Mẫu bản kê khai tài sản, thu nhập bổ sung theo quy định mới nhất hiện nay? Hướng dẫn cách kê khai tài sản, thu nhập bổ sung?
Mẫu bản kê khai tài sản, thu nhập bổ sung theo quy định mới nhất hiện nay?
Tải trọn bộ các văn bản về kê khai tài sản, thu nhập bổ sung hiện hành: Tải về
Căn cứ theo Phụ lục II được ban hành kèm theo Nghị định 130/2020/NĐ-CP, bản kê khai tài sản, thu nhập bổ sung đối với người giữ chức vụ, quyền hạn được thực hiện theo mẫu dưới đây:
Để biết thêm chi tiết, bạn có thể tải về Mẫu bản kê khai tài sản, thu nhập bổ sung bản word tại đây tại đây.
Hướng dẫn cách kê khai tài sản, thu nhập bổ sung (Hình từ Internet)
Hướng dẫn cách kê khai tài sản, thu nhập bổ sung như thế nào?
Theo Phụ lục II được ban hành kèm theo Nghị định 130/2020/NĐ-CP thì việc kê khai tài sản, thu nhập bổ sung được thực hiện theo quy định sau đây:
(1) Ghi ngày hoàn thành việc kê khai.
(2) Ghi như phần thông tin chung trong Mẫu bản kê khai tại Phụ lục I kèm theo Nghị định này.
(3) Nếu tài sản tăng thì ghi dấu cộng (+) và số lượng tài sản tăng vào cột “số lượng tài sản”, ghi giá trị tài sản tăng vào cột “giá trị tài sản, thu nhập” và giải thích nguyên nhân tăng vào cột “nội dung giải trình nguồn gốc tài sản tăng thêm và tổng thu nhập”.
(4) Nếu tài sản giảm thì ghi dấu trừ (-) vào cột “số lượng tài sản”, ghi giá trị tài sản giảm vào cột “giá trị tài sản, thu nhập” và giải thích nguyên nhân giảm tài sản vào cột “Nội dung giải trình nguồn gốc tài sản tăng thêm và tổng thu nhập”.
(5) Ghi tổng thu nhập giữa 02 lần kê khai vào cột “giá trị tài sản, thu nhập” và ghi rõ từng khoản thu nhập có được trong kỳ kê khai (xem ví dụ tại điểm 32 phần hướng dẫn tại Phụ lục I kèm theo Nghị định này).
(6) Ghi như mục II “Thông tin mô tả về tài sản” theo mẫu bản kê khai và hướng dẫn tại Phụ lục I kèm theo Nghị định này. Lưu ý chỉ kê khai về những tài sản mới tăng thêm, không kê khai lại những tài sản đã kê khai trước đó.
Trên đây là chú thích từng mục trong bản kê khai tài sản, thu nhập bổ sung. Bạn có thể đối chiếu với bản kê khai để thực hiện điền thông tin kê khai cho chính xác.
Những người nào phải thực hiện kê khai tài sản, thu nhập hàng năm?
Căn cứ theo khoản 1 Điều 36 Luật Phòng, chống tham nhũng 2018 và Điều 10 Nghị định 130/2020/NĐ-CP thì những người sau đây phải thực hiện kê khai tài sản, thu nhập hàng năm:
(1) Người giữ chức vụ từ Giám đốc sở và tương đương trở lên.
Thời gian thực hiện kê khai: phải hoàn thành trước ngày 31 tháng 12 hàng năm.
(2) Người không thuộc quy định tại mục (1) làm công tác tổ chức cán bộ, quản lý tài chính công, tài sản công, đầu tư công hoặc trực tiếp tiếp xúc và giải quyết công việc của cơ quan, tổ chức, đơn vị, cá nhân khác theo quy định của Chính phủ. Bao gồm:
- Các ngạch công chức và chức danh sau đây:
+ Chấp hành viên;
+ Điều tra viên;
+ Kế toán viên;
+ Kiểm lâm viên;
+ Kiểm sát viên;
+ Kiểm soát viên ngân hàng;
+ Kiểm soát viên thị trường;
+ Kiểm toán viên;
+ Kiểm tra viên của Đảng;
+ Kiểm tra viên hải quan;
+ Kiểm tra viên thuế;
+ Thanh tra viên;
+ Thẩm phán.
- Những người giữ chức vụ lãnh đạo, quản lý từ Phó trưởng phòng và tương đương trở lên công tác trong một số lĩnh vực được xác định trong danh mục tại Phụ lục III được ban hành kèm theo Nghị định này.
- Người đại diện phần vốn nhà nước tại doanh nghiệp.
Thời gian thực hiện kê khai: phải hoàn thành trước ngày 31 tháng 12 hàng năm.
Trường hợp nào phải thực hiện xác minh tài sản, thu nhập?
Căn cứ theo khoản 1 Điều 41 Luật Phòng, chống tham nhũng 2018 thì cơ quan kiểm soát tài sản, thu nhập xác minh tài sản, thu nhập khi có một trong các căn cứ sau đây:
- Có dấu hiệu rõ ràng về việc kê khai tài sản, thu nhập không trung thực;
- Có biến động tăng về tài sản, thu nhập từ 300.000.000 đồng trở lên so với tài sản, thu nhập đã kê khai lần liền trước đó mà người có nghĩa vụ kê khai giải trình không hợp lý về nguồn gốc;
- Có tố cáo về việc kê khai tài sản, thu nhập không trung thực và đủ điều kiện thụ lý theo quy định của Luật Tố cáo;
- Thuộc trường hợp xác minh theo kế hoạch xác minh tài sản, thu nhập hằng năm đối với người có nghĩa vụ kê khai được lựa chọn ngẫu nhiên;
- Có yêu cầu hoặc kiến nghị của cơ quan, tổ chức, đơn vị, cá nhân có thẩm quyền theo quy định tại Điều 42 của Luật này.
Đinh Thị Ngọc Huyền
Quý khách cần hỏi thêm thông tin về Kê khai tài sản có thể đặt câu hỏi tại đây.
- Có thể xét nâng bậc lương trước thời hạn đối với cán bộ, công chức, viên chức và người lao động đã có thông báo nghỉ hưu?
- Phê bình người có hành vi bạo lực gia đình có phải là một biện pháp ngăn chặn hành vi bạo lực gia đình?
- Mẫu biên bản họp hội đồng thi đua khen thưởng? Cách viết mẫu biên bản hội đồng thi đua khen thưởng?
- Người nước ngoài được sở hữu bao nhiêu nhà ở tại Việt Nam? Người nước ngoài được sở hữu nhà ở tại Việt Nam tối đa bao nhiêu năm?
- Công dân được tham gia lực lượng tham gia bảo vệ an ninh trật tự ở cơ sở khi từ đủ 18 tuổi đến đủ 70 tuổi đúng không?