Hồ sơ thẩm định Đề án tổng thể sắp xếp đổi mới công ty nông lâm nghiệp Nhà nước nắm giữ 100% vốn điều lệ gồm các giấy tờ gì?
- Đề án tổng thể sắp xếp đổi mới công ty nông lâm nghiệp Nhà nước nắm giữ 100% vốn điều lệ gồm các nội dung nào?
- Hồ sơ thẩm định Đề án tổng thể sắp xếp đổi mới công ty nông lâm nghiệp Nhà nước nắm giữ 100% vốn điều lệ bao gồm các giấy tờ gì?
- Ai có quyền thẩm định Đề án tổng thể sắp xếp đổi mới công ty nông lâm nghiệp Nhà nước nắm giữ 100% vốn điều lệ?
Đề án tổng thể sắp xếp đổi mới công ty nông lâm nghiệp Nhà nước nắm giữ 100% vốn điều lệ gồm các nội dung nào?
Căn cứ theo Điều 4 Thông tư 02/2015/TT-BNNPTNT quy định về nội dung Đề án tổng thể sắp xếp đổi mới công ty nông lâm nghiệp như sau:
Đề án có kết cấu và nội dung theo mẫu tại Phụ lục I ban hành kèm theo Thông tư 02/2015/TT-BNNPTNT. Trong đó, một số nội dung cơ bản như sau:
(1) Về đất đai của công ty nông lâm nghiệp
- Đối với diện tích đất sản xuất nông nghiệp, đất nuôi trồng thủy sản, đất làm muối, đất nông nghiệp khác, đất phi nông nghiệp (đất ở, đất chuyên dùng), đất chưa sử dụng (không thuộc đất lâm nghiệp), đất có mặt nước ven biển xác định diện tích, hiện trạng các loại đất đai, sử dụng kết quả thống kê, kiểm kê đất đai đến ngày 31 tháng 12 của năm liền kề trước thời điểm xây dựng Đề án, điều chỉnh tăng giảm đến thời điểm lập Đề án.
- Đối với đất rừng phòng hộ, rừng đặc dụng và rừng sản xuất: xác định diện tích và trạng thái các loại rừng, sử dụng kết quả kiểm kê, thống kê, lập hồ sơ quản lý rừng được công bố đến ngày 31 tháng 12 của năm liền kề trước thời điểm xây dựng Đề án hoặc sử dụng kết quả Dự án tổng điều tra, kiểm kê rừng toàn quốc giai đoạn 2013-2016 theo Quyết định 594/QĐ-TTg ngày 15/4/2013 của Thủ tướng Chính phủ tại địa phương, điều chỉnh tăng giảm đến thời điểm lập Đề án.
- Thực hiện rà soát, thống kê và lập phương án sử dụng đất theo quy định tại Điều 13 Nghị định 118/2014/NĐ-CP, với đầy đủ các dữ liệu sau:
+ Xác định diện tích đất giữ lại để tổ chức lại sản xuất kinh doanh từng hình thức giao đất, thuê đất theo quy định tại Điều 14 Nghị định 118/2014/NĐ-CP;
+ Xác định diện tích không tiếp tục giữ lại và bàn giao về địa phương theo quy định tại Điều 15 Nghị định 118/2014/NĐ-CP;
+ Xác định diện tích đất đã cho thuê, cho mượn; bị lấn chiếm có tranh chấp; đất liên doanh, liên kết, hợp tác đầu tư theo quy định tại Điều 16 Nghị định 118/2014/NĐ-CP;
+ Xác định diện tích đất ở, đất kinh tế hộ gia đình theo quy định tại Điều 17 Nghị định 118/2014/NĐ-CP.
+ Hiện trạng và phương án sử dụng đất sau khi sắp xếp, đổi mới của công ty nông, lâm nghiệp tại điểm a, b, c khoản 1 Điều này báo cáo theo mẫu biểu số 01/ĐĐ, 02/ĐĐ kèm theo Phụ lục I.
(2) Về tài sản trên đất
- Đối với công ty nông nghiệp: xác định số lượng và giá trị tất cả các loại tài sản của công ty hiện có căn cứ vào số kiểm kê 31/12 năm trước liền kề thời điểm xây dựng Đề án, điều chỉnh tăng giảm đến thời điểm lập Đề án.
- Đối với công ty lâm nghiệp: xác định số lượng và giá trị tất cả các loại tài sản của công ty hiện có rà soát đối chiếu với thực địa, cụ thể:
+ Đối với rừng sản xuất là rừng trồng: xác định diện tích và giá trị rừng trồng hiện có của công ty theo quy định của liên Bộ Tài chính – Nông nghiệp và Phát triển nông thôn tại thời điểm xây dựng Đề án, điều chỉnh tăng giảm đến thời điểm lập Đề án.
