Cổng giao tiếp trực tuyến là gì? Cổng giao tiếp trực tuyến của Tổng công ty Lưu ký và Bù trừ chứng khoán Việt Nam dùng để thực hiện các nghiệp vụ gì?
- Cổng giao tiếp trực tuyến là gì? Cổng giao tiếp trực tuyến của Tổng công ty Lưu ký và Bù trừ chứng khoán Việt Nam dùng để thực hiện các nghiệp vụ gì?
- Trung tâm dữ liệu phải đáp ứng những điều kiện gì khi tham gia kết nối Cổng giao tiếp trực tuyến?
- Cần tối thiểu bao nhiêu cán bộ làm đầu mối liên hệ và phối hợp về kỹ thuật khi thực hiện tham gia kết nối Cổng giao tiếp trực tuyến?
Cổng giao tiếp trực tuyến là gì? Cổng giao tiếp trực tuyến của Tổng công ty Lưu ký và Bù trừ chứng khoán Việt Nam dùng để thực hiện các nghiệp vụ gì?
Căn cứ theo quy định tại khoản 3 Điều 2 Hướng dẫn xử lý các nghiệp vụ qua Cổng giao tiếp trực tuyến của Tổng công ty Lưu ký và Bù trừ chứng khoán Việt Nam ban hành kèm theo Quyết định 71/QĐ-VSDC năm 2023 như sau:
Giải thích thuật ngữ
Trong văn bản này, các thuật ngữ sau đây được hiểu như sau:
1. Thành viên tham gia Cổng giao tiếp trực tuyến của VSDC (sau đây gọi tắt là Thành viên): là các Thành viên lưu ký, các Tổ chức mở tài khoản trực tiếp thực hiện giao dịch nghiệp vụ qua Cổng giao tiếp trực tuyến với VSDC.
2. Chữ ký số: là một dạng chữ ký điện tử theo quy định pháp luật về giao dịch điện tử mà người có thẩm quyền của VSDC hoặc Thành viên sử dụng để xác thực thông tin dữ liệu mà mình gửi đi.
3. Cổng giao tiếp trực tuyến: là môi trường phần mềm ứng dụng trong đó cho phép các Thành viên và VSDC trao đổi các thông tin hoạt động nghiệp vụ dưới dạng điện nghiệp vụ, điện xác nhận trực tiếp giữa hệ thống nghiệp vụ của Thành viên và hệ thống của VSDC
...
Theo đó, Cổng giao tiếp trực tuyến là môi trường phần mềm ứng dụng trong đó cho phép các Thành viên và Tổng công ty Lưu ký và Bù trừ chứng khoán Việt Nam trao đổi các thông tin hoạt động nghiệp vụ dưới dạng điện nghiệp vụ, điện xác nhận trực tiếp giữa hệ thống nghiệp vụ của Thành viên và hệ thống của Tổng công ty Lưu ký và Bù trừ chứng khoán Việt Nam.
Cổng giao tiếp trực tuyến của Tổng công ty Lưu ký và Bù trừ chứng khoán Việt Nam dùng để thực hiện các nghiệp vụ sau: lưu ký, chuyển khoản, thực hiện quyền, bù trừ thanh toán giao dịch chứng khoán, thực hiện quyền và tra xuất báo cáo.
Cổng giao tiếp trực tuyến là gì? Cổng giao tiếp trực tuyến của Tổng công ty Lưu ký và Bù trừ chứng khoán Việt Nam dùng để thực hiện các nghiệp vụ gì? (Hình từ Internet)
Trung tâm dữ liệu phải đáp ứng những điều kiện gì khi tham gia kết nối Cổng giao tiếp trực tuyến?
Căn cứ theo quy định tại khoản 2 Điều 4 Hướng dẫn xử lý các nghiệp vụ qua Cổng giao tiếp trực tuyến của Tổng công ty Lưu ký và Bù trừ chứng khoán Việt Nam ban hành kèm theo Quyết định 71/QĐ-VSDC năm 2023 như sau:
Điều kiện được tham gia kết nối Cổng giao tiếp trực tuyến
1. Địa điểm chính đăng ký kết nối Cổng giao tiếp trực tuyến phải là Trung tâm dữ liệu (TTDL) đặt tại Trụ sở chính, Chi nhánh của Thành viên đã đăng ký hoạt động với VSDC hoặc TTDL được Thành viên thuê đặt hệ thống tại nhà cung cấp dịch vụ. Địa điểm dự phòng kết nối Cổng giao tiếp trực tuyến phải là TTDL có vị trí địa lý độc lập với điểm kết nối chính của Thành viên.
