Có tạm hoãn xuất cảnh đối với người đại diện theo pháp luật của doanh nghiệp đang có nghĩa vụ thi hành án dân sự không?
- Có tạm hoãn xuất cảnh đối với người đại diện theo pháp luật của doanh nghiệp đang có nghĩa vụ thi hành án dân sự không?
- Người đại diện theo pháp luật của doanh nghiệp đang có nghĩa vụ thi hành án dân sự bị tạm hoãn xuất cảnh trong bao lâu?
- Thẩm quyền quyết định tạm hoãn xuất cảnh đối với người đại diện theo pháp luật của doanh nghiệp đang có nghĩa vụ thi hành án quy định ra sao?
Có tạm hoãn xuất cảnh đối với người đại diện theo pháp luật của doanh nghiệp đang có nghĩa vụ thi hành án dân sự không?
Căn cứ theo khoản 4 Điều 36 Luật Xuất cảnh, nhập cảnh của công dân Việt Nam 2019 quy định như sau:
Các trường hợp bị tạm hoãn xuất cảnh
...
3. Người có nghĩa vụ theo quy định của pháp luật về tố tụng dân sự nếu có căn cứ cho thấy việc giải quyết vụ án có liên quan đến nghĩa vụ của họ đối với Nhà nước, cơ quan, tổ chức, cá nhân và việc xuất cảnh của họ ảnh hưởng đến việc giải quyết vụ án, lợi ích của Nhà nước, quyền và lợi ích hợp pháp của cơ quan, tổ chức, cá nhân hoặc để bảo đảm việc thi hành án.
4. Người phải thi hành án dân sự, người đại diện theo pháp luật của cơ quan, tổ chức đang có nghĩa vụ thi hành bản án, quyết định được thi hành theo quy định của pháp luật về thi hành án dân sự nếu có căn cứ cho thấy việc xuất cảnh của họ ảnh hưởng đến lợi ích của Nhà nước, quyền và lợi ích hợp pháp của cơ quan, tổ chức, cá nhân hoặc để bảo đảm việc thi hành án.
5. Người nộp thuế, người đại diện theo pháp luật của doanh nghiệp đang bị cưỡng chế thi hành quyết định hành chính về quản lý thuế, người Việt Nam xuất cảnh để định cư ở nước ngoài, người Việt Nam định cư ở nước ngoài trước khi xuất cảnh chưa hoàn thành nghĩa vụ nộp thuế theo quy định của pháp luật về quản lý thuế.
...
Như vậy, người người đại diện theo pháp luật của doanh nghiệp đang có nghĩa vụ thi hành án dân sự thì bị tạm hoãn xuất cảnh.
Có tạm hoãn xuất cảnh đối với người đại diện theo pháp luật của doanh nghiệp đang có nghĩa vụ thi hành án dân sự không? (hình từ internet)
Người đại diện theo pháp luật của doanh nghiệp đang có nghĩa vụ thi hành án dân sự bị tạm hoãn xuất cảnh trong bao lâu?
Căn cứ theo điểm b khoản 1 Điều 38 Luật Xuất cảnh, nhập cảnh của công dân Việt Nam 2019 quy định như sau:
Thời hạn tạm hoãn xuất cảnh, gia hạn tạm hoãn xuất cảnh
1. Thời hạn tạm hoãn xuất cảnh, gia hạn tạm hoãn xuất cảnh được quy định như sau:
a) Trường hợp quy định tại khoản 1 Điều 36 của Luật này, thời hạn tạm hoãn xuất cảnh thực hiện theo quy định của Bộ luật Tố tụng hình sự;
b) Trường hợp quy định tại các khoản 2, 3, 4, 5 và 6 Điều 36 của Luật này, thời hạn tạm hoãn xuất cảnh kết thúc khi người vi phạm, người có nghĩa vụ chấp hành xong bản án hoặc quyết định của cơ quan, người có thẩm quyền theo quy định của Luật này;
c) Trường hợp quy định tại khoản 7 Điều 36 của Luật này, thời hạn tạm hoãn xuất cảnh không quá 01 năm và có thể gia hạn, mỗi lần không quá 01 năm;
d) Trường hợp quy định tại khoản 8 Điều 36 của Luật này, thời hạn tạm hoãn xuất cảnh không quá 06 tháng và có thể gia hạn, mỗi lần gia hạn không quá 06 tháng;
đ) Trường hợp quy định tại khoản 9 Điều 36 của Luật này, thời hạn tạm hoãn xuất cảnh được tính đến khi không còn ảnh hưởng đến quốc phòng, an ninh theo quyết định của Bộ trưởng Bộ Quốc phòng, Bộ trưởng Bộ Công an.
