Công nhân quốc phòng cần chuẩn bị những giấy tờ gì để yêu cầu giải quyết hưởng chế độ bệnh nghề nghiệp tái phát?
- Công nhân quốc phòng cần chuẩn bị những giấy tờ gì để yêu cầu giải quyết hưởng chế độ bệnh nghề nghiệp tái phát?
- Công nhân quốc phòng tái phát bệnh nghề nghiệp thì mức trợ cấp được quy định như thế nào?
- Trách nhiệm giải quyết chế độ bệnh nghề nghiệp tái phát của người sử dụng lao động tại các cơ quan, đơn vị, doanh nghiệp thuộc Bộ Quốc phòng được quy định như thế nào?
Công nhân quốc phòng cần chuẩn bị những giấy tờ gì để yêu cầu giải quyết hưởng chế độ bệnh nghề nghiệp tái phát?
Theo quy định tại Điều 15 Thông tư 136/2020/TT-BQP quy định hồ sơ giải quyết hưởng chế độ bệnh nghề nghiệp tái phát như sau:
Hồ sơ giải quyết hưởng chế độ tai nạn lao động, bệnh nghề nghiệp tái phát
1. Hồ sơ đã hưởng trợ cấp BNN do cơ quan nhân sự quản lý (đối với trường hợp đã được hưởng trợ cấp BNN); Sổ BHXH (đối với trường hợp bị BNN đã được giám định nhưng không đủ điều kiện về mức suy giảm khả năng lao động để hưởng trợ cấp);
2. Văn bản đề nghị giải quyết chế độ BNN của Thủ trưởng đơn vị trực thuộc Bộ;
3. Bản chính giấy ra viện sau khi điều trị ổn định thương tật, bệnh tật cũ tái phát;
4. Biên bản điều tra TNLĐ; kết quả đo đạc, Báo cáo kết quả thực hiện quan trắc môi trường lao động đối với trường hợp mà lần giám định trước không đủ điều kiện về mức suy giảm khả năng lao động để hưởng trợ cấp BNN;
5. Biên bản giám định mức suy giảm khả năng lao động lần trước gần nhất của Hội đồng GĐYK cấp có thẩm quyền trong Bộ Quốc phòng đối với trường hợp đã được giám định nhưng không đủ điều kiện về mức suy giảm khả năng lao động để hưởng trợ cấp;
6. Bản chính biên bản giám định lại mức suy giảm khả năng lao động sau khi điều trị do thương tật, bệnh tật cũ tái phát của Hội đồng GĐYK cấp có thẩm quyền trong Bộ Quốc phòng.
7. Quyết định về việc hưởng trợ cấp BNN hằng tháng hoặc một lần do thương tật, bệnh tật tái phát (Mẫu số 03C-HBQP hoặc Mẫu số 03D-HBQP);
8. Bản quá trình đóng BHXH;
9. Thông báo chuyển hưởng lương hưu, trợ cấp BHXH đối với trường hợp hưởng BNN hằng tháng do vết thương, bệnh cũ tái phát đồng thời chuyển về địa phương;
10. Trường hợp thanh toán phí GĐYK thì có thêm hóa đơn, chứng từ thu phí giám định; bảng kê các nội dung giám định của cơ sở thực hiện GĐYK.
Theo đó, công nhân quốc phòng cần chuẩn bị đầy đủ các giấy tờ nêu trên và nộp tại cơ quan nhân sự cấp trên trung đoàn và tương đương để được giải quyết hưởng chế độ bệnh nghề nghiệp tái phát theo trình tự do luật định.
Công nhân quốc phòng cần chuẩn bị những giấy tờ gì để yêu cầu giải quyết hưởng chế độ bệnh nghề nghiệp tái phát? (hình từ internet)
Công nhân quốc phòng tái phát bệnh nghề nghiệp thì mức trợ cấp được quy định như thế nào?
