Cơ quan đại diện pháp lý cho Chính phủ trong việc giải quyết tranh chấp đầu tư quốc tế là cơ quan nào?

Cho tôi hỏi cơ quan đại diện pháp lý cho Chính phủ trong việc giải quyết tranh chấp đầu tư quốc tế là cơ quan nào? Cơ quan đại diện pháp lý cho Chính phủ trong việc giải quyết tranh chấp đầu tư quốc tế có nhiệm vụ và quyền hạn gì? Câu hỏi của anh Lâm từ Thái Bình.

Cơ quan đại diện pháp lý cho Chính phủ trong việc giải quyết tranh chấp đầu tư quốc tế là cơ quan nào?

Căn cứ khoản 4 Điều 2 Quy chế phối hợp giải quyết tranh chấp đầu tư quốc tế ban hành kèm theo Quyết định 14/2020/QĐ-TTg quy định như sau:

Giải thích từ ngữ
...
2. Nhà đầu tư nước ngoài là tổ chức hoặc cá nhân đáp ứng các tiêu chí về nhà đầu tư nước ngoài theo hiệp định đầu tư liên quan mà Việt Nam là thành viên.
3. Cơ quan chủ trì là cơ quan được xác định theo Điều 5 của Quy chế này.
4. Cơ quan đại diện pháp lý cho Chính phủ là Bộ Tư pháp.
5. Biện pháp bị kiện là việc làm, quyết định hoặc biện pháp của cơ quan nhà nước mà nhà đầu tư nước ngoài cho rằng vi phạm hiệp định đầu tư, hợp đồng, thỏa thuận.
...

Như vậy, theo quy định, cơ quan đại diện pháp lý cho Chính phủ trong việc giải quyết tranh chấp đầu tư quốc tế là Bộ Tư pháp.

Cơ quan đại diện pháp lý cho Chính phủ trong việc giải quyết tranh chấp đầu tư quốc tế là cơ quan nào?

Cơ quan đại diện pháp lý cho Chính phủ trong việc giải quyết tranh chấp đầu tư quốc tế là cơ quan nào? (Hình từ Internet)

Cơ quan đại diện pháp lý cho Chính phủ trong việc giải quyết tranh chấp đầu tư quốc tế có nhiệm vụ và quyền hạn gì?

Căn cứ Điều 7 Quy chế phối hợp giải quyết tranh chấp đầu tư quốc tế ban hành kèm theo Quyết định 14/2020/QĐ-TTg quy định về nhiệm vụ, quyền hạn của cơ quan đại diện pháp lý cho Chính phủ như sau:

Nhiệm vụ, quyền hạn của cơ quan đại diện pháp lý cho Chính phủ
1. Làm đầu mối giúp Chính phủ, Thủ tướng Chính phủ chỉ đạo thống nhất công tác giải quyết tranh chấp đầu tư quốc tế.
2. Xây dựng, cập nhập danh sách các chuyên gia pháp lý có thể làm trọng tài viên và danh sách tổ chức hành nghề luật sư có thể làm luật sư cho cơ quan nhà nước trong giải quyết tranh chấp đầu tư quốc tế.
3. Đào tạo, tăng cường năng lực cho cán bộ của các bộ, ngành, địa phương về phòng ngừa và giải quyết tranh chấp đầu tư quốc tế.
4. Phối hợp, hỗ trợ cơ quan chủ trì khi được yêu cầu đối với các công việc sau đây:
a) Tư vấn các vấn đề pháp lý liên quan đến giải quyết tranh chấp đầu tư quốc tế;
b) Thuê luật sư, chỉ định trọng tài viên;
c) Xây dựng, thực hiện chiến lược, lộ trình, các bước giải quyết vụ việc tranh chấp đầu tư quốc tế cụ thể;
d) Tham gia phiên xét xử vụ việc tranh chấp đầu tư quốc tế;
đ) Cử đại diện tham gia Tổ công tác liên ngành;
e) Thực hiện phán quyết, quyết định của trọng tài quốc tế.

Như vậy, theo quy định, cơ quan đại diện pháp lý cho Chính phủ trong việc giải quyết tranh chấp đầu tư quốc tế có các nhiệm vụ và quyền hạn sau đây:

(1) Làm đầu mối giúp Chính phủ, Thủ tướng Chính phủ chỉ đạo thống nhất công tác giải quyết tranh chấp đầu tư quốc tế.

