Cơ quan quản lý nhà nước về xây dựng gồm Ủy ban nhân dân cấp nào? Ủy ban nhân dân các cấp này có trách nhiệm như thế nào trong quản lý nhà nước về xây dựng?

Cơ quan quản lý nhà nước về xây dựng gồm Ủy ban nhân dân cấp nào? Ủy ban nhân dân các cấp này có trách nhiệm như thế nào trong quản lý nhà nước về xây dựng? Đây là câu hỏi của anh Q.P đến từ Trà Vinh.

Cơ quan quản lý nhà nước về xây dựng gồm Ủy ban nhân dân cấp nào?

Cơ quan quản lý nhà nước về xây dựng gồm Ủy ban nhân dân cấp nào thì theo khoản 12 Điều 3 Luật Xây dựng 2014 như sau:

Cơ quan quản lý nhà nước về xây dựng gồm Bộ Xây dựng, Ủy ban nhân dân tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương (sau đây gọi chung là Ủy ban nhân dân cấp tỉnh) và Ủy ban nhân dân huyện, quận, thị xã, thành phố thuộc tỉnh (sau đây gọi chung là Ủy ban nhân dân cấp huyện).

Theo đó, cơ quan quản lý nhà nước về xây dựng gồm Bộ Xây dựng, Ủy ban nhân dân cấp tỉnh và Ủy ban nhân dân cấp Huyện.

quản lý nhà nước

Cơ quan quản lý nhà nước về xây dựng (Hình từ Internet)

Bộ Xây dựng có trách nhiệm như thế nào trong hoạt động quản lý nhà nước về Xây dựng?

Trách nhiệm của Bộ Xây dựng trong hoạt động quản lý nhà nước về Xây dựng được quy định tại Điều 162 Luật Xây dựng 2014, được sửa đổi bởi khoản 61 Điều 1 Luật Xây dựng sửa đổi 2020 như sau:

Bộ Xây dựng chịu trách nhiệm trước Chính phủ thực hiện thống nhất quản lý nhà nước trong hoạt động đầu tư xây dựng và có trách nhiệm sau:

- Chủ trì xây dựng, trình Chính phủ, Thủ tướng Chính phủ văn bản quy phạm pháp luật, chiến lược, đề án, quy hoạch, kế hoạch phát triển thị trường xây dựng và năng lực ngành xây dựng.

- Ban hành và tổ chức thực hiện văn bản quy phạm pháp luật theo thẩm quyền về xây dựng; ban hành quy chuẩn kỹ thuật quốc gia về xây dựng, văn bản hướng dẫn kỹ thuật xây dựng theo thẩm quyền và tiêu chí về công trình xây dựng sử dụng tiết kiệm, hiệu quả năng lượng, tài nguyên, đô thị sinh thái, đô thị thông minh.

- Tổ chức, quản lý quy hoạch xây dựng, hoạt động quản lý dự án đầu tư xây dựng, thẩm định dự án, thiết kế xây dựng; quy định việc xác định và quản lý chi phí đầu tư xây dựng, hợp đồng xây dựng, định mức và giá xây dựng.

- Chỉ đạo, hướng dẫn, kiểm tra và đánh giá việc thực hiện công tác quản lý chất lượng công trình xây dựng; theo dõi, kiểm tra, kiến nghị xử lý chất lượng và an toàn của các công trình quan trọng quốc gia, công trình quy mô lớn, kỹ thuật phức tạp trong quá trình đầu tư xây dựng và khai thác sử dụng;

Quản lý chi phí đầu tư xây dựng và hợp đồng xây dựng; quản lý năng lực hoạt động xây dựng, thực hiện quản lý công tác đấu thầu trong hoạt động xây dựng; tổ chức và xét duyệt giải thưởng chất lượng công trình xây dựng.

- Quản lý công tác cấp, cấp lại, điều chỉnh, chuyển đổi, thu hồi giấy phép, chứng chỉ, chứng nhận và các kết quả giải quyết thủ tục hành chính khác trong hoạt động đầu tư xây dựng theo thẩm quyền.

- Kiểm tra, thanh tra, giải quyết khiếu nại, tố cáo và xử lý vi phạm trong hoạt động đầu tư xây dựng.

