Có bắt buộc xin phép chủ sở hữu tác phẩm văn học khi sử dụng tác phẩm văn học đã hết thời hạn bảo hộ quyền tác giả?
Cơ quan nào có thẩm quyền cấp Giấy chứng nhận đăng ký bản quyền đối với tác phẩm văn học?
Cơ quan nào có thẩm quyền cấp Giấy chứng nhận đăng ký bản quyền đối với tác phẩm văn học? (Hình từ Internet)
Căn cứ theo Điều 51 Luật Sở hữu trí tuệ 2005 (sửa đổi bởi Điều 2 Luật Sở hữu trí tuệ sửa đổi 2009) quy định cơ quan có thẩm quyền cấp Giấy chứng nhận đăng ký quyền tác giả, Giấy chứng nhận đăng ký quyền liên quan như sau:
Thẩm quyền cấp Giấy chứng nhận đăng ký quyền tác giả, Giấy chứng nhận đăng ký quyền liên quan
1. Cơ quan quản lý nhà nước về quyền tác giả, quyền liên quan có quyền cấp Giấy chứng nhận đăng ký quyền tác giả, Giấy chứng nhận đăng ký quyền liên quan.
2. Cơ quan nhà nước có thẩm quyền cấp Giấy chứng nhận đăng ký quyền tác giả, Giấy chứng nhận đăng ký quyền liên quan có quyền cấp lại, đổi, huỷ bỏ giấy chứng nhận đó.
3. Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch quy định mẫu Giấy chứng nhận đăng ký quyền tác giả, Giấy chứng nhận đăng ký quyền liên quan.
Dẫn chiếu theo Điều 35 Nghị định 22/2018/NĐ-CP quy định về thẩm quyền cấp Giấy chứng nhận đăng ký quyền tác giả, Giấy chứng nhận đăng ký quyền liên quan như sau:
Cấp, cấp lại, đổi, hủy bỏ hiệu lực Giấy chứng nhận đăng ký quyền tác giả, Giấy chứng nhận đăng ký quyền liên quan
1. Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch (Cục Bản quyền tác giả) có thẩm quyền cấp, cấp lại, đổi, hủy bỏ hiệu lực Giấy chứng nhận đăng ký quyền tác giả, Giấy chứng nhận đăng ký quyền liên quan theo quy định tại khoản 1 và 2 Điều 51 của Luật sở hữu trí tuệ,
2. Giấy chứng nhận đăng ký quyền tác giả, Giấy chứng nhận đăng ký quyền liên quan được cấp theo quy định tại Điều 49 và Điều 50 của Luật sở hữu trí tuệ.
3. Giấy chứng nhận đăng ký quyền tác giả, Giấy chứng nhận đăng ký quyền liên quan được cấp lại trong trường hợp Giấy chứng nhận đăng ký quyền tác giả, Giấy chứng nhận đăng ký quyền liên quan bị mất hoặc rách nát.
4. Giấy chứng nhận đăng ký quyền tác giả, Giấy chứng nhận đăng ký quyền liên quan được cấp đổi trong trường hợp thay đổi chủ sở hữu quyền tác giả, chủ sở hữu quyền liên quan hoặc thay đổi thông tin về tác giả, chủ sở hữu quyền tác giả, chủ sở hữu quyền liên quan, tác phẩm, cuộc biểu diễn, bản ghi âm, ghi hình, chương trình phát sóng.
5. Giấy chứng nhận đăng ký quyền tác giả, Giấy chứng nhận đăng ký quyền liên quan bị hủy bỏ hiệu lực trong các trường hợp quy định tại khoản 2 và khoản 3 Điều 55 của Luật sở hữu trí tuệ.
6. Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch quy định các mẫu Tờ khai đăng ký quyền tác giả, Tờ khai đăng ký quyền liên quan, Giấy chứng nhận đăng ký quyền tác giả, Giấy chứng nhận đăng ký quyền liên quan theo quy định tại điểm a khoản 2 Điều 50 và khoản 4 Điều 51 của Luật sở hữu trí tuệ.
Theo đó, cơ quan có thẩm quyền cấp Giấy chứng nhận đăng ký bản quyền đối với tác phẩm văn học là cơ quan quản lý nhà nước về quyền tác giả, quyền liên quan có quyền cấp Giấy chứng nhận đăng ký quyền tác giả. Cụ thể là Cục bản quyền tác giả thuộc Bộ văn hóa thể thao và du lịch.
Lưu ý:
+ Cơ quan nhà nước có thẩm quyền cấp Giấy chứng nhận đăng ký quyền tác giả có quyền cấp lại, đổi, hủy bỏ giấy chứng nhận đó.
+ Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch quy định mẫu Giấy chứng nhận đăng ký quyền tác giả.
Hành vi nào được coi là hành vi xâm phạm quyền tác giả đối với tác phẩm văn học?
Căn cứ theo Điều 28 Luật Sở hữu trí tuệ 2005 quy định các hành vi sau đây được coi là hành vi xâm phạm quyền tác giả:
Hành vi xâm phạm quyền tác giả
1. Chiếm đoạt quyền tác giả đối với tác phẩm văn học, nghệ thuật, khoa học.
2. Mạo danh tác giả.
3. Công bố, phân phối tác phẩm mà không được phép của tác giả.
4. Công bố, phân phối tác phẩm có đồng tác giả mà không được phép của đồng tác giả đó.
5. Sửa chữa, cắt xén hoặc xuyên tạc tác phẩm dưới bất kỳ hình thức nào gây phương hại đến danh dự và uy tín của tác giả.
6. Sao chép tác phẩm mà không được phép của tác giả, chủ sở hữu quyền tác giả, trừ trường hợp quy định tại điểm a và điểm đ khoản 1 Điều 25 của Luật này.