(2) Xây dựng, cập nhập danh sách các chuyên gia pháp lý có thể làm trọng tài viên và danh sách tổ chức hành nghề luật sư có thể làm luật sư cho cơ quan nhà nước trong giải quyết tranh chấp đầu tư quốc tế.

(3) Đào tạo, tăng cường năng lực cho cán bộ của các bộ, ngành, địa phương về phòng ngừa và giải quyết tranh chấp đầu tư quốc tế.

(4) Phối hợp, hỗ trợ cơ quan chủ trì khi được yêu cầu đối với các công việc sau đây:

- Tư vấn các vấn đề pháp lý liên quan đến giải quyết tranh chấp đầu tư quốc tế;

- Thuê luật sư, chỉ định trọng tài viên;

- Xây dựng, thực hiện chiến lược, lộ trình, các bước giải quyết vụ việc tranh chấp đầu tư quốc tế cụ thể;

- Tham gia phiên xét xử vụ việc tranh chấp đầu tư quốc tế;

- Cử đại diện tham gia Tổ công tác liên ngành;

- Thực hiện phán quyết, quyết định của trọng tài quốc tế.

Cơ quan đại diện pháp lý cho Chính phủ có được quyền đề nghị bổ sung kinh phí phục vụ việc giải quyết tranh chấp đầu tư quốc tế không?

Căn cứ khoản 4 Điều 29 Quy chế phối hợp giải quyết tranh chấp đầu tư quốc tế ban hành kèm theo Quyết định 14/2020/QĐ-TTg Kinh phí tham gia của các cơ quan nhà nước trong giải quyết tranh chấp đầu tư quốc tế

Kinh phí tham gia của các cơ quan nhà nước trong giải quyết tranh chấp đầu tư quốc tế
...
3. Chi phí làm đêm, làm thêm giờ cho cán bộ thực hiện các nhiệm vụ chuyên trách về giải quyết tranh chấp và các chi phí khác nhằm tăng cường hiệu quả cho hoạt động giải quyết tranh chấp gồm chi phí cho việc tra cứu dữ liệu pháp luật quốc tế và trong nước, chi phí nâng cao năng lực hàng năm được cấp trên cơ sở đề xuất của cơ quan chủ trì và cơ quan đại diện pháp lý cho Chính phủ.
4. Trường hợp đặc biệt, Thủ tướng Chính phủ quyết định bổ sung kinh phí phục vụ việc giải quyết tranh chấp đầu tư quốc tế theo đề nghị của cơ quan chủ trì và cơ quan đại diện pháp lý cho Chính phủ.

Như vậy, theo quy định, cơ quan đại diện pháp lý cho Chính phủ được quyền đề nghị Thủ tướng Chính phủ quyết định bổ sung kinh phí phục vụ việc giải quyết tranh chấp đầu tư quốc tế.

Đi đến trang Tìm kiếm nội dung Tư vấn pháp luật - Tranh chấp đầu tư quốc tế

Nguyễn Thị Hậu

Tranh chấp đầu tư quốc tế
Căn cứ pháp lý
Đặt câu hỏi

Quý khách cần hỏi thêm thông tin về Tranh chấp đầu tư quốc tế có thể đặt câu hỏi tại đây.

Chủ quản: Công ty THƯ VIỆN PHÁP LUẬT. Giấy phép số: 27/GP-TTĐT, do Sở TTTT TP. HCM cấp ngày 09/05/2019.
Chịu trách nhiệm chính: Ông Bùi Tường Vũ - Số điện thoại liên hệ: 028 3930 3279
Địa chỉ: P.702A , Centre Point, 106 Nguyễn Văn Trỗi, P.8, Q. Phú Nhuận, TP. HCM;
Địa điểm Kinh Doanh: Số 17 Nguyễn Gia Thiều, P. Võ Thị Sáu, Q3, TP. HCM;
Chứng nhận bản quyền tác giả số 416/2021/QTG ngày 18/01/2021, cấp bởi Bộ Văn hoá - Thể thao - Du lịch
Thông báo
Bạn không có thông báo nào