Cơ sở dữ liệu quốc gia là gì? 10 cơ sở dữ liệu quốc gia đó là cơ sở dự liệu nào? Xây dựng cơ sở dữ liệu quốc gia bao gồm hoạt động gì?
Cơ sở dữ liệu quốc gia là gì? 10 cơ sở dữ liệu quốc gia đó là cơ sở dự liệu nào?
Theo Điều 3 Nghị định 47/2024/NĐ-CP quy định như sau:
Giải thích từ ngữ
1. Cơ sở dữ liệu là tập hợp dữ liệu số được sắp xếp, tổ chức để truy cập, khai thác, chia sẻ, quản lý và cập nhật thông qua phương tiện điện tử.
2. Cơ sở dữ liệu quốc gia là cơ sở dữ liệu của một hoặc một số lĩnh vực kinh tế - xã hội được xây dựng, cập nhật và duy trì đáp ứng yêu cầu truy nhập và sử dụng thông tin của các ngành kinh tế và phục vụ lợi ích công cộng.
...
Như vậy, cơ sở dữ liệu quốc gia là cơ sở dữ liệu của một hoặc một số lĩnh vực kinh tế - xã hội được xây dựng, cập nhật và duy trì đáp ứng yêu cầu truy nhập và sử dụng thông tin của các ngành kinh tế và phục vụ lợi ích công cộng.
Bên cạnh đó, theo Phụ lục Danh mục cơ sở dữ liệu quốc gia ban hành kèm theo Nghị định số 47/2024/NĐ-CP quy định 10 cơ sở dữ liệu quốc gia bao gồm:
(1) Cơ sở dữ liệu quốc gia về dân cư
(2) Cơ sở dữ liệu quốc gia về đất đai
(3) Cơ sở dữ liệu quốc gia về đăng ký doanh nghiệp
(4) Cơ sở dữ liệu quốc gia về tài chính
(5) Cơ sở dữ liệu quốc gia về bảo hiểm
(6) Cơ sở dữ liệu quốc gia về cán bộ, công chức, viên chức trong các cơ quan nhà nước
(7) Cơ sở dữ liệu quốc gia về thủ tục hành chính
(8) Cơ sở dữ liệu tổng hợp quốc gia
(9) Cơ sở dữ liệu quốc gia về hoạt động xây dựng
(10) Cơ sở dữ liệu quốc gia về xuất nhập cảnh
Cơ sở dữ liệu quốc gia là gì? 10 cơ sở dữ liệu quốc gia đó là cơ sở dự liệu nào? Xây dựng cơ sở dữ liệu quốc gia bao gồm hoạt động gì? (hình từ internet)
Xây dựng cơ sở dữ liệu quốc gia bao gồm hoạt động gì?
Theo Điều 9 Nghị định 47/2024/NĐ-CP quy định như sau:
Xây dựng cơ sở dữ liệu quốc gia
1. Xây dựng cơ sở dữ liệu quốc gia bao gồm các hoạt động:
a) Thiết kế kiến trúc dữ liệu phù hợp với Khung kiến trúc Chính phủ điện tử Việt Nam;
b) Thiết lập hệ thống thông tin cơ sở dữ liệu quốc gia bao gồm hạ tầng kỹ thuật, phần cứng, nền tảng, phần mềm, ứng dụng thông qua việc đầu tư, hoặc thuê dịch vụ hoặc sử dụng hệ thống thông tin sẵn có, bảo đảm không trùng lặp, chồng chéo, lãng phí;
c) Thu thập dữ liệu, tạo lập dữ liệu, chuẩn hóa dữ liệu để hình thành cơ sở dữ liệu;
d) Các hoạt động khác theo quy định pháp luật.
