Công nhân quốc phòng đạt trình độ kỹ năng nghề bậc 6 thì thực hiện những công việc nào theo quy định?

Tôi có câu hỏi là công nhân quốc phòng đạt trình độ kỹ năng nghề bậc 6 thì thực hiện những công việc nào? Có chứng chỉ kỹ năng nghề bậc 4 có được thi bậc 6 không? Tôi mong mình nhận được câu trả lời sớm. Câu hỏi của anh Đ.L đến từ Bình Dương.

Công nhân quốc phòng đạt trình độ kỹ năng nghề bậc 6 thì thực hiện những công việc nào?

Công nhân quốc phòng đạt trình độ kỹ năng nghề bậc 6 thì thực hiện những công việc được quy định tại khoản 6 Điều 5 Nghị định 83/2016/NĐ-CP như sau:

Khung trình độ kỹ năng nghề của công nhân quốc phòng
5. Bậc 5:
a) Thực hiện được hầu hết các công việc phức tạp, công việc có nhiều sự lựa chọn trong nhiều tình huống khác nhau;
b) Có kiến thức chuyên môn sâu, kiến thức rộng về nguyên lý, lý thuyết và hiểu biết sâu, rộng về các hoạt động của nghề trong một số lĩnh vực được phân công; có kỹ năng phân tích, suy xét, chẩn đoán đối với một số mô-đun hoặc một số hệ thống của tổ hợp để đưa ra giải pháp giải quyết, xử lý các vấn đề chuyên môn kỹ thuật phức tạp và các yêu cầu của quản lý trong phạm vi hẹp khi thực hiện công việc;
c) Có khả năng phân tích, đánh giá thông tin từ nhiều nguồn khác nhau và sử dụng kết quả phân tích, đánh giá để đưa ra những ý kiến, kiến nghị phục vụ cho Mục đích quản lý và nghiên cứu; tự chủ, có khả năng làm việc độc lập; có khả năng quản lý, Điều hành tổ, nhóm thực hiện công việc được phân công; tự chịu trách nhiệm đối với kết quả công việc, sản phẩm làm ra về chất lượng và chịu trách nhiệm đối với kết quả công việc, sản phẩm của người khác trong tổ, nhóm làm ra.
6. Bậc 6:
a) Thực hiện được các công việc phức tạp, công việc có nhiều sự lựa chọn trong mọi tình huống;
b) Có kiến thức chuyên môn sâu, kiến thức rộng về nguyên lý, lý thuyết và hiểu biết sâu, rộng về các hoạt động của nghề trong các lĩnh vực được phân công và sự hiểu biết trong một số lĩnh vực khác; có kỹ năng phân tích, suy xét, chẩn đoán, thiết kế của từng mô-đun hoặc từng hệ thống tổ hợp để đưa ra giải pháp giải quyết, xử lý các vấn đề chuyên môn kỹ thuật phức tạp và các yêu cầu của quản lý trong phạm vi nhất định khi thực hiện công việc;
c) Biết phân tích, đánh giá thông tin và có khả năng tổng quát hóa để đưa ra các quan Điểm, sáng kiến; làm việc độc lập và tự chủ; có khả năng quản lý, Điều hành tổ, nhóm trong quá trình thực hiện công việc; tự chịu trách nhiệm đối với kết quả công việc, sản phẩm làm ra về chất lượng và chịu trách nhiệm đối với kết quả công việc, sản phẩm của người khác tong tổ, nhóm làm ra.

Như vậy, theo quy định trên thì công nhân quốc phòng đạt trình độ kỹ năng nghề bậc 6 thì thực hiện những công việc phức tạp, công việc có nhiều sự lựa chọn trong mọi tình huống.

Công nhân quốc phòng

Công nhân quốc phòng (Hình từ Internet)

Công nhân có chứng chỉ kỹ năng nghề bậc 4 thì có được dự thi đánh giá chứng chỉ kỹ năng nghề ở trình độ kỹ năng nghề bậc 6 không?

