Cơ sở giáo dục nghề nghiệp có được phép giải thể theo đề nghị của tổ chức thành lập cơ sở giáo dục nghề nghiệp đó không?
Cơ sở giáo dục nghề nghiệp vi phạm pháp luật như thế nào thì sẽ bị giải thể?
Căn cứ theo quy định tại khoản 1 Điều 21 Luật giáo dục nghề nghiệp 2014 quy định về giải thể cơ sở giáo dục nghề nghiệp như sau:
Giải thể cơ sở giáo dục nghề nghiệp
1. Cơ sở giáo dục nghề nghiệp bị giải thể trong các trường hợp sau đây:
a) Vi phạm các quy định của pháp luật gây hậu quả nghiêm trọng;
b) Hết thời hạn đình chỉ hoạt động đào tạo mà không khắc phục được nguyên nhân dẫn đến việc bị đình chỉ;
c) Không được cấp giấy chứng nhận đăng ký hoạt động giáo dục nghề nghiệp sau thời hạn 36 tháng đối với trường cao đẳng, trường trung cấp hoặc 24 tháng đối với trung tâm giáo dục nghề nghiệp, kể từ ngày quyết định thành lập hoặc cho phép thành lập có hiệu lực;
d) Không triển khai hoạt động đào tạo sau thời hạn 24 tháng, kể từ ngày được cấp giấy chứng nhận đăng ký hoạt động giáo dục nghề nghiệp.
...
Theo quy định trên thì một trong trường hợp mà Cơ sở giáo dục nghề nghiệp có thể bị giải thể đó là khi vi phạm các quy định của pháp luật gây hậu quả nghiêm trọng.
Như vậy, không phải trường hợp nào cơ sở giáo dục nghề nghiệp vi phạm pháp luật thì cũng sẽ bị giải thể. Mà chỉ khi cơ sở giáo dục nghề nghiệp vi phạm các quy định của pháp luật gây hậu quả nghiêm trọng mới có thể bị giải thể.
Cơ sở giáo dục nghề nghiệp có được phép giải thể theo đề nghị của tổ chức thành lập cơ sở giáo dục nghề nghiệp đó không? (Hình từ internet)
Cơ sở giáo dục nghề nghiệp có được phép giải thể theo đề nghị của tổ chức thành lập cơ sở giáo dục nghề nghiệp đó không?
Căn cứ theo quy định tại khoản 2 Điều 21 Luật giáo dục nghề nghiệp 2014 quy định về giải thể cơ sở giáo dục nghề nghiệp như sau:
Giải thể cơ sở giáo dục nghề nghiệp
...
2. Cơ sở giáo dục nghề nghiệp được phép giải thể theo đề nghị của tổ chức, cá nhân thành lập cơ sở giáo dục nghề nghiệp đó.
3. Quyết định giải thể cơ sở giáo dục nghề nghiệp phải xác định rõ lý do giải thể, các biện pháp bảo đảm lợi ích hợp pháp của nhà giáo, viên chức, người học và người lao động. Quyết định giải thể cơ sở giáo dục nghề nghiệp phải được công bố công khai trên phương tiện thông tin đại chúng.
4. Người có thẩm quyền thành lập hoặc cho phép thành lập thì có quyền giải thể hoặc cho phép giải thể cơ sở giáo dục nghề nghiệp. Thủ trưởng cơ quan quản lý nhà nước về giáo dục nghề nghiệp ở trung ương quy định thủ tục giải thể hoặc cho phép giải thể cơ sở giáo dục nghề nghiệp.
Theo đó, cơ sở giáo dục nghề nghiệp sẽ được phép giải thể theo đề nghị của tổ chức thành lập cơ sở giáo dục nghề nghiệp đó theo quy định của pháp luật.
Cơ sở giáo dục nghề nghiệp có được thực hiện quy chế dân chủ trong cơ sở giáo dục nghề nghiệp không?
Căn cứ theo quy định tại khoản 17 Điều 23 Luật giáo dục nghề nghiệp 2014 quy định như sau:
Nhiệm vụ, quyền hạn của cơ sở giáo dục nghề nghiệp công lập, tư thục
...
9. Huy động, quản lý, sử dụng các nguồn lực theo quy định của pháp luật.
10. Xây dựng, đầu tư cơ sở vật chất, thiết bị đào tạo theo yêu cầu chuẩn hóa, hiện đại hóa.
11. Tuyển dụng, sử dụng, quản lý nhà giáo, cán bộ quản lý, viên chức, người lao động; tổ chức cho nhà giáo thực tập sản xuất tại doanh nghiệp để cập nhật, nâng cao kỹ năng nghề; tổ chức cho nhà giáo, viên chức, người lao động và người học tham gia các hoạt động xã hội.
12. Thực hiện kiểm định và bảo đảm chất lượng đào tạo theo quy định.
13. Tư vấn đào tạo, tư vấn việc làm miễn phí cho người học.
14. Được thành lập doanh nghiệp, được tổ chức hoạt động khoa học và công nghệ, sản xuất, kinh doanh, dịch vụ theo quy định của pháp luật.
15. Đưa nội dung giảng dạy về ngôn ngữ, phong tục, tập quán, pháp luật có liên quan của nước mà người lao động đến làm việc và pháp luật có liên quan của Việt Nam vào chương trình đào tạo khi tổ chức đào tạo cho người lao động đi làm việc ở nước ngoài.
16. Nghiên cứu khoa học để phục vụ và nâng cao chất lượng đào tạo; ứng dụng các kết quả nghiên cứu, chuyển giao công nghệ vào thực tiễn sản xuất, kinh doanh, dịch vụ.
17. Thực hiện quy chế dân chủ trong cơ sở giáo dục nghề nghiệp.
18. Có cơ chế để người học, nhà giáo và xã hội tham gia đánh giá chất lượng đào tạo nghề nghiệp.
19. Thực hiện chế độ thông tin, báo cáo và chịu sự giám sát, thanh tra, kiểm tra theo quy định của pháp luật.
20. Các nhiệm vụ, quyền hạn khác theo quy định của pháp luật.
Theo đó, thực hiện quy chế dân chủ trong cơ sở giáo dục nghề nghiệp là một trong những quyền và cũng đồng thời là nhiệm vụ của cơ sở giáo dục.
Như vậy, cơ sở giáo dục nghề nghiệp sẽ được thực hiện quy chế dân chủ trong cơ sở giáo dục nghề nghiệp theo quy định của pháp luật.
Trương Thị Mỹ Tiên
Quý khách cần hỏi thêm thông tin về Cơ sở giáo dục nghề nghiệp có thể đặt câu hỏi tại đây.
- Sau khi nộp tiền thuế, người nộp thuế có được nhận chứng từ thu tiền thuế? Trách nhiệm nộp tiền thuế của người nộp thuế?
- Bảo hiểm nhân thọ là gì? Nguyên tắc thế quyền có được áp dụng đối với hợp đồng bảo hiểm nhân thọ không?
- Người lao động có phải nộp bản chính bằng đại học cho công ty khi ký hợp đồng lao động hay không?
- Chi phí lựa chọn nhà đầu tư thực hiện dự án đầu tư có sử dụng đất là bao nhiêu theo quy định mới?
- Giá kê khai là gì? Có bắt buộc phải kê khai giá đối với hàng hóa, dịch vụ thuộc danh mục bình ổn giá không?