Cục Đường sắt Việt Nam có nhiệm vụ và quyền hạn gì trong hoạt động vận tải đường sắt? Cơ cấu tổ chức của Cục ra sao?
Cục Đường sắt Việt Nam có được mở tài khoản tại kho bạc nhà nước hay không?
Cục Đường sắt Việt Nam được quy định tại khoản 2 Điều 1 Quyết định 387/QĐ-BGTVT năm 2023 quy định như sau:
Vị trí và chức năng
1. Cục Đường sắt Việt Nam là tổ chức trực thuộc Bộ Giao thông vận tải, thực hiện chức năng tham mưu, giúp Bộ trưởng Bộ Giao thông vận tải (sau đây viết tắt là Bộ trưởng) quản lý nhà nước và tổ chức thực thi pháp luật chuyên ngành giao thông vận tải đường sắt trong phạm vi cả nước.
2. Cục Đường sắt Việt Nam có tư cách pháp nhân, có con dấu, được hưởng kinh phí từ ngân sách nhà nước, được mở tài khoản tại Kho bạc Nhà nước và có trụ sở đặt tại thành phố Hà Nội.
3. Cục Đường sắt Việt Nam có tên giao dịch viết bằng tiếng Anh: VIET NAM RAILWAY AUTHORITY, viết tắt là: VNRA.
Theo đó, Cục Đường sắt Việt Nam có con dấu, được hưởng kinh phí từ ngân sách nhà nước, được mở tài khoản tại Kho bạc Nhà nước và có trụ sở đặt tại thành phố Hà Nội.
Cục Đường sắt Việt Nam có nhiệm vụ và quyền hạn gì trong hoạt động vận tải đường sắt? Cơ cấu tổ chức của Cục Đường sắt Việt Nam như thế nào? (Hình từ Internet)
Cục Đường sắt Việt Nam có nhiệm vụ và quyền hạn gì trong hoạt động vận tải đường sắt?
Nhiệm vụ của Cục Đường sắt Việt Nam được quy định tại khoản 9 Điều 2 Quyết định 387/QĐ-BGTVT năm 2023 quy định như sau:
Nhiệm vụ và quyền hạn
...
9. Về hoạt động vận tải đường sắt:
a) Kiểm tra việc thực hiện các quy định của pháp luật đối với hoạt động vận tải đường sắt theo quy định của pháp luật;
b) Hướng dẫn doanh nghiệp kinh doanh vận tải, ga đường sắt có tham gia hoạt động liên vận quốc tế thực hiện quyền và nghĩa vụ theo các thỏa thuận, điều ước quốc tế mà Việt Nam là thành viên;
c) Chủ trì báo cáo về vận tải hành khách, hành lý và hàng hóa theo quy định;
d) Tổ chức thực hiện kiểm tra, giám sát việc thực hiện biểu đồ chạy tàu trên đường sắt quốc gia; thực hiện nhiệm vụ của cơ quan quản lý nhà nước chuyên ngành đường sắt trong xây dựng, công bố, cập nhật, thực hiện công lệnh tải trọng, công lệnh tốc độ trên đường sắt quốc gia theo quy định của pháp luật;
đ) Thẩm định kế hoạch chạy tàu an sinh xã hội hàng năm của doanh nghiệp kinh doanh vận tải đường sắt trên đường sắt quốc gia để trình Bộ Giao thông vận tải phê duyệt;
e) Theo dõi về vận tải an sinh xã hội; thực hiện theo dõi và cập nhật các báo cáo quyết toán thu, chi, báo cáo quyết toán thuế hàng năm của doanh nghiệp về tàu an sinh xã hội;
g) Tổ chức kiểm tra xét duyệt quyết toán chi phí thực hiện vận tải phục vụ nhiệm vụ đặc biệt, chạy tàu an sinh xã hội của doanh nghiệp kinh doanh vận tải đường sắt, báo cáo Bộ Giao thông vận tải kết quả xét duyệt theo quy định.
...
