Công tác kiểm sát việc tạm giữ sẽ có phạm vi thực hiện như thế nào? Kiểm sát việc tạm giữ đối với việc tiếp nhận người bị tạm giữ ra sao?
Công tác kiểm sát việc tạm giữ sẽ có phạm vi thực hiện như thế nào?
Căn cứ theo quy định tại Điều 4 Quy chế công tác kiểm sát việc tạm giữ, tạm giam, thi hành án hình sự, ban hành kèm theo Quyết định 501/QĐ-VKSTC năm 2017, công tác kiểm sát việc tạm giữ có phạm vi thực hiện như sau:
- Công tác kiểm sát việc tạm giữ, tạm giam bắt đầu từ khi có việc đưa người bị tạm giữ, người bị tạm giam vào cơ sở giam giữ và kết thúc khi chấm dứt việc tạm giữ, tạm giam.
- Công tác kiểm sát thi hành án hình sự bắt đầu từ khi bản án, quyết định được thi hành theo quy định tại Điều 2 Luật Thi hành án hình sự và kết thúc khi chấm dứt việc thi hành án hình sự theo quy định của pháp luật.
- Công tác kiểm sát việc xem xét, quyết định việc hoãn, miễn chấp hành, giảm thời hạn, tạm đình chỉ hoặc miễn chấp hành phần thời gian áp dụng biện pháp xử lý hành chính còn lại của Tòa án bắt đầu từ khi Viện kiểm sát nhận được thông báo thụ lý hồ sơ đề nghị và kết thúc khi quyết định hoãn, miễn, giảm, tạm đình chỉ hoặc miễn chấp hành phần thời gian áp dụng biện pháp xử lý hành chính còn lại của Tòa án có hiệu lực mà không có việc hủy bỏ quyết định hoãn hoặc tạm đình chỉ chấp hành quyết định áp dụng biện pháp xử lý hành chính; đồng thời kiểm sát việc Tòa án gửi quyết định đó.
Viện kiểm sát kiểm sát việc tiếp nhận người bị tạm giữ của cơ sở giam giữ nhằm mục đích gì?
Căn cứ theo quy định tại Điều 5 Quy chế công tác kiểm sát việc tạm giữ, tạm giam, thi hành án hình sự, ban hành kèm theo Quyết định 501/QĐ-VKSTC năm 2017 như sau:
Kiểm sát việc tiếp nhận người bị tạm giữ, người bị tạm giam và hồ sơ quản lý tạm giữ, tạm giam
1. Viện kiểm sát kiểm sát việc tiếp nhận người bị tạm giữ, người bị tạm giam của cơ sở giam giữ nhằm bảo đảm cơ sở giam giữ thực hiện đầy đủ trách nhiệm theo quy định tại Điều 16 Luật Thi hành tạm giữ, tạm giam và các quy định của pháp luật khác có liên quan.
2. Viện kiểm sát kiểm sát việc lập hồ sơ và thực hiện chế độ quản lý, lưu trữ hồ sơ tạm giữ, tạm giam của cơ sở giam giữ theo quy định tại Điều 17 Luật Thi hành tạm giữ, tạm giam và các quy định của pháp luật khác có liên quan.
Như vậy, Viện kiểm sát kiểm sát việc tiếp nhận người bị tạm giữ của cơ sở giam giữ nhằm bảo đảm cơ sở giam giữ thực hiện đầy đủ trách nhiệm theo quy định tại Điều 16 Luật thi hành tạm giữ, tạm giam 2015 và các quy định của pháp luật khác có liên quan.
Bên cạnh đó, Viện kiểm sát kiểm sát việc lập hồ sơ và thực hiện chế độ quản lý, lưu trữ hồ sơ tạm giữ, tạm giam của cơ sở giam giữ theo quy định tại Điều 17 Luật thi hành tạm giữ, tạm giam 2015 và các quy định của pháp luật khác có liên quan.
Công tác tạm giữ (Hình từ Internet)
Viện kiểm sát kiểm sát thời hạn áp dụng biện pháp tạm giữ của cơ quan có thẩm quyền như thế nào?
Căn cứ theo quy định tại Điều 6 Quy chế công tác kiểm sát việc tạm giữ, tạm giam, thi hành án hình sự, ban hành kèm theo Quyết định 501/QĐ-VKSTC năm 2017, thì công tác kiểm sát về thời hạn áp dụng biện pháp tạm giữ như sau:
- Viện kiểm sát kiểm sát chặt chẽ về căn cứ, thẩm quyền, thủ tục, thời hạn áp dụng biện pháp tạm giữ, tạm giam của cơ quan, người có thẩm quyền theo quy định của Bộ luật Tố tụng hình sự và các quy định của pháp luật khác có liên quan.
- Khi phát hiện việc tạm giữ, tạm giam vi phạm về căn cứ, thẩm quyền, thủ tục, thời hạn tạm giữ, tạm giam theo quy định của pháp luật, Viện kiểm sát phải xác định rõ nguyên nhân, trách nhiệm của cơ quan, cá nhân;
Tùy theo tính chất, mức độ vi phạm để kháng nghị, kiến nghị yêu cầu xử lý; đồng thời báo cáo Viện kiểm sát cấp trên trực tiếp để chỉ đạo, phối hợp giải quyết.
Khi Viện kiểm sát nhân dân cấp tỉnh phát hiện vi phạm của Tòa án nhân dân cấp cao về căn cứ, thủ tục hoặc thời hạn tạm giam thì ban hành kiến nghị yêu cầu khắc phục vi phạm theo quy định tại Điều 5 và Điều 22 Luật tổ chức Viện kiểm sát nhân dân 2014, Điều 42 Luật Thi hành tạm giữ, tạm giam 2015;
Đồng thời gửi kiến nghị đến Viện kiểm sát nhân dân cấp cao để theo dõi. Trường hợp Tòa án nhân dân cấp cao không thực hiện kiến nghị, Viện kiểm sát nhân dân cấp tỉnh báo cáo Viện kiểm sát nhân dân cấp cao để xem xét, quyết định.
- Viện kiểm sát kiểm sát việc thực hiện nhiệm vụ, quyền hạn của cơ sở giam giữ theo quy định tại Điều 13 Luật Thi hành tạm giữ, tạm giam 2015;
- Chú trọng kiểm sát việc thông báo bằng văn bản cho cơ quan đang thụ lý vụ án trước khi hết thời hạn và việc kiến nghị khi hết thời hạn tạm giữ, tạm giam.
Lê Đình Khôi
Quý khách cần hỏi thêm thông tin về Người bị tạm giữ có thể đặt câu hỏi tại đây.
- Công đoàn Việt Nam là tổ chức gì? Thành viên hợp danh của công ty hợp danh được kết nạp vào Công đoàn Việt Nam không?
- Mục đích của đổi mới công nghệ là gì? 04 mục tiêu của chương trình Đổi mới công nghệ quốc gia là gì?
- Content về ngày 20 11 sáng tạo, thu hút? Ngày Nhà giáo Việt Nam 20 11 2024 thứ mấy, ngày mấy âm lịch?
- Ngày 18 tháng 11 là ngày gì? Ngày 18 tháng 11 là thứ mấy? Ngày 18 tháng 11 có phải ngày nghỉ lễ, tết của người lao động không?
- Mẫu Công văn đề xuất xếp loại chất lượng chi bộ, tập thể lãnh đạo và đảng viên mới nhất là mẫu nào?