Công nhân có chứng chỉ kỹ năng nghề bậc 4 thì có được dự thi đánh giá chứng chỉ kỹ năng nghề ở trình độ kỹ năng nghề bậc 6 không, thì theo quy định tại khoản 7 Điều 6 Nghị định 83/2016/NĐ-CP như sau:

Quy định Điều kiện nâng bậc trình độ kỹ năng nghề
1. Phải đủ các Điều kiện được quy định tại các Khoản 2, 3, 4, 5, 6, 7, 8 Điều này tương ứng với từng bậc trình độ kỹ thuật nghề và phải dự thi đánh giá bậc trình độ kỹ năng nghề, kết quả thi phải đạt yêu cầu.
7. Để được dự thi đánh giá, cấp chứng chỉ kỹ năng nghề ở trình độ kỹ năng nghề bậc 6 của một nghề, công nhân quốc phòng phải đáp ứng được một trong các Điều kiện sau:
a) Có chứng chỉ kỹ năng nghề bậc 5 tương ứng với nghề dự thi và có ít nhất 06 năm kinh nghiệm làm việc liên tục trong nghề kể từ khi có chứng chỉ đó;
b) Có chứng chỉ kỹ năng nghề bậc 4 hoặc bằng tốt nghiệp đại học tương ứng với nghề dự thi và có ít nhất 12 năm kinh nghiệm làm việc liên tục trong nghề kể từ khi có chứng chỉ hoặc bằng tốt nghiệp đó;
c) Có chứng chỉ kỹ năng nghề bậc 3 hoặc bằng tốt nghiệp cao đẳng, cao đẳng nghề tương ứng với nghề dự thi và có ít nhất 15 năm kinh nghiệm làm việc liên tục trong nghề kể từ khi có chứng chỉ hoặc bằng tốt nghiệp đó;
d) Có chứng chỉ kỹ năng nghề bậc 2 hoặc bằng tốt nghiệp trung cấp, trung cấp nghề, trung cấp chuyên nghiệp tương ứng với nghề dự thi và có ít nhất 18 năm kinh nghiệm làm việc liên tục trong nghề kể từ khi có chứng chỉ hoặc bằng tốt nghiệp đó;
đ) Có chứng chỉ kỹ năng nghề bậc 1 hoặc chứng chỉ sơ cấp, bằng nghề, công nhân kỹ thuật tương ứng với nghề dự thi và có ít nhất 21 năm kinh nghiệm làm việc liên tục trong nghề kể từ khi có chứng chỉ đó.

Như vậy, theo quy định trên thì công nhân có chứng chỉ kỹ năng nghề bậc 4 và có ít nhất 12 năm kinh nghiệm làm việc liên tục trong nghề kể từ khi có chứng chỉ đó thì được dự thi đánh giá chứng chỉ kỹ năng nghề ở trình độ kỹ năng nghề bậc 6.

Việc kiểm tra trình độ kỹ năng nghề được tổ chức định kỳ mấy năm một lần?

Việc kiểm tra trình độ kỹ năng nghề được tổ chức định kỳ mấy năm một lần, thì theo quy định tại khoản 1 Điều 13 Thông tư 142/2020/TT-BQP như sau:

Thời gian kiểm tra, thời hạn kiểm tra và đăng ký kiểm tra trình độ kỹ năng nghề
1. Kiểm tra trình độ kỹ năng nghề được tổ chức định kỳ 01 (một) năm 01 (một) lần tại các cơ sở kiểm tra trình độ kỹ năng nghề, hoàn thành việc kiểm tra trước thời điểm các đơn vị đánh giá, phân loại nhân viên kỹ thuật. Thời hạn kiểm tra được thực hiện theo quy định tại Phụ lục 1 ban hành kèm theo Thông tư này.
2. Đối với các ngành, nghề dân dụng, công nhân quốc phòng được đăng ký tham dự kiểm tra tại các cơ sở kiểm tra trình độ kỹ năng nghề trong quân đội hoặc tại các tổ chức đánh giá kỹ năng nghề quốc gia.
3. Cơ quan kỹ thuật phối hợp cơ quan, đơn vị liên quan rà soát, lập danh sách công nhân Quốc phòng đến kỳ kiểm tra bậc trình độ kỹ năng nghề để tổ chức huấn luyện và báo cáo cấp có thẩm quyền tổ chức kiểm tra bậc trình độ kỹ năng nghề theo quy định.

