổi trẻ có ý nghĩa? Đặc điểm môn Văn chương trình GDPT là gì?