Tổ công tác liên ngành trong giải quyết tranh chấp đầu tư quốc tế do đơn vị nào quyết định thành lập?
Tổ công tác liên ngành trong giải quyết tranh chấp đầu tư quốc tế do đơn vị nào quyết định thành lập?
Căn cứ khoản 1 Điều 15 Quy chế phối hợp giải quyết tranh chấp đầu tư quốc tế ban hành kèm theo Quyết định 14/2020/QĐ-TTg quy định về thành lập, giải thể Tổ công tác liên ngành như sau:
Thành lập, giải thể Tổ công tác liên ngành
1. Tùy theo tính chất của vụ việc, cơ quan chủ trì quyết định việc thành lập và hoạt động của Tổ công tác liên ngành.
2. Tổ công tác liên ngành được thành lập khi vụ việc tranh chấp đầu tư quốc tế được đưa ra trọng tài quốc tế. Trong trường hợp cần thiết, Tổ công tác liên ngành có thể được thành lập sau khi cơ quan chủ trì nhận được thông báo ý định khởi kiện của nhà đầu tư nước ngoài về việc khởi kiện vụ việc tranh chấp đầu tư quốc tế tại trọng tài quốc tế.
3. Thành viên Tổ công tác liên ngành gồm đại diện của cơ quan chủ trì, cơ quan đại diện pháp lý cho Chính phủ và cơ quan, tổ chức, cá nhân liên quan. Tổ trưởng Tổ công tác liên ngành là lãnh đạo của cơ quan chủ trì.
Phó Tổ trưởng Tổ công tác liên ngành được xác định như sau:
a) Trong trường hợp Chính phủ Việt Nam là bị đơn theo điểm a khoản 1 Điều 2 Quy chế này, Phó Tổ trưởng Tổ công tác liên ngành là đại diện của Bộ Kế hoạch và Đầu tư;
...
Như vậy, theo quy định, tổ công tác liên ngành trong giải quyết tranh chấp đầu tư quốc tế do cơ quan chủ trì giải quyết tranh chấp đầu tư quốc tế quyết định thành lập.
Tổ công tác liên ngành trong giải quyết tranh chấp đầu tư quốc tế do đơn vị nào quyết định thành lập? (Hình từ Internet)
Thành viên Tổ công tác liên ngành trong giải quyết tranh chấp đầu tư quốc tế gồm những ai?
Căn cứ khoản 3 Điều 15 Quy chế phối hợp giải quyết tranh chấp đầu tư quốc tế ban hành kèm theo Quyết định 14/2020/QĐ-TTg quy định về thành lập, giải thể Tổ công tác liên ngành như sau:
Thành lập, giải thể Tổ công tác liên ngành
...
2. Tổ công tác liên ngành được thành lập khi vụ việc tranh chấp đầu tư quốc tế được đưa ra trọng tài quốc tế. Trong trường hợp cần thiết, Tổ công tác liên ngành có thể được thành lập sau khi cơ quan chủ trì nhận được thông báo ý định khởi kiện của nhà đầu tư nước ngoài về việc khởi kiện vụ việc tranh chấp đầu tư quốc tế tại trọng tài quốc tế.
3. Thành viên Tổ công tác liên ngành gồm đại diện của cơ quan chủ trì, cơ quan đại diện pháp lý cho Chính phủ và cơ quan, tổ chức, cá nhân liên quan. Tổ trưởng Tổ công tác liên ngành là lãnh đạo của cơ quan chủ trì.
Phó Tổ trưởng Tổ công tác liên ngành được xác định như sau:
a) Trong trường hợp Chính phủ Việt Nam là bị đơn theo điểm a khoản 1 Điều 2 Quy chế này, Phó Tổ trưởng Tổ công tác liên ngành là đại diện của Bộ Kế hoạch và Đầu tư;
b) Trong trường hợp Chính phủ Việt Nam là bị đơn theo điểm b khoản 1 Điều 2 Quy chế này, Phó Tổ trưởng Tổ công tác liên ngành là đại diện của Bộ Tư pháp;
c) Trong trường hợp một cơ quan nhà nước cụ thể của Việt Nam (không phải là Chính phủ Việt Nam) là bị đơn, Phó Tổ trưởng Tổ công tác liên ngành là đại diện của cơ quan nhà nước cùng cấp với cơ quan chủ trì và do cơ quan chủ trì quyết định.
...
Như vậy, theo quy định, thành viên Tổ công tác liên ngành trong giải quyết tranh chấp đầu tư quốc tế gồm có:
(1) Đại diện của cơ quan chủ trì;
(2) Đại diện của cơ quan đại diện pháp lý cho Chính phủ;
(3) Cơ quan, tổ chức, cá nhân liên quan.
Tổ công tác liên ngành trong giải quyết tranh chấp đầu tư quốc tế có nhiệm vụ gì?
Căn cứ Điều 16 Quy chế phối hợp giải quyết tranh chấp đầu tư quốc tế ban hành kèm theo Quyết định 14/2020/QĐ-TTg quy định về nhiệm vụ của Tổ công tác liên ngành như sau:
Nhiệm vụ của Tổ công tác liên ngành
1. Tổ công tác liên ngành có các nhiệm vụ sau:
a) Tư vấn cho cơ quan chủ trì và cơ quan đại diện pháp lý cho Chính phủ về các vấn đề liên quan đến giải quyết vụ tranh chấp đầu tư quốc tế.
b) Hỗ trợ cơ quan chủ trì thực hiện chiến lược tổng thể giải quyết vụ tranh chấp đầu tư quốc tế đã được phê duyệt.
c) Thành viên Tổ công tác liên ngành có ý kiến về các vấn đề theo chức năng, nhiệm vụ của cơ quan cử thành viên.
Như vậy, theo quy định, tổ công tác liên ngành có các nhiệm vụ sau đây:
(1) Tư vấn cho cơ quan chủ trì và cơ quan đại diện pháp lý cho Chính phủ về các vấn đề liên quan đến giải quyết vụ tranh chấp đầu tư quốc tế.
(2) Hỗ trợ cơ quan chủ trì thực hiện chiến lược tổng thể giải quyết vụ tranh chấp đầu tư quốc tế đã được phê duyệt.
(3) Thành viên Tổ công tác liên ngành có ý kiến về các vấn đề theo chức năng, nhiệm vụ của cơ quan cử thành viên.
Nguyễn Thị Hậu
Quý khách cần hỏi thêm thông tin về Tranh chấp đầu tư quốc tế có thể đặt câu hỏi tại đây.
- Chi phí lựa chọn nhà đầu tư thực hiện dự án đầu tư có sử dụng đất là bao nhiêu theo quy định mới?
- Giá kê khai là gì? Có bắt buộc phải kê khai giá đối với hàng hóa, dịch vụ thuộc danh mục bình ổn giá không?
- Có phải đăng ký biến động quyền sử dụng đất khi người sử dụng đất thế chấp quyền sử dụng đất không?
- Người điều khiển ô tô có được dừng xe song song với xe khác không? Nếu không được thì có bị phạt không? Phạt bao nhiêu?
- Kết chuyển lãi lỗ đầu năm là gì? Tài khoản 421 – Lợi nhuận sau thuế chưa phân phối Thông tư 200 phản ánh nội dung gì?