...
Như vậy, người đại diện theo pháp luật của doanh nghiệp bị tạm hoãn xuất cảnh cho đến khi người này chấp hành xong bản án hoặc quyết định của cơ quan, người có thẩm quyền theo quy định của Luật này.
Thẩm quyền quyết định tạm hoãn xuất cảnh đối với người đại diện theo pháp luật của doanh nghiệp đang có nghĩa vụ thi hành án quy định ra sao?
Căn cứ theo khoản 4 Điều 37 Luật Xuất cảnh, nhập cảnh của công dân Việt Nam 2019 quy định như sau:
Thẩm quyền quyết định tạm hoãn xuất cảnh, gia hạn, hủy bỏ tạm hoãn xuất cảnh
...
3. Thẩm quyền tạm hoãn xuất cảnh đối với trường hợp quy định tại khoản 3 Điều 36 của Luật này thực hiện theo quy định của pháp luật về tố tụng dân sự.
4. Thẩm quyền tạm hoãn xuất cảnh đối với trường hợp quy định tại khoản 4 Điều 36 của Luật này thực hiện theo quy định của pháp luật về thi hành án dân sự.
5. Người đứng đầu cơ quan quản lý thuế theo quy định của pháp luật về quản lý thuế có thẩm quyền quyết định tạm hoãn xuất cảnh đối với trường hợp quy định tại khoản 5 Điều 36 của Luật này.
6. Chánh án Tòa án nhân dân tối cao, Bộ trưởng, Thủ trưởng cơ quan ngang Bộ, Chủ tịch Ủy ban nhân dân cấp tỉnh có thẩm quyền quyết định tạm hoãn xuất cảnh đối với trường hợp quy định tại khoản 6 Điều 36 của Luật này trên cơ sở đề nghị của người ra quyết định cưỡng chế thi hành quyết định xử phạt vi phạm hành chính thuộc thẩm quyền quản lý.
...
Theo quy định trên, thẩm quyền tạm hoãn xuất cảnh đối với người đại diện theo pháp luật của doanh nghiệp đang có nghĩa vụ thi hành án thực hiện theo quy định của pháp luật về thi hành án dân sự.
Nguyễn Phạm Đài Trang
Quý khách cần hỏi thêm thông tin về Tạm hoãn xuất cảnh có thể đặt câu hỏi tại đây.
- Luật ngân sách nhà nước mới nhất? Có những văn bản nào hướng dẫn thi hành Luật ngân sách nhà nước mới nhất?
- Mua trả chậm là gì? Nghĩa vụ trả tiền trong hợp đồng mua trả chậm được quy định thế nào theo pháp luật hiện nay?
- Bài tuyên truyền Ngày hội Đại đoàn kết toàn dân 18 11? Bài tuyên truyền kỷ niệm 94 năm Ngày Đại đoàn kết toàn dân tộc 2024?
- Trang trí khánh tiết đại hội đảng bộ các cấp nhiệm kỳ 2025 2030 theo Công văn 9743 như thế nào?
- Khẩu hiệu chào mừng ngày 20 11 ngắn gọn? Khẩu hiệu chào mừng ngày Nhà giáo Việt Nam 20 11 2024 ý nghĩa?