Căn cứ Điều 10 Thông tư 28/2021/TT-BLĐTBXH quy định nếu đáp ứng các yêu cầu để hưởng chế độ bệnh nghề nghiệp tái phát thì tùy thuộc thời điểm hưởng trợ cấp bệnh nghề nghiệp lần đầu của công nhân quốc phòng là trước hay sau ngày 01 tháng 01 năm 2007 mà mức hưởng trợ cấp bệnh nghề nghiệp tái phát của công nhân quốc phòng cũng sẽ khác nhau, cụ thể:
Đối với người lao động đang hưởng trợ cấp tai nạn lao động, bệnh nghề nghiệp theo quy định của pháp luật bảo hiểm xã hội trước ngày 01 tháng 01 năm 2007:
(i) Đối với người lao động đã hưởng trợ cấp tai nạn lao động, bệnh nghề nghiệp một lần theo quy định của pháp luật bảo hiểm xã hội trước ngày 01 tháng 01 năm 2007:
- Trường hợp sau khi giám định lại có mức suy giảm khả năng lao động dưới 31% thì được hưởng mức trợ cấp một lần theo quy định sau:
Mức suy giảm khả năng lao động trước khi giám định lại | Mức suy giảm khả năng lao động sau khi giám định lại | Mức trợ cấp một lần |
Từ 5% đến 10% | Từ 10% trở xuống | Không hưởng khoản trợ cấp mới |
Từ 11% đến 20% | 4 tháng lương cơ sở | |
Từ 21% đến 30% | 8 tháng lương cơ sở | |
Từ 11% đến 20% | Từ 20% trở xuống | Không hưởng khoản trợ cấp mới |
Từ 21% đến 30% | 4 tháng lương cơ sở | |
Từ 21% đến 30% | Từ 30% trở xuống | Không hưởng khoản trợ cấp mới |
- Trường hợp sau khi giám định lại có mức suy giảm khả năng lao động từ 31% trở lên thì được hưởng trợ cấp tai nạn lao động, bệnh nghề nghiệp hằng tháng. Mức hưởng theo quy định tại điểm b khoản 1 Điều 10 Thông tư 28/2021/TT-BLĐTBXH.
(ii) Đối với người lao động đã hưởng trợ cấp tai nạn lao động, bệnh nghề nghiệp hằng tháng theo quy định của pháp luật bảo hiểm xã hội trước ngày 01 tháng 01 năm 2007, sau khi giám định lại thì căn cứ vào kết quả giám định lại mức suy giảm khả năng lao động, được hưởng mức trợ cấp hằng tháng theo quy định sau:
Mức suy giảm khả năng lao động | Mức trợ cấp hàng tháng |
Nhóm 1: Từ 31% đến 40% | 0,4 tháng lương cơ sở |
Nhóm 2: Từ 41% đến 50% | 0,6 tháng lương cơ sở |
Nhóm 3: Từ 51% đến 60% | 0,8 tháng lương cơ sở |
Nhóm 4: Từ 61% đến 70% | 1,0 tháng lương cơ sở |
Nhóm 5: Từ 71% đến 80% | 1,2 tháng lương cơ sở |
Nhóm 6: Từ 81% đến 90% | 1,4 tháng lương cơ sở |
Nhóm 7: Từ 91% đến 100% | 1,6 tháng lương cơ sở |
Đối với người lao động đã hưởng trợ cấp tai nạn lao động, bệnh nghề nghiệp một lần từ ngày 01 tháng 01 năm 2007:
(i) Sau khi giám định lại, có mức suy giảm khả năng lao động tăng so với trước đó và dưới 31% thì hưởng trợ cấp một lần. Mức trợ cấp một lần được tính bằng hiệu số giữa mức trợ cấp tính theo mức suy giảm khả năng lao động mới với mức trợ cấp tính theo mức suy giảm khả năng lao động trước đó. Cụ thể như sau:
(ii) Sau khi giám định lại, có mức suy giảm khả năng lao động từ 31% trở lên thì được hưởng trợ cấp hàng tháng theo mức suy giảm khả năng lao động mới cụ thể:
Mức trợ cấp hằng tháng | = | Mức trợ cấp tính theo mức suy giảm khả năng lao động mới | + | Mức trợ cấp tính theo số năm đóng vào quỹ bảo hiểm tai nạn lao động, bệnh nghề nghiệp |
Đối với người lao động đã hưởng trợ cấp tai nạn lao động, bệnh nghề nghiệp hằng tháng từ ngày 01 tháng 01 năm 2007 trở đi, khi giám định lại có mức suy giảm khả năng lao động thay đổi thì mức trợ cấp hằng tháng mới được tính theo quy định tại khoản 2 Điều 9 Thông tư này, trong đó mức trợ cấp tính theo mức suy giảm khả năng lao động được tính trên mức suy giảm khả năng lao động mới. Mức trợ cấp tính theo số năm đóng vào quỹ bảo hiểm tai nạn lao động, bệnh nghề nghiệp là mức hiện hưởng.
