Cơ quan Thuế có phải có trách nhiệm bồi thường khi không có mối quan hệ nhân quả giữa thiệt hại thực tế và hành vi gây thiệt hại không?
Cơ quan Thuế có phải có trách nhiệm bồi thường khi không có mối quan hệ nhân quả giữa thiệt hại thực tế và hành vi gây thiệt hại không?
Căn cứ theo quy định tại i khoản 1 Điều 4 Quy chế giải quyết bồi thường nhà nước tại cơ quan Thuế các cấp kèm theo Quyết định 657/QĐ-TCT năm 2023 như sau:
Căn cứ xác định trách nhiệm bồi thường của Nhà nước
1. Căn cứ xác định trách nhiệm bồi thường của Nhà nước
Cơ quan Thuế có trách nhiệm bồi thường khi có đủ các căn cứ sau đây:
- Có một trong các căn cứ xác định hành vi trái pháp luật của công chức thuế thi hành công vụ gây thiệt hại và có yêu cầu bồi thường tương ứng theo quy định tại khoản 2 Điều 7 Luật TNBTCNN;
- Có thiệt hại thực tế của người bị thiệt hại thuộc phạm vi trách nhiệm bồi thường của cơ quan Thuế;
- Có mối quan hệ nhân quả giữa thiệt hại thực tế và hành vi gây thiệt hại.
...
Theo đó, cơ quan Thuế có trách nhiệm bồi thường khi có đủ các căn cứ sau đây:
- Có một trong các căn cứ xác định hành vi trái pháp luật của công chức thuế thi hành công vụ gây thiệt hại và có yêu cầu bồi thường tương ứng theo quy định tại khoản 2 Điều 7 Luật Trách nhiệm bồi thường của Nhà nước 2017;
- Có thiệt hại thực tế của người bị thiệt hại thuộc phạm vi trách nhiệm bồi thường của cơ quan Thuế;
- Có mối quan hệ nhân quả giữa thiệt hại thực tế và hành vi gây thiệt hại.
Như vậy, Cơ quan Thuế không có trách nhiệm bồi thường khi không có mối quan hệ nhân quả giữa thiệt hại thực tế và hành vi gây thiệt hại không vì chưa đủ xăn cứ bồi thường.
Cơ quan Thuế có phải có trách nhiệm bồi thường khi không có mối quan hệ nhân quả giữa thiệt hại thực tế và hành vi gây thiệt hại không? (Hình từ Internet).
Giải quyết yêu cầu bồi thường nhà nước tại cơ quan Thuế phải đảm bảo những nguyên tắc gì?
Theo quy định tại Điều 3 Quy chế Giải quyết bồi thường nhà nước tại cơ quan Thuế các cấp ban hành kèm theo Quyết định 657/QĐ-TCT năm 2023 quy định về nguyên tắc giải quyết yêu cầu bồi thường như sau:
- Việc giải quyết yêu cầu bồi thường được thực hiện theo quy định của pháp luật trách nhiệm bồi thường của nhà nước. Cơ quan Thuế giải quyết yêu cầu bồi thường sau khi có văn bản làm căn cứ yêu cầu bồi thường;
- Việc giải quyết yêu cầu bồi thường được thực hiện kịp thời, công khai, bình đẳng, thiện chí, trung thực, đúng pháp luật; được tiến hành trên cơ sở thương lượng giữa cơ quan giải quyết bồi thường và người yêu cầu bồi thường theo quy định của Luật Trách nhiệm bồi thường của nhà nước 2017;
- Người yêu cầu bồi thường đã yêu cầu một trong các cơ quan giải quyết bồi thường quy định tại khoản 7 Điều 3 Luật Trách nhiệm bồi thường của nhà nước 2017 giải quyết yêu cầu bồi thường và đã được cơ quan đó thụ lý giải quyết thì không được yêu cầu cơ quan có thăm quyền khác giải quyết yêu cầu bồi thường, trừ quy định tại điểm b khoản 1 và khoản 2 Điều 52 của Luật Trách nhiệm bồi thường của nhà nước 2017;
- Tuân thủ thủ tục giải quyết yêu cầu bồi thường;
- Trường hợp người bị thiệt hại có một phần lỗi trong việc gây ra thiệt hại thì cơ quan Thuế chỉ bồi thưởng phần thiệt hại sau khi trừ đi phần thiệt hại tương ứng với phần lỗi của người bị thiệt hại.
