Đã kê khai tài sản vào tháng 9, đến cuối năm tiếp tục kê khai thì là kê khai hằng năm hay kê khai bổ sung?
- Đã kê khai tài sản vào tháng 9, đến cuối năm tiếp tục kê khai thì là kê khai hằng năm hay kê khai bổ sung?
- Việc kê khai tài sản, thu nhập được tổ chức thực hiện như thế nào?
- Quản lý, cập nhật bản kê khai tài sản, thu nhập và các thông tin về kiểm soát tài sản, thu nhập là trách nhiệm và quyền hạn của cơ quan nào?
Đã kê khai tài sản vào tháng 9, đến cuối năm tiếp tục kê khai thì là kê khai hằng năm hay kê khai bổ sung?
Đã kê khai tài sản vào tháng 9, đến cuối năm tiếp tục kê khai thì là kê khai hằng năm hay kê khai bổ sung, thì căn cứ Điều 36 Luật Phòng, chống tham nhũng 2018 quy định:
Phương thức và thời điểm kê khai tài sản, thu nhập
1. Kê khai lần đầu được thực hiện đối với những trường hợp sau đây:
a) Người đang giữ vị trí công tác quy định tại các khoản 1, 2 và 3 Điều 34 của Luật này tại thời điểm Luật này có hiệu lực thi hành. Việc kê khai phải hoàn thành trước ngày 31 tháng 12 năm 2019;
b) Người lần đầu giữ vị trí công tác quy định tại các khoản 1, 2 và 3 Điều 34 của Luật này. Việc kê khai phải hoàn thành chậm nhất là 10 ngày kể từ ngày được tiếp nhận, tuyển dụng, bố trí vào vị trí công tác.
2. Kê khai bổ sung được thực hiện khi người có nghĩa vụ kê khai có biến động về tài sản, thu nhập trong năm có giá trị từ 300.000.000 đồng trở lên. Việc kê khai phải hoàn thành trước ngày 31 tháng 12 của năm có biến động về tài sản, thu nhập, trừ trường hợp đã kê khai theo quy định tại khoản 3 Điều này.
3. Kê khai hằng năm được thực hiện đối với những trường hợp sau đây:
a) Người giữ chức vụ từ Giám đốc sở và tương đương trở lên. Việc kê khai phải hoàn thành trước ngày 31 tháng 12;
b) Người không thuộc quy định tại điểm a khoản này làm công tác tổ chức cán bộ, quản lý tài chính công, tài sản công, đầu tư công hoặc trực tiếp tiếp xúc và giải quyết công việc của cơ quan, tổ chức, đơn vị, cá nhân khác theo quy định của Chính phủ. Việc kê khai phải hoàn thành trước ngày 31 tháng 12.
...
Và căn cứ Điều 34 Luật Phòng, chống tham nhũng 2018, khoản 3 Điều 217 Luật Doanh nghiệp 2020 quy định:
Người có nghĩa vụ kê khai tài sản, thu nhập
1. Cán bộ, công chức.
2. Sĩ quan Công an nhân dân; sĩ quan Quân đội nhân dân, quân nhân chuyên nghiệp.
3. Người giữ chức vụ từ Phó trưởng phòng và tương đương trở lên công tác tại đơn vị sự nghiệp công lập, doanh nghiệp do Nhà nước nắm giữ 100% vốn điều lệ, người được cử làm đại diện phần vốn nhà nước tại doanh nghiệp.
...
Như vậy, ngày 05/09/2023 được xem là kê khai lần đầu khi được bổ nhiệm vào vị trí công tác.
Trường hợp cuối năm tiếp tục kê khai thì phải xem xét người này có đang làm công tác tổ chức, quản lý cán bộ, quản lý tài chính công, tài sản công, đầu tư công hoặc trực tiếp tiếp xúc và giải quyết công việc của cơ quan, tổ chức, đơn vị, cá nhân khác hay không.
- Nếu có thì việc kê khai cuối năm được xem là kê khai hằng năm.
- Nếu không thuộc trường hợp trên thì khả năng cao là kê khai bổ sung do có biến động về tài sản, thu nhập.
Kê khai tài sản (Hình từ Internet)
Việc kê khai tài sản, thu nhập được tổ chức thực hiện như thế nào?