- Tổ chức nghiên cứu, ứng dụng khoa học, công nghệ, phổ biến kiến thức, pháp luật về xây dựng.

- Tổ chức đào tạo, bồi dưỡng chuyên môn nghiệp vụ về hoạt động xây dựng cho cán bộ, công chức của các cơ quan quản lý nhà nước về xây dựng.

- Hướng dẫn, kiểm tra việc thực hiện công tác quản lý an toàn, vệ sinh lao động, môi trường trong thi công xây dựng công trình; thực hiện công tác quản lý an toàn, vệ sinh lao động, môi trường trong thi công xây dựng công trình thuộc chuyên ngành quản lý.

- Phối hợp với các bộ, ngành, địa phương có liên quan trong kiểm tra, đánh giá việc thực hiện các dự án.

- Xây dựng, quản lý hệ thống thông tin, cơ sở dữ liệu quốc gia về hoạt động xây dựng; quản lý, cung cấp thông tin phục vụ hoạt động đầu tư xây dựng.

- Quản lý, lưu trữ hồ sơ công trình xây dựng.

- Hợp tác quốc tế trong lĩnh vực hoạt động đầu tư xây dựng.

- Thực hiện các nhiệm vụ khác về hoạt động đầu tư xây dựng được Chính phủ giao.

Ủy ban nhân dân cấp tỉnh, cấp huyện có trách nhiệm như thế nào trong hoạt động quản lý nhà nước về xây dựng?

Ủy ban nhân dân cấp tỉnh, cấp huyện có trách nhiệm như thế nào trong hoạt động quản lý nhà nước về xây dựng được quy định tại Điều 164 Luật Xây dựng 2014, được sửa đổi bởi khoản 63 Điều 1 Luật Xây dựng sửa đổi 2020 như sau:

* Ủy ban nhân dân cấp tỉnh có trách nhiệm sau:

- Thực hiện quản lý nhà nước về hoạt động đầu tư xây dựng theo phân cấp của Chính phủ; quản lý trật tự xây dựng trên địa bàn theo quy hoạch, thiết kế xây dựng và giấy phép xây dựng theo quy định của Chính phủ; ban hành văn bản theo thẩm quyền;

Chỉ đạo tổ chức thực hiện quy hoạch xây dựng, kế hoạch đầu tư xây dựng; được phân cấp, ủy quyền cho Ủy ban nhân dân cấp huyện, Ban quản lý khu công nghiệp, khu chế xuất, khu công nghệ cao, khu kinh tế tổ chức lập, thẩm định, phê duyệt nhiệm vụ, đồ án quy hoạch phân khu xây dựng, quy hoạch chi tiết xây dựng khu chức năng;

Tổ chức hướng dẫn, kiểm tra, giải quyết khiếu nại, tố cáo, xử lý vi phạm pháp luật trong hoạt động đầu tư xây dựng;

- Phối hợp và hỗ trợ các bộ, cơ quan ngang bộ khác tổ chức triển khai thực hiện, theo dõi, kiểm tra và giám sát các dự án đầu tư xây dựng trên địa bàn do mình quản lý. Chịu trách nhiệm về quản lý chất lượng công trình xây dựng thuộc phạm vi quản lý được phân công;

- Nghiên cứu ban hành, hướng dẫn, kiểm tra việc thực hiện các tiêu chuẩn, quy chuẩn kỹ thuật, định mức kinh tế - kỹ thuật cho công tác xây dựng đặc thù của địa phương theo hướng dẫn của Bộ Xây dựng và quy hoạch của Bộ trưởng Bộ Xây dựng;

Thực hiện báo cáo định kỳ và hàng năm về tình hình quản lý hoạt động đầu tư xây dựng của địa phương gửi Bộ Xây dựng để tổng hợp, theo dõi;”

- Tổ chức đào tạo, bồi dưỡng chuyên môn nghiệp vụ về đầu tư xây dựng cho cán bộ, công chức của các cơ quan, đơn vị trực thuộc;

- Thực hiện các nhiệm vụ khác theo quy định của pháp luật.

