Có được bảo hộ chương trình máy tính với danh nghĩa giải pháp hữu ích? Hình thức đăng ký bảo hộ chương trình máy tính theo quy định mới?
Có được đăng ký bảo hộ chương trình máy tính với danh nghĩa giải pháp hữu ích?
Bảo hộ chương trình máy tính (Hình từ Internet)
Tại khoản 2 Điều 58 Luật Sở hữu trí tuệ 2005 quy định về giải pháp hữu ích như sau:
Điều kiện chung đối với sáng chế được bảo hộ
...
2. Sáng chế được bảo hộ dưới hình thức cấp Bằng độc quyền giải pháp hữu ích nếu không phải là hiểu biết thông thường và đáp ứng các điều kiện sau đây:
a) Có tính mới;
b) Có khả năng áp dụng công nghiệp.
Vậy sáng chế không phải là hiểu biết thông thường và có tính mới, có khả năng áp dụng công nghiệp là giải pháp hữu ích.
Căn cứ theo Điều 59 Luật Sở hữu trí tuệ 2005 quy định những đối tượng không được bảo hộ với danh nghĩa giải pháp hữu ích như sau:
Đối tượng không được bảo hộ với danh nghĩa sáng chế
Các đối tượng sau đây không được bảo hộ với danh nghĩa sáng chế:
1. Phát minh, lý thuyết khoa học, phương pháp toán học;
2. Sơ đồ, kế hoạch, quy tắc và phương pháp để thực hiện các hoạt động trí óc, huấn luyện vật nuôi, thực hiện trò chơi, kinh doanh; chương trình máy tính;
3. Cách thức thể hiện thông tin;
4. Giải pháp chỉ mang đặc tính thẩm mỹ;
5. Giống thực vật, giống động vật;
6. Quy trình sản xuất thực vật, động vật chủ yếu mang bản chất sinh học mà không phải là quy trình vi sinh;
7. Phương pháp phòng ngừa, chẩn đoán và chữa bệnh cho người và động vật.
Như vậy, theo khoản 2 Điều 59 Luật Sở hữu trí tuệ 2005 quy định đối tượng là chương trình máy tính không được bảo hộ với danh nghĩa giải pháp hữu ích.
Hình thức đăng ký bảo hộ chương trình máy tính được quy định ra sao?
Căn cứ theo khoản 1 Điều 22 Luật Sở hữu trí tuệ 2005 (được sửa đổi bởi khoản 6 Điều 1 Luật Sở hữu trí tuệ sửa đổi 2022) quy định chương trình máy tính là tập hợp các chỉ dẫn được thể hiện dưới dạng lệnh, mã, lược đồ hoặc dạng khác, khi gắn vào một phương tiện, thiết bị được vận hành bằng ngôn ngữ lập trình máy tính thì có khả năng làm cho máy tính hoặc thiết bị thực hiện được công việc hoặc đạt được kết quả cụ thể. Chương trình máy tính được bảo hộ như tác phẩm văn học, dù được thể hiện dưới dạng mã nguồn hay mã máy.
Ngoài ra, theo Điều 14 Luật Sở hữu trí tuệ 2005 (được sửa đổi bởi khoản 5 Điều 1 Luật Sở hữu trí tuệ sửa đổi 2009) quy định các loại hình tác phẩm được bảo hộ quyền tác giả, bao gồm:
Các loại hình tác phẩm được bảo hộ quyền tác giả
1. Tác phẩm văn học, nghệ thuật và khoa học được bảo hộ bao gồm:
a) Tác phẩm văn học, khoa học, sách giáo khoa, giáo trình và tác phẩm khác được thể hiện dưới dạng chữ viết hoặc ký tự khác;
b) Bài giảng, bài phát biểu và bài nói khác;
c) Tác phẩm báo chí; d) Tác phẩm âm nhạc; đ) Tác phẩm sân khấu;
e) Tác phẩm điện ảnh và tác phẩm được tạo ra theo phương pháp tương tự (sau đây gọi chung là tác phẩm điện ảnh);
g) Tác phẩm tạo hình, mỹ thuật ứng dụng;
h) Tác phẩm nhiếp ảnh;
i) Tác phẩm kiến trúc
k) Bản họa đồ, sơ đồ, bản đồ, bản vẽ liên quan đến địa hình, kiến trúc, công trình khoa học;
l) Tác phẩm văn học, nghệ thuật dân gian;
m) Chương trình máy tính, sưu tập dữ liệu.
2. Tác phẩm phái sinh chỉ được bảo hộ theo quy định tại khoản 1 Điều này nếu không gây phương hại đến quyền tác giả đối với tác phẩm được dùng để làm tác phẩm phái sinh.
3. Tác phẩm được bảo hộ quy định tại khoản 1 và khoản 2 Điều này phải do tác giả trực tiếp sáng tạo bằng lao động trí tuệ của mình mà không sao chép từ tác phẩm của người khác.
4. Chính phủ hướng dẫn cụ thể về các loại hình tác phẩm quy định tại khoản 1 Điều này.
Theo đó, theo điểm m khoản 1 Điều 14 Luật Sở hữu trí tuệ 2005 quy định chương trình máy tính sẽ được đăng ký bảo hộ dưới dạng quyền tác giả, cụ thể như tác phẩm văn học, nghệ thuật và khoa học dù được thể hiện dưới dạng mã nguồn hay mã máy.