Việc kê khai tài sản, thu nhập được tổ chức thực hiện theo Điều 37 Luật Phòng, chống tham nhũng 2018 như sau:
(1) Cơ quan, tổ chức, đơn vị quản lý, sử dụng người có nghĩa vụ kê khai tổ chức việc kê khai tài sản, thu nhập như sau:
- Lập danh sách người có nghĩa vụ kê khai và gửi cho Cơ quan kiểm soát tài sản, thu nhập có thẩm quyền;
- Hướng dẫn việc kê khai tài sản, thu nhập cho người có nghĩa vụ kê khai;
- Lập sổ theo dõi kê khai, giao, nhận bản kê khai.
(2) Người có nghĩa vụ kê khai có trách nhiệm kê khai theo mẫu và gửi bản kê khai cho cơ quan, tổ chức, đơn vị quản lý, sử dụng người có nghĩa vụ kê khai.
Quản lý, cập nhật bản kê khai tài sản, thu nhập và các thông tin về kiểm soát tài sản, thu nhập là trách nhiệm và quyền hạn của cơ quan nào?
Quản lý, cập nhật bản kê khai tài sản, thu nhập và các thông tin về kiểm soát tài sản, thu nhập là trách nhiệm và quyền hạn của cơ quan được quy định tại khoản 1 Điều 31 Luật Phòng, chống tham nhũng 2018 như sau:
Nhiệm vụ, quyền hạn của Cơ quan kiểm soát tài sản, thu nhập
1. Cơ quan kiểm soát tài sản, thu nhập có nhiệm vụ sau đây:
a) Quản lý, cập nhật bản kê khai tài sản, thu nhập (sau đây gọi là bản kê khai) và các thông tin về kiểm soát tài sản, thu nhập;
b) Giữ bí mật thông tin thu thập được trong quá trình kiểm soát tài sản, thu nhập;
c) Áp dụng hoặc đề nghị cơ quan, tổ chức, đơn vị, cá nhân có thẩm quyền áp dụng biện pháp bảo vệ người cung cấp thông tin có liên quan đến việc kiểm soát tài sản, thu nhập. Việc bảo vệ người cung cấp thông tin được thực hiện như bảo vệ người tố cáo quy định tại khoản 1 Điều 67 của Luật này;
d) Cung cấp bản kê khai, thông tin, dữ liệu về kiểm soát tài sản, thu nhập khi có yêu cầu của cơ quan, tổ chức, đơn vị, cá nhân có thẩm quyền quy định tại Điều 42 của Luật này;
đ) Trong quá trình kiểm soát tài sản, thu nhập nếu phát hiện hành vi vi phạm pháp luật thì Cơ quan kiểm soát tài sản, thu nhập phải chuyển vụ việc cho cơ quan có thẩm quyền giải quyết.
...
Theo đó, quản lý, cập nhật bản kê khai tài sản, thu nhập và các thông tin về kiểm soát tài sản, thu nhập là trách nhiệm và quyền hạn của Cơ quan kiểm soát tài sản, thu nhập. Cơ quan kiểm soát tài sản, thu nhập được quy định cụ thể tại Điều 30 Luật Phòng, chống tham nhũng 2018.
Nguyễn Nhật Vy
Quý khách cần hỏi thêm thông tin về Kê khai tài sản có thể đặt câu hỏi tại đây.
- Công đoàn Việt Nam là tổ chức gì? Thành viên hợp danh của công ty hợp danh được kết nạp vào Công đoàn Việt Nam không?
- Mục đích của đổi mới công nghệ là gì? 04 mục tiêu của chương trình Đổi mới công nghệ quốc gia là gì?
- Content về ngày 20 11 sáng tạo, thu hút? Ngày Nhà giáo Việt Nam 20 11 2024 thứ mấy, ngày mấy âm lịch?
- Ngày 18 tháng 11 là ngày gì? Ngày 18 tháng 11 là thứ mấy? Ngày 18 tháng 11 có phải ngày nghỉ lễ, tết của người lao động không?
- Mẫu Công văn đề xuất xếp loại chất lượng chi bộ, tập thể lãnh đạo và đảng viên mới nhất là mẫu nào?