2. Điều kiện về cơ sở vật chất kỹ thuật tại điểm kết nối chính và dự phòng:
2.1. Trung tâm dữ liệu:
- Phải đảm bảo tuân thủ theo quy định của pháp luật về hoạt động của TTDL;
- Phải bảo đảm các điều kiện an ninh, môi trường và an toàn hệ thống: Khu vực riêng biệt, có hệ thống khóa từ hoặc thiết bị tương đương kiểm soát vào ra, hệ thống ghi hình; hệ thống báo cháy và chữa cháy chuyên dụng; hệ thống điều hòa không khí, theo dõi kiểm soát nhiệt độ và độ ẩm; hệ thống lưu điện và máy phát điện dự phòng chuyên dụng; hệ thống chống sét lan truyền.
...
Như vậy, để được tham gia kết nối Cổng giao tiếp trực tuyến, trung tâm dữ liệu tại điểm kết nối chính và dự phòng phải đáp ứng những điều kiện sau đây:
- Phải đảm bảo tuân thủ theo quy định của pháp luật về hoạt động của trung tâm dữ liệu;
- Phải bảo đảm các điều kiện an ninh, môi trường và an toàn hệ thống:
+ Khu vực riêng biệt, có hệ thống khóa từ hoặc thiết bị tương đương kiểm soát vào ra, hệ thống ghi hình;
+ Hệ thống báo cháy và chữa cháy chuyên dụng;
+ Hệ thống điều hòa không khí, theo dõi kiểm soát nhiệt độ và độ ẩm;
+ Hệ thống lưu điện và máy phát điện dự phòng chuyên dụng;
+ Hệ thống chống sét lan truyền.
Cần tối thiểu bao nhiêu cán bộ làm đầu mối liên hệ và phối hợp về kỹ thuật khi thực hiện tham gia kết nối Cổng giao tiếp trực tuyến?
Căn cứ theo quy định tại khoản 4 Điều 4 Hướng dẫn xử lý các nghiệp vụ qua Cổng giao tiếp trực tuyến của Tổng công ty Lưu ký và Bù trừ chứng khoán Việt Nam ban hành kèm theo Quyết định 71/QĐ-VSDC năm 2023 như sau:
Điều kiện được tham gia kết nối Cổng giao tiếp trực tuyến
...
3. Phải có 01 chữ ký số đại diện cho doanh nghiệp còn hiệu lực cùng với thiết bị USB PKI Token hoặc thiết bị lưu trữ HSM để lưu chữ ký số được cung cấp bởi tổ chức cung cấp dịch vụ chứng thực chữ ký số do VSDC chỉ định để thực hiện truy cập Cổng giao tiếp trực tuyến của VSDC.
4. Phải có tối thiểu 02 cán bộ tin học có chuyên môn về mạng máy tính (có chứng chỉ CCNA hoặc tương đương) để làm đầu mối liên hệ và phối hợp về kỹ thuật với VSDC.
Như vậy, khi tham gia kết nối Cổng giao tiếp trực tuyến, cần tối thiểu 02 cán bộ tin học có chuyên môn về mạng máy tính (có chứng chỉ CCNA hoặc tương đương) để làm đầu mối liên hệ và phối hợp về kỹ thuật với Tổng công ty Lưu ký và Bù trừ chứng khoán Việt Nam.
Nguyễn Bình An
Quý khách cần hỏi thêm thông tin về Cổng giao tiếp trực tuyến có thể đặt câu hỏi tại đây.
- Luật ngân sách nhà nước mới nhất? Có những văn bản nào hướng dẫn thi hành Luật ngân sách nhà nước mới nhất?
- Mua trả chậm là gì? Nghĩa vụ trả tiền trong hợp đồng mua trả chậm được quy định thế nào theo pháp luật hiện nay?
- Bài tuyên truyền Ngày hội Đại đoàn kết toàn dân 18 11? Bài tuyên truyền kỷ niệm 94 năm Ngày Đại đoàn kết toàn dân tộc 2024?
- Trang trí khánh tiết đại hội đảng bộ các cấp nhiệm kỳ 2025 2030 theo Công văn 9743 như thế nào?
- Khẩu hiệu chào mừng ngày 20 11 ngắn gọn? Khẩu hiệu chào mừng ngày Nhà giáo Việt Nam 20 11 2024 ý nghĩa?