Mức trợ cấp hằng tháng | = | Mức trợ cấp tính theo mức suy giảm khả năng lao động sau khi giám định lại | + | Mức trợ cấp tính theo số năm đóng vào quỹ bảo hiểm tai nạn lao động, bệnh nghề nghiệp |
Trách nhiệm giải quyết chế độ bệnh nghề nghiệp tái phát của người sử dụng lao động tại các cơ quan, đơn vị, doanh nghiệp thuộc Bộ Quốc phòng được quy định như thế nào?
Căn cứ khoản 2 Điều 19 Thông tư 136/2020/TT-BQP quy định như sau:
Quy trình, trách nhiệm giải quyết chế độ tai nạn lao động, bệnh nghề nghiệp
...
2. Đối với người sử dụng lao động
a) Cơ quan nhân sự cấp trung đoàn và tương đương
- Hướng dẫn người lao động nộp hồ sơ; tiếp nhận, kiểm tra, đối chiếu các yếu tố về nhân thân giữa hồ sơ tham gia BHXH và giấy khai sinh, chứng minh thư (hoặc căn cước công dân), số hộ khẩu của người lao động phải bảo đảm tính thống nhất trước khi lập hồ sơ gửi cơ quan nhân sự cấp trên;
- Bổ sung đầy đủ quá trình đóng BHXH của người lao động vào sổ BHXH đến tháng liền kề trước khi bị TNLĐ, BNN hoặc đến tháng liền kề trước khi có kết luận của Hội đồng GĐYK (đối với trường hợp không nghỉ việc điều trị bệnh hoặc không xác định được thời gian ra viện);
- Chủ trì phối hợp với cơ quan chức năng hoàn thiện hồ sơ theo quy định gửi cơ quan nhân sự cấp trên, kèm theo dữ liệu hồ sơ hưởng;
- Nhận lại hồ sơ đã được giải quyết từ cơ quan nhân sự cấp trên, giao cho người lao động.
b) Cơ quan nhân sự cấp trên trung đoàn và tương đương
Tiếp nhận hồ sơ giải quyết hưởng chế độ TNLĐ, BNN do cơ quan nhân sự cấp dưới chuyển đến, kiểm tra, đối chiếu, hoàn thiện hồ sơ thuộc trách nhiệm theo hướng dẫn tại các Điều 13, 14, 15, 16 và 17 Thông tư này, gửi cơ quan nhân sự trực thuộc Bộ, tổng hợp gửi BHXH Bộ Quốc phòng hồ sơ của từng người lao động kèm theo dữ liệu hồ sơ hưởng; nhận lại hồ sơ đã được BHXH Bộ Quốc phòng giải quyết, bàn giao cho đơn vị thuộc quyền để giao cho người lao động;
c) Cơ quan tài chính cấp trung đoàn và tương đương
- Tiếp nhận quyết định hưởng chế độ TNLĐ, BNN đã được BHXH Bộ Quốc phòng giải quyết do cơ quan nhân sự hoặc người lao động chuyển đến; kiểm tra, lập danh sách chi trả đầy đủ, kịp thời theo mẫu số 05/BHXH ban hành kèm theo Thông tư số 37/2017/TT-BQP ;
- Hằng quý, năm tổng hợp, lập báo cáo quyết toán (cùng với chi các chế độ BHXH) gửi cơ quan tài chính cấp trên đến cơ quan tài chính trực thuộc Bộ Quốc phòng;
- Lưu trữ hồ sơ, chứng từ theo quy định.
Theo quy định này, mỗi cơ quan ở mỗi cấp sẽ có trách nhiệm cụ thể từ khâu tiếp nhận hồ sơ yêu cầu GĐYK đến việc chi trả theo chế độ tai nạn lao động lần đầu của quân nhân.
Phạm Thị Xuân Hương
Quý khách cần hỏi thêm thông tin về Công nhân quốc phòng có thể đặt câu hỏi tại đây.
- Khi thấy người tiêu dùng bị ép buộc mua hàng hóa thì cá nhân có quyền yêu cầu cơ quan nhà nước xử lý không?
- Mẫu bản nhận xét đánh giá cán bộ của cấp ủy mới nhất? Hướng dẫn viết bản nhận xét đánh giá cán bộ của cấp ủy chi tiết?
- Có thể xét nâng bậc lương trước thời hạn đối với cán bộ, công chức, viên chức và người lao động đã có thông báo nghỉ hưu?
- Phê bình người có hành vi bạo lực gia đình có phải là một biện pháp ngăn chặn hành vi bạo lực gia đình?
- Mẫu biên bản họp hội đồng thi đua khen thưởng? Cách viết mẫu biên bản hội đồng thi đua khen thưởng?