Công ty trách nhiệm hữu hạn hai thành viên trở lên có thể làm thủ tục giảm vốn điều lệ khi công ty mua lại phần vốn góp của thành viên đúng không?
- Người được thành viên công ty trách nhiệm hữu hạn hai thành viên trở lên tặng cho phần vốn góp của mình trong công ty sẽ trở thành thành viên mới của công ty đúng không?
- Thành viên công ty trách nhiệm hữu hạn hai trở lên thành viên được yêu cầu công ty mua lại phần vốn góp của mình trong trường hợp nào?
- Công ty trách nhiệm hữu hạn hai thành viên trở lên có thể làm thủ tục giảm vốn điều lệ khi công ty mua lại phần vốn góp của thành viên đúng không?
Người được thành viên công ty trách nhiệm hữu hạn hai thành viên trở lên tặng cho phần vốn góp của mình trong công ty sẽ trở thành thành viên mới của công ty đúng không?
Theo khoản 6 Điều 53 Luật Doanh nghiệp 2020 quy định như sau:
Xử lý phần vốn góp trong một số trường hợp đặc biệt
...
6. Trường hợp thành viên tặng cho một phần hoặc toàn bộ phần vốn góp của mình tại công ty cho người khác thì người được tặng cho trở thành thành viên công ty theo quy định sau đây:
a) Người được tặng cho thuộc đối tượng thừa kế theo pháp luật theo quy định của Bộ luật Dân sự thì người này đương nhiên là thành viên công ty;
b) Người được tặng cho không thuộc đối tượng quy định tại điểm a khoản này thì người này chỉ trở thành thành viên công ty khi được Hội đồng thành viên chấp thuận.
...
Như vậy, thành viên công ty trách nhiệm hữu hạn hai thành viên trở lên được tặng cho phần vốn góp của mình trong công ty cho người thừa kế theo pháp luật của mình và người thừa kế phần vón góp được tặng cho sẽ trở thành thành viên của công ty.
Tuy nhiên, thành viên công ty trách nhiệm hữu hạn trở lên có thể tặng cho phần vốn góp cho một người khác không phải là người thừa kế theo pháp luật của mình. Trong trường hợp này, ngược được tặng cho chỉ trở thành thành viên công ty khi được Hội đồng thành viên chấp thuận.
Công ty trách nhiệm hữu hạn hai thành viên trở lên có thể làm thủ tục giảm vốn điều lệ khi công ty mua lại phần vốn góp của thành viên đúng không? (hình từ internet)
Thành viên công ty trách nhiệm hữu hạn hai trở lên thành viên được yêu cầu công ty mua lại phần vốn góp của mình trong trường hợp nào?
Theo khoản 1 Điều 51 Luật Doanh nghiệp 2020 quy định như sau:
Mua lại phần vốn góp
1. Thành viên có quyền yêu cầu công ty mua lại phần vốn góp của mình nếu thành viên đó đã bỏ phiếu không tán thành đối với nghị quyết, quyết định của Hội đồng thành viên về vấn đề sau đây:
a) Sửa đổi, bổ sung các nội dung trong Điều lệ công ty liên quan đến quyền và nghĩa vụ của thành viên, Hội đồng thành viên;
b) Tổ chức lại công ty;
c) Trường hợp khác theo quy định tại Điều lệ công ty.
...
Như vậy, thành viên công ty trách nhiệm hữu hạn có quyền yêu cầu công ty mua lại phần vốn góp của mình trong trường hợp thành viên đó đã bỏ phiếu không tán thành đối với nghị quyết, quyết định của Hội đồng thành viên về vấn đề sau đây:
- Sửa đổi, bổ sung các nội dung trong Điều lệ công ty liên quan đến quyền và nghĩa vụ của thành viên, Hội đồng thành viên;
- Tổ chức lại công ty;
- Trường hợp khác theo quy định tại Điều lệ công ty.
Công ty trách nhiệm hữu hạn hai thành viên trở lên có thể làm thủ tục giảm vốn điều lệ khi công ty mua lại phần vốn góp của thành viên đúng không?