Theo đó, trong hoạt động vận tải đường sắt, Cục Đường sắt Việt Nam có nhiệm vụ và quyền hạn như sau:
- Kiểm tra việc thực hiện các quy định của pháp luật đối với hoạt động vận tải đường sắt theo quy định của pháp luật;
- Hướng dẫn doanh nghiệp kinh doanh vận tải, ga đường sắt có tham gia hoạt động liên vận quốc tế thực hiện quyền và nghĩa vụ theo các thỏa thuận, điều ước quốc tế mà Việt Nam là thành viên;
- Chủ trì báo cáo về vận tải hành khách, hành lý và hàng hóa theo quy định;
- Tổ chức thực hiện kiểm tra, giám sát việc thực hiện biểu đồ chạy tàu trên đường sắt quốc gia; thực hiện nhiệm vụ của cơ quan quản lý nhà nước chuyên ngành đường sắt trong xây dựng, công bố, cập nhật, thực hiện công lệnh tải trọng, công lệnh tốc độ trên đường sắt quốc gia theo quy định của pháp luật;
- Thẩm định kế hoạch chạy tàu an sinh xã hội hàng năm của doanh nghiệp kinh doanh vận tải đường sắt trên đường sắt quốc gia để trình Bộ Giao thông vận tải phê duyệt;
- Theo dõi về vận tải an sinh xã hội; thực hiện theo dõi và cập nhật các báo cáo quyết toán thu, chi, báo cáo quyết toán thuế hàng năm của doanh nghiệp về tàu an sinh xã hội;
- Tổ chức kiểm tra xét duyệt quyết toán chi phí thực hiện vận tải phục vụ nhiệm vụ đặc biệt, chạy tàu an sinh xã hội của doanh nghiệp kinh doanh vận tải đường sắt, báo cáo Bộ Giao thông vận tải kết quả xét duyệt theo quy định.
Cơ cấu tổ chức của Cục Đường sắt Việt Nam như thế nào?
Cơ cấu tổ chức của Cục Đường sắt Việt Nam được quy định tại Điều 3 Quyết định 387/QĐ-BGTVT năm 2023 quy định như sau:
Nhiệm vụ và quyền hạn
Cơ cấu tổ chức
1. Văn phòng.
2. Phòng Kế hoạch - Tài chính.
3. Phòng Quản lý xây dựng và Kết cấu hạ tầng đường sắt.
4. Phòng Vận tải - Khoa học công nghệ.
5. Phòng Pháp chế - Thanh tra.
6. Phòng Thanh tra - An toàn I (có các đội Thanh tra - An toàn số 1, 2, 3, 4, 5).
7. Phòng Thanh tra - An toàn II (có các đội Thanh tra - An toàn số 6, 7, 8).
8. Phòng Thanh tra - An toàn III (có các đội Thanh tra - An toàn số 9, 10). Cục trưởng Cục Đường sắt Việt Nam quy định cụ thể chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn của các tổ chức nêu trên.
Theo đó, cơ cấu tổ chức của Cục Đường sắt Việt Nam được quy định như sau:
- Văn phòng.
- Phòng Kế hoạch - Tài chính.
- Phòng Quản lý xây dựng và Kết cấu hạ tầng đường sắt.
- Phòng Vận tải - Khoa học công nghệ.
- Phòng Pháp chế - Thanh tra.
- Phòng Thanh tra - An toàn I (có các đội Thanh tra - An toàn số 1, 2, 3, 4, 5).
- Phòng Thanh tra - An toàn II (có các đội Thanh tra - An toàn số 6, 7, 8).
- Phòng Thanh tra - An toàn III (có các đội Thanh tra - An toàn số 9, 10). Cục trưởng Cục Đường sắt Việt Nam quy định cụ thể chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn của các tổ chức nêu trên.
Nguyễn Quốc Bảo
Quý khách cần hỏi thêm thông tin về Cục Đường sắt Việt Nam có thể đặt câu hỏi tại đây.
- Việc đăng ký và phê duyệt lịch công tác của Lãnh đạo Kiểm toán nhà nước và các đơn vị trực thuộc bằng phần mềm Họp không giấy thế nào?
- Các trường hợp thay đổi nguyên giá tài sản kết cấu hạ tầng giao thông đường bộ theo Thông tư 74/2024?
- Thủ tục cấp Giấy chứng nhận kiểm định phương tiện phòng cháy và chữa cháy theo Thông tư 55/2024 như thế nào?
- Phương pháp tính hao mòn của tài sản kết cấu hạ tầng giao thông đường bộ theo Thông tư 74/2024?
- Khu vực nào phải xây dựng bảng giá đất đến từng thửa đất trên cơ sở vùng giá trị, thửa đất chuẩn?