* Ủy ban nhân dân cấp huyện có trách nhiệm sau:

- Thực hiện quản lý nhà nước về hoạt động đầu tư xây dựng trên địa bàn theo phân cấp; tổ chức đào tạo, bồi dưỡng chuyên môn nghiệp vụ về đầu tư xây dựng cho cán bộ, công chức của các cơ quan, đơn vị trực thuộc;

- Phối hợp, hỗ trợ Ủy ban nhân dân cấp trên tổ chức triển khai thực hiện, theo dõi, kiểm tra và giám sát các dự án đầu tư xây dựng trên địa bàn do mình quản lý. Chịu trách nhiệm về quản lý chất lượng công trình xây dựng thuộc phạm vi quản lý được phân công;

- Thực hiện báo cáo định kỳ và hàng năm về tình hình quản lý hoạt động đầu tư xây dựng của địa phương gửi Ủy ban nhân dân cấp trên để tổng hợp, theo dõi;

- Thực hiện các nhiệm vụ khác theo quy định của pháp luật.

Đi đến trang Tìm kiếm nội dung Tư vấn pháp luật - Quản lý nhà nước

Nguyễn Nhật Vy

Quản lý nhà nước
Căn cứ pháp lý
Đặt câu hỏi

Quý khách cần hỏi thêm thông tin về Quản lý nhà nước có thể đặt câu hỏi tại đây.

TÌM KIẾM LIÊN QUAN
Quản lý nhà nước
MỚI NHẤT
Pháp luật
11 nội dung quản lý nhà nước về nhà ở? Chủ sở hữu nhà ở phải thực hiện nghĩa vụ tài chính với Nhà nước khi nào?
Pháp luật
Bộ Nội vụ có thực hiện chức năng quản lý nhà nước về địa giới đơn vị hành chính và phân loại đơn vị hành chính không?
Pháp luật
08 nội dung quản lý nhà nước về viễn thông? Cơ quan đầu mối tổng hợp các hoạt động hội nhập và hợp tác quốc tế về viễn thông?
Pháp luật
Công bố danh mục chế độ báo cáo định kỳ trong lĩnh vực giá năm 2024 theo Quyết định 1923 QĐ BTC thế nào?
Pháp luật
Thực hiện Nghị quyết 42-NQ/TW, nâng cao năng lực, hiệu lực quản lý nhà nước về chính sách xã hội ra sao?
Pháp luật
Việc phân cấp quản lý nhà nước chuyên ngành về giao thông vận tải đường thuỷ nội địa được thực hiện trong phạm vi nào?
Pháp luật
Trách nhiệm quản lý nhà nước về hiến, lấy, ghép mô, bộ phận cơ thể người và hiến, lấy xác như thế nào?
Pháp luật
Nội dung quản lý nhà nước về giao thông đường bộ có nội dung hợp tác quốc tế về giao thông đường bộ không?
Pháp luật
Việc xây dựng nội dung chính sách thuộc phạm vi chức năng quản lý nhà nước của Bộ Xây dựng thực hiện như thế nào?
Pháp luật
Cơ quan quản lý nhà nước về xây dựng gồm Ủy ban nhân dân cấp nào? Ủy ban nhân dân các cấp này có trách nhiệm như thế nào trong quản lý nhà nước về xây dựng?
Xem thêm...
Chủ quản: Công ty THƯ VIỆN PHÁP LUẬT. Giấy phép số: 27/GP-TTĐT, do Sở TTTT TP. HCM cấp ngày 09/05/2019.
Chịu trách nhiệm chính: Ông Bùi Tường Vũ - Số điện thoại liên hệ: 028 3930 3279
Địa chỉ: P.702A , Centre Point, 106 Nguyễn Văn Trỗi, P.8, Q. Phú Nhuận, TP. HCM;
Địa điểm Kinh Doanh: Số 17 Nguyễn Gia Thiều, P. Võ Thị Sáu, Q3, TP. HCM;
Chứng nhận bản quyền tác giả số 416/2021/QTG ngày 18/01/2021, cấp bởi Bộ Văn hoá - Thể thao - Du lịch
Thông báo
Bạn không có thông báo nào