Phạm vi giải quyết bồi thường của cơ quan Thuế được quy định như thế nào?
Căn cứ theo Điều 6 Quy chế Giải quyết bồi thường nhà nước tại cơ quan Thuế các cấp ban hành kèm theo Quyết định 657/QĐ-TCT năm 2023 quy định về việc cơ quan Thuế giải quyết bồi thường như sau:
Cơ quan Thuế giải quyết bồi thường
Cơ quan Thuế giải quyết bồi thường là Tổng cục Thuế, Cục Thuế doanh nghiệp lớn, Cục Thuế, Chi cục Thuế trực tiếp quản lý công chức thi hành công vụ gây thiệt hại tại cơ quan Tổng cục Thuế, Cục Thuế doanh nghiệp lớn, Cục Thuế, Chi cục Thuế. Cụ thể như sau:
1. Tổng cục Thuế, Cục Thuế doanh nghiệp lớn, Cục Thuế, Chi cục Thuế là cơ quan giải quyết bồi thường đối với phạm vi trách nhiệm bồi thường của Nhà nước được quy định tại các khoản 1, 2, 3, 4, 5 và 6 Điều 2 Quy chế này.
2. Tổng cục Thuế, Cục Thuế là cơ quan giải quyết bồi thường đối với thiệt hại liên quan đến việc ra quyết định xử lý kỷ luật buộc thôi việc trái pháp luật đối với công chức thuế quy định tại khoản 7 Điều 2 Quy chế này.
Như vậy, tùy theo phạm vi trách nhiệm bồi thường của Nhà nước mà các cơ quan Thuế có thẩm quyền giải quyết yêu cầu bồi thường khác nhau:
Tổng cục Thuế, Cục Thuế doanh nghiệp lớn, Cục Thuế, Chi cục Thuế giải quyết:
- Quyết định xử phạt vi phạm hành chính trái pháp luật;
- Áp dụng biện pháp ngăn chặn và bao đảm việc xử lý vi phạm hành chính trái pháp luật;
- Áp dụng biện pháp cưỡng chế thi hành trái pháp luật;
- Áp dụng thuế, phí, lệ phí trái pháp luật;
- Thu thuế, phí, lệ phí trái pháp luật;
- Truy thu thuế, hoàn thuế trái pháp luật;
- Thu tiền sử dụng đất trái pháp luật;
- Không áp dụng hoặc áp dụng không đúng quy định của Luật Tố cáo các biện pháp để bảo vệ người tố cáo khi người đó yêu cầu;
- Thực hiện hành vi bị nghiêm cấm.
Tổng cục Thuế, Cục Thuế giải quyết: Ra quyết định xử lý kỷ luật buộc thôi việc trái pháp luật.
Phạm Thị Thục Quyên
Quý khách cần hỏi thêm thông tin về Cơ quan thuế có thể đặt câu hỏi tại đây.
- Mẫu danh sách thanh niên xung phong được hưởng chế độ trợ cấp một lần là mẫu nào? Tải về file word ở đâu?
- Thời hạn phê duyệt kế hoạch cải tạo nhà chung cư? Tiêu chí đánh giá chất lượng nhà chung cư để đưa vào kế hoạch được xác định theo quy trình nào?
- Quy trình đánh giá Đảng viên cuối năm 2024? Quy trình đánh giá xếp loại Đảng viên cuối năm 2024 thế nào?
- Khối lượng của loại vàng miếng SJC do cơ quan nào quyết định? Quy trình gia công vàng miếng SJC từ vàng của Ngân hàng Nhà nước?
- Mẫu phiếu lấy ý kiến đồng nghiệp trong tổ chuyên môn đối với giáo viên mầm non mới nhất? Tải về tại đâu?