Điều kiện để thành lập trung tâm hỗ trợ và phát triển giáo dục hòa nhập hoạt động giáo dục cần những gì và hồ sơ, thủ tục ra sao?
- Thành lập trung tâm hỗ trợ và phát triển giáo dục hòa nhập công lập, cho phép thành lập trung tâm hỗ trợ và phát triển giáo dục hòa nhập tư thục cần các điều kiện nào?
- Các thủ tục thành lập trung tâm hỗ trợ và phát triển giáo dục hòa nhập công lập hoặc cho phép thành lập trung tâm hỗ trợ và phát triển giáo dục hòa nhập tư thục cần thực hiện những gì?
- Điều kiện để thành lập trung tâm hỗ trợ và phát triển giáo dục hòa nhập hoạt động giáo dục cần những gì?
Thành lập trung tâm hỗ trợ và phát triển giáo dục hòa nhập công lập, cho phép thành lập trung tâm hỗ trợ và phát triển giáo dục hòa nhập tư thục cần các điều kiện nào?
Điều kiện để thành lập trung tâm tại Điều 60 Nghị định 46/2017/NĐ-CP (được sửa đổi bởi khoản 23 Điều 1 Nghị định 135/2018/NĐ-CP) quy định về việc thành lập trung tâm hỗ trợ và phát triển giáo dục hòa nhập công lập, cho phép thành lập trung tâm hỗ trợ và phát triển giáo dục hòa nhập tư thục phải phù hợp với quy hoạch hệ thống cơ sở giáo dục chuyên biệt đối với người khuyết tật và hệ thống trung tâm hỗ trợ phát triển giáo dục hòa nhập đã được cơ quan quản lý nhà nước có thẩm quyền phê duyệt.
Hiện nay quy định pháp luật không điều chỉnh về trung tâm giáo dục đặc biệt mà trường hợp này chúng tôi hiểu rằng anh đang muốn thành lập trung tâm hỗ trợ và phát triển giáo dục hòa nhập.
Thành lập trung tâm hỗ trợ và phát triển giáo dục hòa nhập
Các thủ tục thành lập trung tâm hỗ trợ và phát triển giáo dục hòa nhập công lập hoặc cho phép thành lập trung tâm hỗ trợ và phát triển giáo dục hòa nhập tư thục cần thực hiện những gì?
Thủ tục thành lập tại Điều 61 Nghị định 46/2017/NĐ-CP được sửa đổi bởi khoản 24 Điều 1 Nghị định 135/2018/NĐ-CP:
- Chủ tịch Ủy ban nhân dân cấp tỉnh quyết định thành lập trung tâm hỗ trợ và phát triển giáo dục hòa nhập công lập hoặc cho phép thành lập trung tâm hỗ trợ và phát triển giáo dục hòa nhập tư thục
- Hồ sơ gồm:
+ Văn bản đề nghị thành lập trung tâm hỗ trợ và phát triển giáo dục hòa nhập
+ Đề án thành lập trung tâm hỗ trợ và phát triển giáo dục hòa nhập theo quy định hiện hành về thành lập, tổ chức lại, giải thể đơn vị sự nghiệp công lập
- Trình tự thực hiện:
Bước 1: Tổ chức, cá nhân gửi trực tiếp hoặc qua bưu điện 01 bộ hồ sơ quy định tại khoản 2 Điều này đến Sở Nội vụ để thẩm định
Bước 2: Trong thời hạn 15 ngày làm việc, kể từ ngày nhận đủ hồ sơ hợp lệ, Sở Nội vụ chủ trì, phối hợp với cơ quan liên quan có tổ chức thẩm định. Nội dung thẩm định gồm: Sự cần thiết và cơ sở pháp lý của việc thành lập trung tâm; mục tiêu, phạm vi, đối tượng, tên gọi, địa vị pháp lý, chức năng, nhiệm vụ và quyền hạn; cơ cấu tổ chức; cơ chế tài chính của trung tâm; điều kiện bảo đảm hoạt động khi được thành lập; tính khả thi của việc thành lập trung tâm; dự thảo quy chế tổ chức và hoạt động của trung tâm
Bước 3: Đối với những vấn đề chưa rõ hoặc còn có ý kiến khác nhau thì Sở Nội vụ yêu cầu tổ chức, cá nhân đề nghị thành lập có văn bản giải trình bổ sung làm rõ và báo cáo Sở Nội vụ
Bước 4: Trong thời hạn 05 ngày làm việc, kể từ ngày Sở Nội vụ có văn bản thẩm định, Chủ tịch Ủy ban nhân dân cấp tỉnh ra quyết định thành lập hoặc cho phép thành lập trung tâm; nếu không đồng ý thì có văn bản thông báo cho tổ chức, cá nhân nêu rõ lý do.
Điều kiện để thành lập trung tâm hỗ trợ và phát triển giáo dục hòa nhập hoạt động giáo dục cần những gì?
Ngoài ra khi trung tâm muốn hoạt động thì phải thỏa mãn các điều kiện tại Điều 62 Nghị định 46/2017/NĐ-CP được sửa đổi tại khoản 25 Điều 1 Nghị định 135/2018/NĐ-CP cụ thể:
(1) Có cơ sở vật chất, phương tiện, thiết bị và dịch vụ hỗ trợ phù hợp với đặc điểm người khuyết tật, gồm:
- Trụ sở, phòng làm việc của cán bộ quản lý, giáo viên, nhân viên
- Phòng học, phòng chức năng tương ứng để thực hiện các hoạt động của trung tâm
- Khu nhà ở cho học sinh đối với trung tâm có người khuyết tật nội trú
- Phương tiện, thiết bị, công cụ sử dụng để đánh giá, can thiệp, dạy học, hướng nghiệp, dạy nghề
- Tài liệu chuyên môn, tài liệu hỗ trợ bảo đảm thực hiện các hoạt động của trung tâm
(2) Đội ngũ cán bộ, giáo viên, nhân viên hỗ trợ giáo dục có trình độ chuyên môn phù hợp với các phương thức giáo dục người khuyết tật
(3) Nội dung chương trình giáo dục và tài liệu bồi dưỡng, tư vấn phù hợp với các phương thức giáo dục người khuyết tật.
Như vậy, trên đây là các điều kiện, hồ sơ, thủ tục để thành lập trung tâm hỗ trợ và phát triển giáo dục hòa nhập hoạt động giáo dục.
Phạm Lan Anh
Quý khách cần hỏi thêm thông tin về Giáo dục hòa nhập có thể đặt câu hỏi tại đây.
- Người có Chứng chỉ hành nghề dược có được cho người khác thuê Chứng chỉ hành nghề dược của mình không?
- Bộ chỉ số phục vụ chỉ đạo điều hành của Ủy ban nhân dân cấp tỉnh trên môi trường điện tử bao gồm những nhóm nào?
- Ngày 26 tháng 11 là ngày gì? Ngày 26 tháng 11 năm 2024 là ngày bao nhiêu âm lịch? Ngày 26 tháng 11 năm 2024 là thứ mấy?
- Báo cáo tổng kết chi hội Cựu chiến binh thôn, xã, khu dân cư năm 2024? Mẫu báo cáo tổng kết chi hội Cựu chiến binh 2024?
- Những thông tin về an toàn lao động có bắt buộc phải được công khai rộng rãi đến công chúng không?