+ Thống kê số lượng, giá trị (nguyên giá, giá trị còn lại) của tài sản, công trình hạ tầng, phân theo loại cần cho phục vụ sản xuất kinh doanh của công ty, loại không cần dùng và bàn giao về địa phương quản lý theo quy định tại khoản 4 Điều 19 Nghị định 118/2014/NĐ-CP.
+ Các tài sản khác của công ty: số lượng và giá trị hiện có căn cứ vào số kiểm kê đến ngày 31 tháng 12 năm trước liền kề thời điểm xây dựng Đề án, điều chỉnh tăng giảm đến thời điểm lập Đề án.
Số liệu về tài sản trên đất của công ty nông, lâm nghiệp báo cáo theo mẫu biểu số 03/TS, 04/TS, 05/TS kèm theo Phụ lục I.
(3) Về tài chính
- Thống kê kết quả sản xuất kinh doanh của công ty trong ba (03) năm liên tiếp trước thời điểm xây dựng Đề án theo niên độ tài chính kế toán. Số liệu về tài chính và kết quả hoạt động sản xuất, kinh doanh của công ty nông, lâm nghiệp thể hiện theo các mẫu biểu số 06/TC, 07/KD kèm theo Phụ lục I.
- Xác định số vốn điều lệ hiện có, tính toán nhu cầu về vốn điều lệ theo quy định tại khoản 1, khoản 2 Điều 19 Nghị định 118/2014/NĐ-CP thể hiện theo mẫu biểu số 08/TCĐT kèm theo Phụ lục I.
- Thống kê, phân loại các khoản công nợ (khoản phải thu, phải trả và trách nhiệm giải quyết); trong đó thể hiện rõ công nợ mất khả năng thanh toán và đề xuất xử lý theo mẫu biểu số 08/TCĐT kèm theo Phụ lục I.
- Xác định kinh phí để thực hiện rà soát, đo đạc, cắm mốc, lập bản đồ địa chính và cấp giấy chứng nhận quyền sử dụng đất cho công ty theo đơn giá và định mức quy định hiện hành của địa phương theo mẫu biểu số 08/TCĐT kèm theo Phụ lục I.
(4) Về đầu tư
- Xác định nhu cầu kinh phí hằng năm để thực hiện các nhiệm vụ công ích quy định tại khoản 1, khoản 2 Điều 20 Nghị định 118/2014/NĐ-CP theo mẫu biểu số 08/TCĐT kèm theo Phụ lục I .
- Xác định nhu cầu hỗ trợ đầu tư về phòng cháy, chữa cháy rừng, xây dựng đường lâm nghiệp quy định tại khoản 3 Điều 20 Nghị định 118/2014/NĐ-CP theo mẫu biểu số 08/TCĐT kèm theo Phụ lục I.
(5) Về lao động
- Đánh giá tình hình sử dụng lao động, tình hình thực hiện chế độ tiền lương, tiền thưởng, bảo hiểm đối với người lao động (nếu có) trong công ty theo quy định hiện hành của nhà nước.
- Lập phương án sử dụng lao động theo quy định tại Điều 46 Bộ luật Lao động, bao gồm: danh sách lao động được tiếp tục sử dụng, lao động được đưa đi đào tạo để tiếp tục sử dụng; danh sách lao động đủ điều kiện nghỉ hưu; danh sách lao động chấm dứt hợp đồng lao động; danh sách lao động không bố trí được việc làm gồm: lao động dôi dư, lao động chấm dứt hợp đồng lao động theo Bộ luật Lao động; biện pháp và nguồn tài chính sắp xếp lao động.
- Tình hình thực hiện khoán (hình thức, nội dung, quyền và nghĩa vụ các bên) và số lượng lao động nhận khoán với công ty theo hợp đồng (trong đó chia ra số thực hiện theo Nghị định 135/2006/NĐ-CP và số thực hiện theo Nghị định 01/CP chưa chuyển đổi theo Nghị định 135/2006/NĐ-CP).
Số liệu về lao động của công ty nông, lâm nghiệp trước và sau khi sắp xếp thể hiện theo mẫu biểu số 09/LĐ kèm theo Phụ lục I.
(6) Về khoa học và công nghệ: Thống kê công trình, dự án đang thực hiện, dự kiến sẽ thực hiện về sản xuất thử nghiệm, ứng dụng công nghệ mới vào sản xuất kinh doanh báo cáo theo mẫu biểu số 10/KHCN kèm theo Phụ lục I.
Đề án tổng thể sắp xếp đổi mới công ty nông lâm nghiệp (Hình từ Internet)
Hồ sơ thẩm định Đề án tổng thể sắp xếp đổi mới công ty nông lâm nghiệp Nhà nước nắm giữ 100% vốn điều lệ bao gồm các giấy tờ gì?