2. Thu thập, tạo lập dữ liệu phục vụ xây dựng cơ sở dữ liệu quốc gia
Dữ liệu, thông tin phục vụ xây dựng cơ sở dữ liệu quốc gia được thu thập, tạo lập từ các nguồn sau:
a) Thu thập trực tiếp từ hoạt động nghiệp vụ thông qua các hệ thống thông tin, nền tảng, ứng dụng, phần mềm nghiệp vụ;
b) Khai thác, chia sẻ từ các cơ sở dữ liệu quốc gia khác;
c) Trích, chọn và đồng bộ hóa dữ liệu liên quan từ các cơ sở dữ liệu chuyên ngành, cơ sở dữ liệu dùng chung của bộ, ngành, địa phương;
d) Từ số hóa, chuẩn hóa thông tin từ hồ sơ quản lý của cơ quan nhà nước;
đ) Từ các nguồn khác theo quy định pháp luật chuyên ngành.
...
Như vậy, xây dựng cơ sở dữ liệu quốc gia bao gồm các hoạt động:
- Thiết kế kiến trúc dữ liệu phù hợp với Khung kiến trúc Chính phủ điện tử Việt Nam;
- Thiết lập hệ thống thông tin cơ sở dữ liệu quốc gia bao gồm hạ tầng kỹ thuật, phần cứng, nền tảng, phần mềm, ứng dụng thông qua việc đầu tư, hoặc thuê dịch vụ hoặc sử dụng hệ thống thông tin sẵn có, bảo đảm không trùng lặp, chồng chéo, lãng phí;
- Thu thập dữ liệu, tạo lập dữ liệu, chuẩn hóa dữ liệu để hình thành cơ sở dữ liệu;
- Các hoạt động khác theo quy định pháp luật.
Cập nhật thông tin trong cơ sở dữ liệu quốc gia bao gồm hoạt động gì?
Theo Điều 10 Nghị định 47/2024/NĐ-CP quy định như sau:
Cập nhật thông tin trong cơ sở dữ liệu quốc gia
1. Cập nhật thông tin trong cơ sở dữ liệu quốc gia bao gồm các hoạt động:
a) Bổ sung thông tin;
b) Điều chỉnh thông tin.
2. Nguồn cập nhật thông tin trong cơ sở dữ liệu quốc gia bao gồm:
a) Kết quả thực hiện thủ tục hành chính;
b) Đề xuất sửa đổi, bổ sung của cơ quan, tổ chức, cá nhân;
c) Từ các cơ sở dữ liệu khác có liên quan khi có thay đổi;
d) Nguồn khác theo quy định của pháp luật.
3. Trách nhiệm cập nhật thông tin trong cơ sở dữ liệu quốc gia của các cơ quan liên quan thực hiện theo quy định của pháp luật chuyên ngành.
4. Việc cập nhật thông tin trong cơ sở dữ liệu quốc gia từ nguồn kết quả thủ tục hành chính phải được đồng bộ giữa các cơ sở dữ liệu và thực hiện theo quy định của pháp luật về kết nối và chia sẻ dữ liệu.
5. Việc cập nhật thông tin trong cơ sở dữ liệu quốc gia khi có đề xuất sửa đổi, bổ sung của cơ quan, tổ chức, cá nhân hoặc khi phát hiện thông tin chưa chính xác thực hiện theo quy định của pháp luật chuyên ngành.
...
Như vậy, cập nhật thông tin trong cơ sở dữ liệu quốc gia bao gồm các hoạt động:
- Bổ sung thông tin;
- Điều chỉnh thông tin.
Nguyễn Thị Thanh Xuân
Quý khách cần hỏi thêm thông tin về Cơ sở dữ liệu quốc gia có thể đặt câu hỏi tại đây.
- Công đoàn Việt Nam là tổ chức gì? Thành viên hợp danh của công ty hợp danh được kết nạp vào Công đoàn Việt Nam không?
- Mục đích của đổi mới công nghệ là gì? 04 mục tiêu của chương trình Đổi mới công nghệ quốc gia là gì?
- Content về ngày 20 11 sáng tạo, thu hút? Ngày Nhà giáo Việt Nam 20 11 2024 thứ mấy, ngày mấy âm lịch?
- Ngày 18 tháng 11 là ngày gì? Ngày 18 tháng 11 là thứ mấy? Ngày 18 tháng 11 có phải ngày nghỉ lễ, tết của người lao động không?
- Mẫu Công văn đề xuất xếp loại chất lượng chi bộ, tập thể lãnh đạo và đảng viên mới nhất là mẫu nào?