Có phải tự công bố sản phẩm bánh trung thu nhà làm không? Nếu có thì công bố theo mẫu nào theo quy định?
Có phải tự công bố sản phẩm bánh trung thu nhà làm không? Nếu có thì công bố theo mẫu nào?
Căn cứ theo Điều 4 Nghị định 15/2018/NĐ-CP có quy định như sau:
Tự công bố sản phẩm
1. Tổ chức, cá nhân sản xuất, kinh doanh thực phẩm thực hiện tự công bố thực phẩm đã qua chế biến bao gói sẵn, phụ gia thực phẩm, chất hỗ trợ chế biến thực phẩm, dụng cụ chứa đựng thực phẩm, vật liệu bao gói tiếp xúc trực tiếp với thực phẩm (sau đây gọi chung là sản phẩm) trừ các sản phẩm quy định tại khoản 2 Điều này và Điều 6 Nghị định này.
2. Sản phẩm, nguyên liệu sản xuất, nhập khẩu chỉ dùng để sản xuất, gia công hàng xuất khẩu hoặc phục vụ cho việc sản xuất nội bộ của tổ chức, cá nhân không tiêu thụ tại thị trường trong nước được miễn thực hiện thủ tục tự công bố sản phẩm.
Theo đó, khi tự làm bánh trung thu tại nhà với mục đích kinh doanh (buôn bán bánh trung thu) thì tổ chức, cá nhân sản xuất, kinh doanh bánh trung thu phải tự công bố sản phẩm bánh trung thu, trừ các sản phẩm quy định tại khoản 2 Điều 4 Nghị định 15/2018/NĐ-CP và Điều 6 Nghị định 15/2018/NĐ-CP.
Mẫu bản tự công bố sản phẩm là Mẫu số 01 Phụ lục I ban hành kèm theo Nghị định 15/2018/NĐ-CP.
Mẫu có dạng như sau:
TẢI VỀ Bản tự công bố sản phẩm
Trình tự công bố sản phẩm bánh trung thu được quy định tại khoản 2 Điều 5 Nghị định 15/2018/NĐ-CP (được sửa đổi, bổ sung bởi khoản 1 Điều 3 Nghị định 155/2018/NĐ-CP) thì việc tự công bố sản phẩm bánh trung thu được thực hiện theo trình tự sau:
- Tổ chức, cá nhân tự công bố sản phẩm bánh trung thu trên phương tiện thông tin đại chúng hoặc trang thông tin điện tử của mình hoặc niêm yết công khai tại trụ sở của tổ chức, cá nhân và công bố trên Hệ thống thông tin dữ liệu cập nhật về an toàn thực phẩm;
- Nếu chưa có Hệ thống thông tin dữ liệu cập nhật về an toàn thực phẩm thì tổ chức, cá nhân nộp 01 bản qua đường bưu điện hoặc trực tiếp đến cơ quan quản lý nhà nước có thẩm quyền do Ủy ban nhân dân tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương chỉ định để lưu trữ hồ sơ và đăng tải tên tổ chức, cá nhân và tên các sản phẩm bánh trung thu tự công bố trên trang thông tin điện tử của cơ quan tiếp nhận;
- Ngay sau khi tự công bố sản phẩm bánh trung thu, tổ chức, cá nhân được quyền sản xuất, kinh doanh sản phẩm và chịu trách nhiệm hoàn toàn về an toàn của sản phẩm đó.
Có phải tự công bố sản phẩm bánh trung thu nhà làm không? Nếu có thì công bố theo mẫu nào theo quy định? (Hình từ Internet)
Nguyên liệu làm bánh trung thu để bán là loại bánh nướng phải đáp ứng yêu cầu gì?
Theo tiểu mục 4.1 Mục 4 Tiêu chuẩn quốc gia TCVN 12940:2020 về Bánh nướng có quy định như sau:
4 Yêu cầu kỹ thuật
4.1 Thành phần nguyên liệu
a) Bột mì: đáp ứng quy định trong TCVN 4359 (CODEX STAN 152).
b) Bột ngũ cốc khác: đáp ứng các yêu cầu về chất lượng và an toàn để dùng làm thực phẩm.
c) Đường: đáp ứng quy định trong TCVN 6958 hoặc TCVN 7968 (CODEX STAN 212).
d) Dầu ăn: đáp ứng quy định trong TCVN 7597, TCVN 12107, TCVN 6312 (CODEX STAN 33) hoặc TCVN 13020.
e) Các nguyên liệu khác có thể bao gồm nguyên liệu có nguồn gốc từ động vật (mỡ lợn, các sản phẩm thịt, sản phẩm thủy sản, sản phẩm trứng, sữa và sản phẩm sữa v.v...), nguyên liệu có nguồn gốc từ thực vật (hạt đậu, hạt sen, hạt dưa, khoai môn, bột trà xanh, các loại mứt v.v...) và nguyên liệu khác (muối, rượu trắng, rượu mùi v.v...): đáp ứng các yêu cầu về chất lượng và an toàn để dùng làm thực phẩm.
