Công ty nông lâm nghiệp phải thực hiện trích lập dự phòng rủi ro đối với rừng sản xuất là rừng trồng vào thời điểm nào?
- Công ty nông lâm nghiệp phải thực hiện trích lập dự phòng rủi ro đối với rừng sản xuất là rừng trồng vào thời điểm nào?
- Công ty nông lâm nghiệp chỉ được sử dụng khoản dự phòng rủi ro đã trích lập vào hoạt động nào?
- Công ty nông lâm nghiệp đã mua bảo hiểm cho diện tích rừng trồng thì có được trích lập dự phòng rủi ro đối với rừng sản xuất là rừng trồng không?
Công ty nông lâm nghiệp phải thực hiện trích lập dự phòng rủi ro đối với rừng sản xuất là rừng trồng vào thời điểm nào?
Việc trích lập dự phòng rủi ro đối với rừng sản xuất là rừng trồng được quy định tại Điều 4 Thông tư 52/2015/TT-BTC như sau:
Trích lập và sử dụng dự phòng rủi ro đối với rừng sản xuất là rừng trồng
Công ty nông, lâm nghiệp thực hiện trích lập dự phòng rủi ro đối với rừng sản xuất là rừng trồng theo quy định sau:
1. Hàng năm vào cuối kỳ kế toán năm, công ty nông, lâm nghiệp thực hiện kiểm kê, đánh giá chất lượng và phân loại rừng sản xuất là rừng trồng theo diện tích, độ tuổi, loại cây làm cơ sở trích lập dự phòng.
2. Thời điểm trích lập dự phòng là thời điểm cuối kỳ kế toán năm đầu tiên kể từ khi bắt đầu trồng rừng. Đối với diện tích rừng đã trồng trước thời điểm Thông tư này có hiệu lực thi hành, công ty nông, lâm nghiệp được trích lập tại thời điểm cuối kỳ kế toán năm đầu tiên kể từ thời điểm Thông tư này có hiệu lực thi hành.
3. Mức trích lập dự phòng: Mức trích lập dự phòng tối đa bằng 5% tổng chi phí do công ty lâm nghiệp đã đầu tư để trồng, chăm sóc, quản lý bảo vệ rừng sản xuất là rừng trồng. Mục trích cụ thể và thời gian trích (có thể phân bổ cho nhiều năm) do công ty tự quyết định tùy thuộc vào khả năng tài chính của doanh nghiệp hàng năm, đảm bảo doanh nghiệp không phát sinh lỗ.
...
Như vậy, theo quy định, công ty nông lâm nghiệp phải thực hiện trích lập dự phòng rủi ro đối với rừng sản xuất là rừng trồng vào thời điểm cuối kỳ kế toán năm đầu tiên kể từ khi bắt đầu trồng rừng.
Đối với diện tích rừng đã trồng trước thời điểm Thông tư 52/2015/TT-BTC có hiệu lực thi hành (ngày 02/06/2015) thì công ty nông lâm nghiệp được trích lập tại thời điểm cuối kỳ kế toán năm đầu tiên kể từ thời điểm Thông tư 52/2015/TT-BTC có hiệu lực thi hành.
Công ty nông lâm nghiệp phải thực hiện trích lập dự phòng rủi ro đối với rừng sản xuất là rừng trồng vào thời điểm nào? (Hình từ Internet)
Công ty nông lâm nghiệp chỉ được sử dụng khoản dự phòng rủi ro đã trích lập vào hoạt động nào?
Việc sử dụng khoản dự phòng rủi ro đối với rừng sản xuất là rừng trồng được quy định tại Điều 4 Thông tư 52/2015/TT-BTC như sau:
Trích lập và sử dụng dự phòng rủi ro đối với rừng sản xuất là rừng trồng
Công ty nông, lâm nghiệp thực hiện trích lập dự phòng rủi ro đối với rừng sản xuất là rừng trồng theo quy định sau:
...
3. Mức trích lập dự phòng: Mức trích lập dự phòng tối đa bằng 5% tổng chi phí do công ty lâm nghiệp đã đầu tư để trồng, chăm sóc, quản lý bảo vệ rừng sản xuất là rừng trồng. Mục trích cụ thể và thời gian trích (có thể phân bổ cho nhiều năm) do công ty tự quyết định tùy thuộc vào khả năng tài chính của doanh nghiệp hàng năm, đảm bảo doanh nghiệp không phát sinh lỗ.
Khoản trích lập dự phòng được hạch toán vào chi phí sản xuất, kinh doanh của doanh nghiệp trong kỳ và được trừ khi xác định thu nhập chịu thuế.
4. Sử dụng nguồn dự phòng: Doanh nghiệp chỉ được sử dụng khoản dự phòng đã trích lập để bù đắp tổn thất xảy ra do thiên tai, hỏa hoạn, dịch bệnh cho phần diện tích rừng trồng đã trích lập; giá trị tổn thất còn thiếu sau khi bù đắp bằng nguồn dự phòng được hạch toán là chi phí sản xuất, kinh doanh trong kỳ. Trường hợp sau khi bù đắp tổn thất vẫn còn số dư khoản trích lập dự phòng, doanh nghiệp tiếp tục theo dõi và trích lập cho các năm tiếp theo đến thời điểm khai thác rừng sản xuất là rừng trồng.