7. Làm tác phẩm phái sinh mà không được phép của tác giả, chủ sở hữu quyền tác giả đối với tác phẩm được dùng để làm tác phẩm phái sinh, trừ trường hợp quy định tại điểm i khoản 1 Điều 25 của Luật này.
8. Sử dụng tác phẩm mà không được phép của chủ sở hữu quyền tác giả, không trả tiền nhuận bút, thù lao, quyền lợi vật chất khác theo quy định của pháp luật, trừ trường hợp quy định tại khoản 1 Điều 25 của Luật này.
9. Cho thuê tác phẩm mà không trả tiền nhuận bút, thù lao và quyền lợi vật chất khác cho tác giả hoặc chủ sở hữu quyền tác giả.
10. Nhân bản, sản xuất bản sao, phân phối, trưng bày hoặc truyền đạt tác phẩm đến công chúng qua mạng truyền thông và các phương tiện kỹ thuật số mà không được phép của chủ sở hữu quyền tác giả.
11. Xuất bản tác phẩm mà không được phép của chủ sở hữu quyền tác giả.
12. Cố ý huỷ bỏ hoặc làm vô hiệu các biện pháp kỹ thuật do chủ sở hữu quyền tác giả thực hiện để bảo vệ quyền tác giả đối với tác phẩm của mình.
13. Cố ý xoá, thay đổi thông tin quản lý quyền dưới hình thức điện tử có trong tác phẩm.
14. Sản xuất, lắp ráp, biến đổi, phân phối, nhập khẩu, xuất khẩu, bán hoặc cho thuê thiết bị khi biết hoặc có cơ sở để biết thiết bị đó làm vô hiệu các biện pháp kỹ thuật do chủ sở hữu quyền tác giả thực hiện để bảo vệ quyền tác giả đối với tác phẩm của mình.
15. Làm và bán tác phẩm mà chữ ký của tác giả bị giả mạo.
16. Xuất khẩu, nhập khẩu, phân phối bản sao tác phẩm mà không được phép của chủ sở hữu quyền tác giả.
Theo đó, trên đây là những hành vi được pháp luật quy định là hành vi xâm phạm quyền tác giả đối với tác phẩm văn học.
Có được sử dụng sau khi hết thời hạn bảo hộ quyền tác giả đối với tác phẩm văn học?
Căn cứ theo Điều 43 Luật Sở hữu trí tuệ 2005 quy định tác phẩm, cuộc biểu diễn, bản ghi âm, ghi hình, chương trình phát sóng thuộc về công chúng như sau:
Tác phẩm, cuộc biểu diễn, bản ghi âm, ghi hình, chương trình phát sóng thuộc về công chúng
1. Tác phẩm đã kết thúc thời hạn bảo hộ theo quy định tại khoản 2 Điều 27 của Luật này và cuộc biểu diễn, bản ghi âm, ghi hình, chương trình phát sóng đã kết thúc thời hạn bảo hộ theo quy định tại Điều 34 của Luật này thì thuộc về công chúng.
2. Mọi tổ chức, cá nhân đều có quyền sử dụng tác phẩm, cuộc biểu diễn, bản ghi âm, ghi hình, chương trình phát sóng quy định tại khoản 1 Điều này nhưng phải tôn trọng các quyền nhân thân của tác giả, người biểu diễn quy định tại Luật này và quy định khác của pháp luật có liên quan.
3. Chính phủ quy định chi tiết việc sử dụng tác phẩm, cuộc biểu diễn, bản ghi âm, ghi hình, chương trình phát sóng thuộc về công chúng.
Theo đó, trong trường hợp của bạn, tác phẩm văn học đã kết thúc thời hạn bảo hộ theo quy định tại Điều 43 Luật Sở hữu trí tuệ 2005 thì sẽ thuộc về công chúng, bạn được sử dụng tác phẩm văn học này nhưng phải tôn trọng các quyền nhân thân của tác giả quy định tại Điều 19 Luật Sở hữu trí tuệ bao gồm:
+ Quyền đặt tên cho tác phẩm;
+ Quyền đứng tên thật hoặc bút danh trên tác phẩm; được nêu tên thật hoặc bút danh khi tác phẩm được công bố, sử dụng;
+ Quyền công bố tác phẩm hoặc cho phép người khác công bố tác phẩm;
+ Quyền bảo vệ sự toàn vẹn của tác phẩm không cho người khác xuyên tạc; không cho người khác sửa đổi, cắt xén tác phẩm dưới bất kỳ hình thức nào gây phương hại đến danh dự và uy tín của tác giả.
Huỳnh Lê Bình Nhi
Quý khách cần hỏi thêm thông tin về Bảo hộ quyền tác giả có thể đặt câu hỏi tại đây.
- Mẫu hợp đồng giao khoán của hợp tác xã mới nhất? Hợp tác xã có được tự thiết kế biểu mẫu chứng từ kế toán không?
- Lịch đi nghĩa vụ quân sự năm 2025 chính thức thế nào? Chế độ báo cáo về việc tuyển chọn và gọi công dân nhập ngũ năm 2025?
- Mua trả chậm và mua trả góp khác nhau thế nào? Mức xử phạt hành chính đối với hành vi không thanh toán đúng hạn?
- Nhà nước có hỗ trợ hợp tác xã làm chủ đầu tư xây dựng hạ tầng kỹ thuật cụm công nghiệp hay không?
- Đua xe trái phép gây chết người có thể bị phạt tù đối với những tội nào? Con cái đua xe gây chết người thì cha mẹ giao xe có bị truy cứu hình sự?