Xử phạt đối với việc không đăng ký hoạt động giáo dục nghề nghiệp; không ban hành quy chế tổ chức, hoạt động của cơ sở giáo dục nghề nghiệp
Xử phạt đối với việc không đăng ký hoạt động giáo dục nghề nghiệp; không ban hành quy chế tổ chức, hoạt động của cơ sở giáo dục nghề nghiệp
Vi phạm quy định về đăng ký hoạt động giáo dục nghề nghiệp sẽ bị xử phạt như thế nào?
Theo quy định tại Điều 6 Nghị định 79/2015/NĐ-CP, vi phạm quy định về đăng ký hoạt động giáo dục nghề nghiệp đối với các hành vi sau:
"1. Phạt tiền từ 5.000.000 đồng đến 10.000.000 đồng đối với hành vi không nộp lại giấy chứng nhận đăng ký hoạt động giáo dục nghề nghiệp, giấy chứng nhận đăng ký bổ sung hoạt động giáo dục nghề nghiệp theo thời hạn quy định tại quyết định thu hồi của cơ quan có thẩm quyền.
2. Phạt tiền từ 10.000.000 đồng đến 20.000.000 đồng đối với hành vi tẩy, xóa, sửa chữa, làm thay đổi nội dung giấy chứng nhận đăng ký hoạt động giáo dục nghề nghiệp, giấy chứng nhận đăng ký bổ sung hoạt động giáo dục nghề nghiệp.
3. Phạt tiền đối với hành vi tổ chức hoạt động giáo dục nghề nghiệp ngoài địa điểm ghi trong giấy chứng nhận đăng ký hoạt động giáo dục nghề nghiệp, giấy chứng nhận đăng ký bổ sung hoạt động giáo dục nghề nghiệp với một trong các mức sau đây:
a) Từ 5.000.000 đồng đến 10.000.000 đồng đối với trung tâm giáo dục nghề nghiệp;
b) Từ 10.000.000 đồng đến 20.000.000 đồng đối với trường trung cấp;
c) Từ 20.000.000 đồng đến 30.000.000 đồng đối với trường cao đẳng.
4. Phạt tiền đối với hành vi giả mạo giấy tờ, tài liệu trong hồ sơ đăng ký hoạt động giáo dục nghề nghiệp như sau:
a) Từ 5.000.000 đồng đến 10.000.000 đồng đối với trung tâm giáo dục nghề nghiệp;
b) Từ 10.000.000 đồng đến 20.000.000 đồng đối với trường trung cấp;
c) Từ 20.000.000 đồng đến 30.000.000 đồng đối với trường cao đẳng.
5. Phạt tiền đối với hành vi không đăng ký bổ sung hoạt động giáo dục nghề nghiệp khi tăng quy mô tuyển sinh của từng chuyên ngành hoặc nghề so với quy mô tuyển sinh ghi trong giấy chứng nhận đăng ký hoạt động giáo dục nghề nghiệp với một trong các mức sau đây:
a) Từ 10.000.000 đồng đến 20.000.000 đồng đối với hành vi vi phạm từ 10% đến dưới 20%;
b) Từ 20.000.000 đồng đến 30.000.000 đồng đối với hành vi vi phạm từ 20% đến dưới 30%;
c) Từ 30.000.000 đồng đến 40.000.000 đồng đối với hành vi vi phạm từ 30% đến dưới 40%;
d) Từ 40.000.000 đồng đến 50.000.000 đồng đối với hành vi vi phạm từ 40% trở lên.
6. Phạt tiền từ 50.000.000 đồng đến 70.000.000 đồng đối với hành vi không đăng ký hoạt động giáo dục nghề nghiệp thuộc một trong các trường hợp sau đây:
a) Bổ sung chuyên ngành hoặc nghề đào tạo, trình độ đào tạo;
b) Chia, tách, sáp nhập hoặc hợp nhất cơ sở giáo dục nghề nghiệp;
c) Thay đổi cơ quan chủ quản, chủ đầu tư của cơ sở giáo dục nghề nghiệp;
d) Chuyển trụ sở chính hoặc phân hiệu hoặc cơ sở đào tạo đến nơi khác;
đ) Thành lập phân hiệu hoặc cơ sở đào tạo mới;
e) Liên kết với tổ chức, cá nhân để tổ chức hoạt động giáo dục nghề nghiệp.
7. Phạt tiền đối với hành vi tuyển sinh, tổ chức đào tạo khi chưa được cơ quan nhà nước có thẩm quyền cấp giấy chứng nhận đăng ký hoạt động giáo dục nghề nghiệp với một trong các mức sau đây:
a) Từ 40.000.000 đồng đến 60.000.000 đồng đối với trung tâm giáo dục nghề nghiệp;
b) Từ 60.000.000 đồng đến 80.000.000 đồng đối với trường trung cấp;
c) Từ 80.000.000 đồng đến 100.000.000 đồng đối với trường cao đẳng.