Đơn đăng ký bảo hộ chương trình máy tính gồm những tài liệu nào?
Căn cứ theo Điều 50 Luật Sở hữu trí tuệ 2005 (được sửa đổi bởi khoản 14 Điều 1 Luật Sở hữu trí tuệ sửa đổi 2022) quy định hồ sơ đăng ký quyền tác giả đối với chương trình máy tính như sau:
(1) Chủ thể có quyền đăng ký quyền tác giả đối với chương trình máy tính:
Tác giả, chủ sở hữu quyền tác giả, chủ sở hữu quyền liên quan có thể trực tiếp hoặc ủy quyền cho tổ chức, cá nhân khác nộp hồ sơ đăng ký quyền tác giả, đăng ký quyền liên quan theo cách thức trực tiếp, qua dịch vụ bưu chính hoặc qua Cổng dịch vụ công trực tuyến cho cơ quan quản lý nhà nước về quyền tác giả, quyền liên quan.
(2) Hồ sơ đăng ký quyền tác giả đối với chương trình máy tính bao gồm:
+ Tờ khai đăng ký quyền tác giả, đăng ký quyền liên quan.
Tờ khai phải được làm bằng tiếng Việt có đầy đủ thông tin về người nộp hồ sơ, tác giả, chủ sở hữu quyền tác giả hoặc chủ sở hữu quyền liên quan; thời gian hoàn thành; tóm tắt nội dung tác phẩm, cuộc biểu diễn, bản ghi âm, ghi hình hoặc chương trình phát sóng; tên tác giả, chủ sở hữu quyền tác giả, tác phẩm được sử dụng làm tác phẩm phái sinh nếu tác phẩm đăng ký là tác phẩm phái sinh; thời gian, địa điểm, hình thức công bố; thông tin về cấp lại, cấp đổi (nếu có), cam đoan về trách nhiệm đối với các thông tin ghi trong tờ khai. Tờ khai do chính tác giả, chủ sở hữu quyền tác giả, chủ sở hữu quyền liên quan ký tên hoặc điểm chỉ, trừ trường hợp không có khả năng về thể chất để ký tên hoặc điểm chỉ.
Bộ trưởng Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch quy định mẫu tờ khai đăng ký quyền tác giả, đăng ký quyền liên quan;
+ Hai bản sao tác phẩm đăng ký quyền tác giả hoặc hai bản sao bản định hình đối tượng đăng ký quyền liên quan;
+ Giấy ủy quyền, nếu người nộp hồ sơ đăng ký quyền tác giả, đăng ký quyền liên quan là người được ủy quyền;
+ Tài liệu chứng minh là chủ sở hữu quyền do tự sáng tạo hoặc do giao nhiệm vụ sáng tạo, giao kết hợp đồng sáng tạo, được thừa kế, được chuyển giao quyền;
+ Văn bản đồng ý của các đồng tác giả, nếu tác phẩm có đồng tác giả;
+ Văn bản đồng ý của các đồng chủ sở hữu, nếu quyền tác giả, quyền liên quan thuộc sở hữu chung.
Lưu ý: Tài liệu trong hồ sơ đăng ký được quy định nêu trên phải được làm bằng tiếng Việt; trường hợp làm bằng ngôn ngữ khác thì phải được dịch ra tiếng Việt.
Theo đó, tác giả, chủ sở hữu quyền tác giả đối với chương trình máy tính nộp hồ sơ đăng ký bảo hộ chương trình máy tính theo cách thức trực tiếp, qua dịch vụ bưu chính hoặc qua Cổng dịch vụ công trực tuyến cho cơ quan quản lý nhà nước về quyền tác giả.
Huỳnh Lê Bình Nhi
- khoản 14 Điều 1 Luật Sở hữu trí tuệ sửa đổi 2022
- Điều 50 Luật Sở hữu trí tuệ 2005
- khoản 5 Điều 1 Luật Sở hữu trí tuệ sửa đổi 2009
- Điều 14 Luật Sở hữu trí tuệ 2005
- khoản 6 Điều 1 Luật Sở hữu trí tuệ sửa đổi 2022
- khoản 1 Điều 22 Luật Sở hữu trí tuệ 2005
- Điều 59 Luật Sở hữu trí tuệ 2005
- khoản 2 Điều 58 Luật Sở hữu trí tuệ 2005
Quý khách cần hỏi thêm thông tin về Chương trình máy tính có thể đặt câu hỏi tại đây.
- Mẫu hợp đồng giao khoán của hợp tác xã mới nhất? Hợp tác xã có được tự thiết kế biểu mẫu chứng từ kế toán không?
- Lịch đi nghĩa vụ quân sự năm 2025 chính thức thế nào? Chế độ báo cáo về việc tuyển chọn và gọi công dân nhập ngũ năm 2025?
- Mua trả chậm và mua trả góp khác nhau thế nào? Mức xử phạt hành chính đối với hành vi không thanh toán đúng hạn?
- Nhà nước có hỗ trợ hợp tác xã làm chủ đầu tư xây dựng hạ tầng kỹ thuật cụm công nghiệp hay không?
- Đua xe trái phép gây chết người có thể bị phạt tù đối với những tội nào? Con cái đua xe gây chết người thì cha mẹ giao xe có bị truy cứu hình sự?