Khi khai thác diện tích rừng trồng đã trích lập dự phòng, khoản trích lập dự phòng còn lại phải được hoàn nhập hạch toán giảm chi phí sản xuất, kinh doanh.
5. Trường hợp doanh nghiệp đã mua bảo hiểm cho diện tích rừng trồng thì không được trích lập dự phòng. Trường hợp doanh nghiệp đã thực hiện trích lập dự phòng trước khi mua bảo hiểm thì không được trích lập tiếp. Khi có tổn thất xảy ra, giá trị tổn thất sau khi đã bù đắp bằng tiền bồi thường của tổ chức bảo hiểm, dự phòng (nếu có), phần còn thiếu được hạch toán là chi phí sản xuất, kinh doanh trong kỳ.
...
Như vậy, theo quy định, công ty nông lâm nghiệp chỉ được sử dụng khoản dự phòng rủi ro đã trích lập để:
(1) Bù đắp tổn thất xảy ra do thiên tai, hỏa hoạn, dịch bệnh cho phần diện tích rừng trồng đã trích lập;
(2) Bù đắp giá trị tổn thất còn thiếu sau khi bù đắp bằng nguồn dự phòng được hạch toán là chi phí sản xuất, kinh doanh trong kỳ.
Trường hợp sau khi bù đắp tổn thất vẫn còn số dư khoản trích lập dự phòng, doanh nghiệp tiếp tục theo dõi và trích lập cho các năm tiếp theo đến thời điểm khai thác rừng sản xuất là rừng trồng.
Lưu ý: Khi khai thác diện tích rừng trồng đã trích lập dự phòng, khoản trích lập dự phòng còn lại phải được hoàn nhập hạch toán giảm chi phí sản xuất, kinh doanh.
Công ty nông lâm nghiệp đã mua bảo hiểm cho diện tích rừng trồng thì có được trích lập dự phòng rủi ro đối với rừng sản xuất là rừng trồng không?
Việc trích lập dự phòng rủi ro đối với rừng sản xuất là rừng trồng được quy định tại Điều 4 Thông tư 52/2015/TT-BTC như sau:
Trích lập và sử dụng dự phòng rủi ro đối với rừng sản xuất là rừng trồng
Công ty nông, lâm nghiệp thực hiện trích lập dự phòng rủi ro đối với rừng sản xuất là rừng trồng theo quy định sau:
...
5. Trường hợp doanh nghiệp đã mua bảo hiểm cho diện tích rừng trồng thì không được trích lập dự phòng. Trường hợp doanh nghiệp đã thực hiện trích lập dự phòng trước khi mua bảo hiểm thì không được trích lập tiếp. Khi có tổn thất xảy ra, giá trị tổn thất sau khi đã bù đắp bằng tiền bồi thường của tổ chức bảo hiểm, dự phòng (nếu có), phần còn thiếu được hạch toán là chi phí sản xuất, kinh doanh trong kỳ.
6. Doanh nghiệp phải lập hội đồng để thẩm định mức trích lập các khoản dự phòng và xử lý tổn thất thực tế. Thành phần hội đồng gồm: tổng giám đốc (hoặc giám đốc), kế toán trưởng, các trưởng phòng, ban có liên quan và một số chuyên gia (nếu cần), tổng giám đốc (hoặc giám đốc) doanh nghiệp quyết định thành lập hội đồng.
Như vậy, theo quy định, trường hợp công ty nông lâm nghiệp đã mua bảo hiểm cho diện tích rừng trồng thì không được trích lập dự phòng rủi ro đối với rừng sản xuất là rừng trồng.
Trường hợp doanh nghiệp đã thực hiện trích lập dự phòng trước khi mua bảo hiểm thì không được trích lập tiếp.
Khi có tổn thất xảy ra, giá trị tổn thất sau khi đã bù đắp bằng tiền bồi thường của tổ chức bảo hiểm, dự phòng (nếu có), phần còn thiếu được hạch toán là chi phí sản xuất, kinh doanh trong kỳ.
Nguyễn Thị Hậu
Quý khách cần hỏi thêm thông tin về Công ty nông lâm nghiệp có thể đặt câu hỏi tại đây.
- 03 lưu ý quan trọng khi đánh giá xếp loại đảng viên cuối năm? Điều kiện cơ bản để được đánh giá xếp loại?
- Hóa đơn bán hàng là gì? Trường hợp nào được cấp hóa đơn điện tử có mã của cơ quan thuế theo từng lần phát sinh là hóa đơn bán hàng?
- Giáo dục mầm non là gì? Nội dung giáo dục mầm non phải bảo đảm yêu cầu gì theo quy định pháp luật?
- Kho bảo thuế được thành lập trong khu vực nào? Kho bảo thuế có phải là địa điểm kiểm tra thực tế hàng hóa không?
- Không sử dụng đất trồng cây lâu năm liên tục trong 18 tháng bị phạt bao nhiêu tiền? Bị thu hồi đất trong trường hợp nào?