Giáo viên tại trung tâm hỗ trợ phát triển giáo dục hòa nhập phải có bằng cấp gì? Nhiệm vụ của giáo viên là gì?
Giáo viên tại Trung tâm hỗ trợ phát triển giáo dục hòa nhập phải có bằng cấp gì?
Căn cứ theo khoản 1 Điều 23 Quy chế tổ chức và hoạt động của Trung tâm hỗ trợ phát triển giáo dục hòa nhập ban hành kèm theo Thông tư 20/2022/TT-BGDDT có quy định như sau:
Giáo viên
1. Trình độ chuẩn được đào tạo của giáo viên: có bằng cử nhân trở lên ngành Giáo dục đặc biệt hoặc đáp ứng chuẩn trình độ đào tạo giáo viên mầm non, phổ thông cùng với chứng chỉ nghiệp vụ sư phạm về giáo dục hòa nhập hoặc chứng chỉ nghiệp vụ giáo dục đặc biệt theo quy định của Bộ Giáo dục và Đào tạo.
Theo đó, trình độ chuẩn được đào tạo của giáo viên Trung tâm hỗ trợ phát triển giáo dục hòa nhập: có bằng cử nhân trở lên ngành Giáo dục đặc biệt hoặc đáp ứng chuẩn trình độ đào tạo giáo viên mầm non, phổ thông cùng với chứng chỉ nghiệp vụ sư phạm về giáo dục hòa nhập hoặc chứng chỉ nghiệp vụ giáo dục đặc biệt theo quy định của Bộ Giáo dục và Đào tạo.
Giáo viên tại Trung tâm hỗ trợ phát triển giáo dục hòa nhập phải có bằng cấp gì? Nhiệm vụ của giáo viên là gì?(Hình ảnh từ Internet)
Nhiệm vụ của giáo viên Trung tâm hỗ trợ phát triển giáo dục hòa nhập là gì?
Căn cứ theo khoản 2 Điều 23 Quy chế tổ chức và hoạt động của Trung tâm hỗ trợ phát triển giáo dục hòa nhập ban hành kèm theo Thông tư 20/2022/TT-BGDDT, nhiệm vụ của giáo viên Trung tâm hỗ trợ phát triển giáo dục hòa nhập bao gồm:
- Thực hiện phát hiện sớm, phân loại nhu cầu giáo dục và can thiệp giáo dục sớm;
- Hỗ trợ giáo dục hòa nhập;
- Thực hiện dạy học và giáo dục học sinh khuyết tật tại Trung tâm đúng mục tiêu, nội dung, chương trình, kế hoạch;
- Tham gia các hoạt động sinh hoạt chuyên môn;
- Chịu trách nhiệm về chất lượng, hiệu quả giáo dục, phù hợp với đối tượng và điều kiện cụ thể của Trung tâm;
- Thực hiện các quyết định của giám đốc Trung tâm; chịu sự kiểm tra của các cấp quản lý giáo dục theo quy định; thực hiện nội quy của Trung tâm và các quy định của Quy chế này;
- Thực hiện Quy định về đạo đức nhà giáo theo quy định của Bộ Giáo dục và Đào tạo;
- Tích cực, chủ động tự bồi dưỡng nâng cao năng lực chuyên môn, nghiệp vụ; thực hiện tự đánh giá theo chuẩn nghề nghiệp giáo viên theo quy định.
Bên cạnh nhiệm vụ giáo viên Trung tâm hỗ trợ phát triển giáo dục hòa nhập có những quyền sau:
- Được tham gia các lớp đào tạo, bồi dưỡng về chuyên môn, nghiệp vụ để nâng cao trình độ;
- Được hưởng mọi quyền lợi ưu đãi về vật chất, tinh thần và được chăm sóc, bảo vệ sức khỏe, được hưởng lương và các khoản phụ cấp theo quy định đối với nhà giáo trong các trường, lớp dành cho người khuyết tật;
- Được tạo điều kiện để thực hiện nhiệm vụ giảng dạy và tham gia các hoạt động chuyên môn khác của Trung tâm; tham gia các cuộc họp xét thi đua, khen thưởng, kỷ luật, giải quyết các vấn đề có liên quan đến nhiệm vụ được phân công.
Nhiệm vụ của người học tại Trung tâm hỗ trợ phát triển giáo dục hòa nhập là gì?
Người học của Trung tâm hỗ trợ phát triển giáo dục hòa nhập là học sinh được can thiệp giáo dục sớm theo kế hoạch được phê duyệt, học sinh khuyết tật học tại Trung tâm theo phương thức giáo dục chuyên biệt và học viên đăng ký tham gia một chương trình học tập, bồi dưỡng của Trung tâm.
Căn cứ theo khoản 2 Điều 25 Quy chế tổ chức và hoạt động của Trung tâm hỗ trợ phát triển giáo dục hòa nhập ban hành kèm theo Thông tư 20/2022/TT-BGDDT, nhiệm vụ của người học tại Trung tâm hỗ trợ phát triển giáo dục hòa nhập bao gồm:
- Thực hiện đầy đủ các yêu cầu về học tập, thực hành theo quy định của Trung tâm;
- Thực hiện đầy đủ nội quy của Trung tâm và các quy định của Quy chế này; giữ gìn và bảo vệ tài sản của Trung tâm;
- Tôn trọng cán bộ quản lý, giáo viên, nhân viên của Trung tâm; có hành vi, ngôn ngữ ứng xử phù hợp với đạo đức, văn hóa của cộng đồng; trang phục gọn gàng, lịch sự phù hợp với lứa tuổi, thuận tiện cho việc học tập và hoạt động tại Trung tâm.
Đồng thời người học tại Trung tâm hỗ trợ phát triển giáo dục hòa nhập có những quyền sau:
- Được tôn trọng và đối xử bình đẳng; được cung cấp đầy đủ thông tin về việc học tập, rèn luyện của người học;
- Được lựa chọn nội dung, hình thức học phù hợp với điều kiện, khả năng của người học và của Trung tâm; được tạo điều kiện để tiếp tục được hỗ trợ khi chuyển tiếp giữa các cơ sở giáo dục;
- Được bảo vệ quyền lợi chính đáng trực tiếp hoặc thông qua người đại diện hợp pháp; được tham gia đóng góp ý kiến về các nội dung liên quan đến hoạt động dạy học và giáo dục của Trung tâm.
Nguyễn Linh Đa
Quý khách cần hỏi thêm thông tin về Trung tâm hỗ trợ phát triển giáo dục hòa nhập có thể đặt câu hỏi tại đây.
- Từ ngày 1/1/2025, quỹ bảo hiểm tai nạn lao động tự nguyện hoạt động theo nguyên tắc nào?
- Người làm chứng trong tố tụng dân sự là ai? Người làm chứng được từ chối khai báo lời khai không?
- Văn bản chấp thuận chủ trương đầu tư dự án cải tạo nhà chung cư phải được công bố công khai ở đâu?
- Có phải đăng ký biến động đất đai khi góp vốn bằng quyền sử dụng đất? Nếu có thì đăng ký biến động đất đai ở đâu?
- Quy trình chuyển đổi vàng miếng khác thành vàng miếng SJC của doanh nghiệp mua bán vàng miếng như thế nào?