...
Theo đó, nguyên liệu làm bánh trung thu để bán là loại bánh nướng phải đáp ứng các yêu cầu sau đây:
(1) Đối với bột mì: đáp ứng quy định trong TCVN 4359 (CODEX STAN 152).
(2) Đối với bột ngũ cốc khác: đáp ứng các yêu cầu về chất lượng và an toàn để dùng làm thực phẩm.
(3) Đối với đường: đáp ứng quy định trong TCVN 6958 hoặc TCVN 7968 (CODEX STAN 212).
(4) Đối với dầu ăn: đáp ứng quy định trong TCVN 7597, TCVN 12107, TCVN 6312 (CODEX STAN 33) hoặc TCVN 13020.
(5) Đối với nguyên liệu có nguồn gốc từ động vật, nguyên liệu có nguồn gốc từ thực vật và nguyên liệu khác: đáp ứng các yêu cầu về chất lượng và an toàn để dùng làm thực phẩm.
Cá nhân làm bánh trung thu để bán được cấp Giấy chứng nhận cơ sở đủ điều kiện an toàn thực phẩm khi đáp ứng điều kiện gì?
Căn cứ Điều 34 Luật An toàn thực phẩm 2010 có quy định như sau:
Đối tượng, điều kiện cấp, thu hồi Giấy chứng nhận cơ sở đủ điều kiện an toàn thực phẩm
1. Cơ sở được cấp Giấy chứng nhận cơ sở đủ điều kiện an toàn thực phẩm khi có đủ các điều kiện sau đây:
a) Có đủ điều kiện bảo đảm an toàn thực phẩm phù hợp với từng loại hình sản xuất, kinh doanh thực phẩm theo quy định tại Chương IV của Luật này;
b) Có đăng ký ngành, nghề kinh doanh thực phẩm trong Giấy chứng nhận đăng ký kinh doanh.
2. Tổ chức, cá nhân bị thu hồi Giấy chứng nhận cơ sở đủ điều kiện an toàn thực phẩm khi không đủ điều kiện quy định tại khoản 1 Điều này.
3. Chính phủ quy định cụ thể đối tượng không thuộc diện cấp Giấy chứng nhận cơ sở đủ điều kiện an toàn thực phẩm.
Theo đó, cá nhân làm bánh trung thu để bán được cấp Giấy chứng nhận cơ sở đủ điều kiện an toàn thực phẩm khi đáp ứng các điều kiện sau:
- Có đủ điều kiện bảo đảm an toàn thực phẩm phù hợp với từng loại hình sản xuất, kinh doanh thực phẩm theo quy định tại Chương IV của Luật An toàn thực phẩm 2010;
- Có đăng ký ngành, nghề kinh doanh thực phẩm trong Giấy chứng nhận đăng ký kinh doanh.
Phan Thị Như Ý
Quý khách cần hỏi thêm thông tin về Bánh trung thu có thể đặt câu hỏi tại đây.
- Công đoàn Việt Nam là tổ chức gì? Thành viên hợp danh của công ty hợp danh được kết nạp vào Công đoàn Việt Nam không?
- Mục đích của đổi mới công nghệ là gì? 04 mục tiêu của chương trình Đổi mới công nghệ quốc gia là gì?
- Content về ngày 20 11 sáng tạo, thu hút? Ngày Nhà giáo Việt Nam 20 11 2024 thứ mấy, ngày mấy âm lịch?
- Ngày 18 tháng 11 là ngày gì? Ngày 18 tháng 11 là thứ mấy? Ngày 18 tháng 11 có phải ngày nghỉ lễ, tết của người lao động không?
- Mẫu Công văn đề xuất xếp loại chất lượng chi bộ, tập thể lãnh đạo và đảng viên mới nhất là mẫu nào?