Theo điểm b khoản 3 Điều 68 Luật Doanh nghiệp 2020 quy định như sau:
Tăng, giảm vốn điều lệ
...
3. Công ty có thể giảm vốn điều lệ trong trường hợp sau đây:
a) Hoàn trả một phần vốn góp cho thành viên theo tỷ lệ phần vốn góp của họ trong vốn điều lệ của công ty nếu đã hoạt động kinh doanh liên tục từ 02 năm trở lên kể từ ngày đăng ký thành lập doanh nghiệp và bảo đảm thanh toán đủ các khoản nợ và nghĩa vụ tài sản khác sau khi đã hoàn trả cho thành viên;
b) Công ty mua lại phần vốn góp của thành viên theo quy định tại Điều 51 của Luật này;
c) Vốn điều lệ không được các thành viên thanh toán đầy đủ và đúng hạn theo quy định tại Điều 47 của Luật này.
4. Trừ trường hợp quy định tại điểm c khoản 3 Điều này, trong thời hạn 10 ngày kể từ ngày việc tăng hoặc giảm vốn điều lệ đã được thanh toán xong, công ty phải thông báo bằng văn bản về tăng, giảm vốn điều lệ đến Cơ quan đăng ký kinh doanh. Thông báo phải bao gồm các nội dung chủ yếu sau đây:
a) Tên, địa chỉ trụ sở chính, mã số doanh nghiệp;
b) Vốn điều lệ, số vốn đã tăng hoặc giảm;
c) Thời điểm và hình thức tăng hoặc giảm vốn;
d) Họ, tên, chữ ký của người đại diện theo pháp luật của doanh nghiệp.
5. Kèm theo thông báo quy định tại khoản 4 Điều này phải gồm nghị quyết, quyết định và biên bản họp của Hội đồng thành viên; trường hợp giảm vốn điều lệ theo quy định tại điểm a và điểm b khoản 3 Điều này, phải có thêm báo cáo tài chính gần nhất.
6. Cơ quan đăng ký kinh doanh cập nhật thông tin về việc tăng hoặc giảm vốn điều lệ trong thời hạn 03 ngày làm việc kể từ ngày nhận được thông báo.
Như vậy, khi mua lại phần vốn góp của của thành viên thì công ty trách nhiệm hữu hạn có thể giảm vốn điều lệ của công ty.
Trong thời hạn 10 ngày kể từ ngày việc giảm vốn điều lệ đã được thanh toán xong, công ty phải thông báo bằng văn bản về tăng, giảm vốn điều lệ đến Cơ quan đăng ký kinh doanh. Thông báo phải bao gồm các nội dung chủ yếu sau đây:
- Tên, địa chỉ trụ sở chính, mã số doanh nghiệp;
- Vốn điều lệ, số vốn đã tăng hoặc giảm;
- Thời điểm và hình thức tăng hoặc giảm vốn;
- Họ, tên, chữ ký của người đại diện theo pháp luật của doanh nghiệp.
Kèm theo thông báo nêu trên phải gồm nghị quyết, quyết định và biên bản họp của Hội đồng thành viên và báo cáo tài chính gần nhất.
Nguyễn Phạm Đài Trang
Quý khách cần hỏi thêm thông tin về Công ty trách nhiệm hữu hạn hai thành viên trở lên có thể đặt câu hỏi tại đây.
- Công đoàn Việt Nam là tổ chức gì? Thành viên hợp danh của công ty hợp danh được kết nạp vào Công đoàn Việt Nam không?
- Mục đích của đổi mới công nghệ là gì? 04 mục tiêu của chương trình Đổi mới công nghệ quốc gia là gì?
- Content về ngày 20 11 sáng tạo, thu hút? Ngày Nhà giáo Việt Nam 20 11 2024 thứ mấy, ngày mấy âm lịch?
- Ngày 18 tháng 11 là ngày gì? Ngày 18 tháng 11 là thứ mấy? Ngày 18 tháng 11 có phải ngày nghỉ lễ, tết của người lao động không?
- Mẫu Công văn đề xuất xếp loại chất lượng chi bộ, tập thể lãnh đạo và đảng viên mới nhất là mẫu nào?