8. Hình thức xử phạt bổ sung: Đình chỉ hoạt động giáo dục nghề nghiệp từ 01 tháng đến 03 tháng đối với hành vi vi phạm quy định tại Khoản 7 Điều này.
9. Biện pháp khắc phục hậu quả:
a) Buộc nộp lại giấy chứng nhận đăng ký hoạt động giáo dục nghề nghiệp, giấy chứng nhận đăng ký bổ sung hoạt động giáo dục nghề nghiệp đối với hành vi vi phạm quy định tại Khoản 1 Điều này;
b) Buộc nộp lại số lợi bất hợp pháp có được do thực hiện hành vi vi phạm quy định tại Khoản 2 Điều này vào ngân sách nhà nước;
c) Buộc khôi phục quyền lợi học tập cho người học, hoàn trả cho người học các khoản đã thu đối với hành vi vi phạm quy định tại Khoản 4 và Khoản 7 Điều này; trường hợp không xác định được người học để hoàn trả thì nộp vào ngân sách nhà nước;
d) Buộc chuyển người học về địa điểm đã được phép hoạt động giáo dục nghề nghiệp đối với hành vi vi phạm quy định tại Khoản 3 Điều này;
đ) Buộc thu hồi và tiêu hủy giấy chứng nhận đăng ký hoạt động giáo dục nghề nghiệp, giấy chứng nhận đăng ký bổ sung hoạt động giáo dục nghề nghiệp đối với hành vi vi phạm quy định tại Khoản 4 Điều này."
Vi phạm quy định về quy chế tổ chức, hoạt động của cơ sở giáo dục nghề nghiệp sẽ bị xử phạt bao nhiêu?
Tại Điều 7 Nghị định 79/2015/NĐ-CP, vi phạm quy định về quy chế tổ chức, hoạt động của cơ sở giáo dục nghề nghiệp như sau:
"1. Phạt tiền đối với hành vi không ban hành quy chế tổ chức, hoạt động của cơ sở giáo dục nghề nghiệp với một trong các mức sau đây:
a) Từ 3.000.000 đồng đến 5.000.000 đồng đối với trung tâm giáo dục nghề nghiệp;
b) Từ 5.000.000 đồng đến 10.000.000 đồng đối với trường trung cấp;
c) Từ 10.000.000 đồng đến 15.000.000 đồng đối với trường cao đẳng.
2. Biện pháp khắc phục hậu quả: Buộc ban hành quy chế tổ chức, hoạt động của cơ sở giáo dục nghề nghiệp đối với hành vi vi phạm quy định tại Khoản 1 Điều này."
Quy định phạt tiền đối với cá nhân, tổ chức
Bên cạnh đó, tại Điều 4 Nghị định 79/2015/NĐ-CP quy định phạt tiền đối với cá nhân, tổ chức như sau:
"1. Mức phạt tiền tối đa trong lĩnh vực giáo dục nghề nghiệp đối với cá nhân là 75.000.000 đồng, đối với tổ chức là 150.000.000 đồng.
2. Mức phạt tiền quy định tại Chương II Nghị định này áp dụng đối với tổ chức, trừ mức phạt tiền quy định tại Khoản 1 và Khoản 2 Điều 8; Khoản 1, các điểm a, b, c, d, đ Khoản 2, Khoản 3, Khoản 4 và Khoản 5 Điều 15; các khoản 2, 3, 4 và 5 Điều 17; Khoản 1 Điều 24; các khoản 1, 2 và 6 Điều 25; Khoản 1, Khoản 2, Điểm a Khoản 4 Điều 26 Nghị định này là mức phạt tiền đối với cá nhân.
Đối với cùng một hành vi vi phạm hành chính thì mức phạt tiền đối với tổ chức bằng hai lần mức phạt tiền đối với cá nhân.
3. Thẩm quyền phạt tiền của các chức danh quy định tại Chương III Nghị định này là thẩm quyền áp dụng đối với cá nhân; đối với tổ chức gấp hai lần thẩm quyền xử phạt tiền đối với cá nhân."
Phạm Lan Anh
Đặt câu hỏi
Quý khách cần hỏi thêm thông tin về Cơ sở giáo dục nghề nghiệp có thể đặt câu hỏi tại đây.
- Vận động viên đe dọa xâm phạm sức khỏe tính mạng trong thi đấu thể thao có bị xử phạt hay không?
- Giới nghiêm là gì? Lệnh giới nghiêm trong hoạt động quốc phòng cần phải xác định những nội dung nào?
- Hệ thống thông tin phục vụ giao dịch điện tử trong cơ quan nhà nước có số lượng người sử dụng bao nhiêu được xem là có quy mô rất lớn?
- Viết đoạn văn 200 chữ về điều bản thân cần làm để tuổi trẻ có ý nghĩa? Đặc điểm môn Văn chương trình GDPT là gì?
- Lệnh giới nghiêm có phải được công bố liên tục trên các phương tiện thông tin đại chúng khi được ban bố không?