Tại khoản 2 Điều 5 Thông tư 02/2015/TT-BNNPTNT quy định về hồ sơ thẩm định Đề án tổng thể sắp xếp đổi mới công ty nông lâm nghiệp gồm:
0 Tờ trình thẩm định của công ty gửi cơ quan chủ quản là Ủy ban nhân dân cấp tỉnh; tập đoàn, tổng công ty; Bộ, ngành chủ quản;
- Đề án sắp xếp, đổi mới của công ty nông lâm nghiệp;
- Văn bản của Ủy ban nhân dân cấp tỉnh nơi đơn vị hoạt động sản xuất kinh doanh về nội dung Đề án (đối với công ty trực thuộc tập đoàn, tổng công ty hoặc Bộ, ngành chủ quản).
Bên cạnh đó, tại khoản 3 Điều này có quy định về số lượng hồ sơ trình thẩm định:
- Các công ty nông lâm nghiệp gửi một (01) bộ hồ sơ (bản giấy) trực tiếp hoặc qua bưu điện và một (01) bản điện tử chứa các tệp ở dạng số được sao lưu trên đĩa CD gồm:
+ Các tệp văn bản hồ sơ trình thẩm định thống nhất xử lý trên phần mềm Microsoft office 2003 trở lên, cỡ chữ 13-14, phông chữ Time New Roman;
+ Các tệp là bảng biểu số liệu theo quy định tại Thông tư này được thống nhất xử lý trên bảng tính phần mềm Excel, sử dụng số tự nhiên với một chữ số thập phân sau dấu phẩy, số liệu có liên quan giữa các bảng, biểu phải liên kết với nhau qua đường linh (link).
Ai có quyền thẩm định Đề án tổng thể sắp xếp đổi mới công ty nông lâm nghiệp Nhà nước nắm giữ 100% vốn điều lệ?
Về thẩm định Đề án tổng thể sắp xếp đổi mới công ty nông lâm nghiệp căn cứ theo khoản 5 Điều 5 Thông tư 02/2015/TT-BNNPTNT quy định như sau:
- Ủy ban nhân dân cấp tỉnh thành lập hội đồng thẩm định gồm Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn là cơ quan thường trực, các Sở, ngành là thành viên: Tài nguyên và Môi trường, Kế hoạch và Đầu tư, Tài chính, Lao động thương binh và Xã hội, Khoa học và Công nghệ, Nội vụ. Tập đoàn, tổng công ty, Bộ, ngành chủ quản thành lập hội đồng thẩm định gồm các đơn vị chuyên môn, nghiệp vụ trực thuộc.
- Trong thời hạn hai mươi (20) ngày làm việc kể từ ngày nhận hồ sơ thẩm định Đề án hợp lệ của công ty nông, lâm nghiệp trực thuộc, cơ quan được giao thẩm định phải lập Hội đồng thẩm định, tổ chức thẩm định, lập hồ sơ trình Ủy ban nhân dân cấp tỉnh, tập đoàn, tổng công ty, Bộ, ngành chủ quản có văn bản thẩm định gửi công ty nông lâm nghiệp.
Đối với các công ty nông, lâm nghiệp trực thuộc tập đoàn, tổng công ty, Bộ, ngành chủ quản, trước khi trình thẩm định phải gửi Đề án lấy ý kiến bằng văn bản của Ủy ban nhân dân cấp tỉnh nơi đơn vị hoạt động sản xuất, kinh doanh về nội dung Đề án.
- Trong thời hạn năm (05) ngày làm việc kể từ ngày nhận được văn bản thẩm định công ty nông lâm nghiệp có trách nhiệm bổ sung, hoàn thiện lại hồ sơ trình theo nội dung văn bản thẩm định của Ủy ban nhân dân cấp tỉnh, tập đoàn, tổng công ty, Bộ, ngành chủ quản và gửi cho cơ quan.
Phạm Lan Anh
Quý khách cần hỏi thêm thông tin về Công ty nông lâm nghiệp có thể đặt câu hỏi tại đây.
- 03 lưu ý quan trọng khi đánh giá xếp loại đảng viên cuối năm? Điều kiện cơ bản để được đánh giá xếp loại?
- Hóa đơn bán hàng là gì? Trường hợp nào được cấp hóa đơn điện tử có mã của cơ quan thuế theo từng lần phát sinh là hóa đơn bán hàng?
- Giáo dục mầm non là gì? Nội dung giáo dục mầm non phải bảo đảm yêu cầu gì theo quy định pháp luật?
- Kho bảo thuế được thành lập trong khu vực nào? Kho bảo thuế có phải là địa điểm kiểm tra thực tế hàng hóa không?
- Không sử dụng đất trồng cây lâu năm liên tục trong 18 tháng bị phạt bao nhiêu tiền? Bị thu hồi đất trong trường hợp nào?