Như vậy, theo quy định trên thì việc kiểm tra trình độ kỹ năng nghề được tổ chức định kỳ 01 năm 01 lần tại các cơ sở kiểm tra trình độ kỹ năng nghề, hoàn thành việc kiểm tra trước thời điểm các đơn vị đánh giá, phân loại nhân viên kỹ thuật.

Đi đến trang Tìm kiếm nội dung Tư vấn pháp luật - Công nhân quốc phòng

Bùi Thị Thanh Sương

Công nhân quốc phòng
Căn cứ pháp lý
Đặt câu hỏi

Quý khách cần hỏi thêm thông tin về Công nhân quốc phòng có thể đặt câu hỏi tại đây.

TÌM KIẾM LIÊN QUAN
Công nhân quốc phòng
MỚI NHẤT
Pháp luật
Công nhân quốc phòng phục vụ trong lực lượng thường trực quân đội 7 năm thì mức phụ cấp thâm niên là bao nhiêu?
Pháp luật
Công nhân quốc phòng có trình độ kỹ năng nghề sửa chữa động cơ ô tô bậc 4 thì thuộc bậc trình độ kỹ năng nghề thấp hay bậc cao?
Pháp luật
Bậc trình độ kỹ năng nghề lái xe ô tô vận tải cao nhất của công nhân quốc phòng là bậc mấy theo quy định pháp luật?
Pháp luật
Công nhân quốc phòng cần chuẩn bị những giấy tờ gì để yêu cầu giải quyết hưởng chế độ bệnh nghề nghiệp tái phát?
Pháp luật
Công nhân quốc phòng đạt Bậc 1 trình độ kỹ năng nghề thủ kho vật tư xe, máy thì cần đáp ứng tiêu chuẩn gì về kỹ năng thực hành?
Pháp luật
Thực hiện cải cách tiền lương, công nhân quốc phòng sẽ không còn được nhận phụ cấp thâm niên từ 1/7/2024 đúng không?
Pháp luật
Từ 1/7/2024, lương công nhân quốc phòng hạng A thay đổi như thế nào? Cơ cấu tiền lương của công nhân quốc phòng ra sao?
Pháp luật
Sẽ thay đổi các phụ cấp mà công nhân quốc phòng đang được hưởng như thế nào sau khi thực hiện cải cách tiền lương?
Pháp luật
Việc đánh giá công nhân quốc phòng nhằm mục đích gì? Công nhân quốc phòng được xếp thành bao nhiêu loại?
Pháp luật
Công nhân quốc phòng đạt trình độ kỹ năng nghề bậc 6 thì thực hiện những công việc nào theo quy định?
Xem thêm...
Chủ quản: Công ty THƯ VIỆN PHÁP LUẬT. Giấy phép số: 27/GP-TTĐT, do Sở TTTT TP. HCM cấp ngày 09/05/2019.
Chịu trách nhiệm chính: Ông Bùi Tường Vũ - Số điện thoại liên hệ: 028 3930 3279
Địa chỉ: P.702A , Centre Point, 106 Nguyễn Văn Trỗi, P.8, Q. Phú Nhuận, TP. HCM;
Địa điểm Kinh Doanh: Số 17 Nguyễn Gia Thiều, P. Võ Thị Sáu, Q3, TP. HCM;
Chứng nhận bản quyền tác giả số 416/2021/QTG ngày 18/01/2021, cấp bởi Bộ Văn hoá - Thể thao - Du lịch
Thông báo
Bạn không có thông báo nào