Đất trồng lúa còn lại là gì? Mức hỗ trợ sản xuất lúa đối với đất trồng lúa còn lại là bao nhiêu?
- Đất trồng lúa còn lại là gì? Mức hỗ trợ sản xuất lúa đối với đất trồng lúa còn lại là bao nhiêu?
- Ai có thẩm quyền quyết định mức hỗ trợ sản xuất lúa đối với đất trồng lúa còn lại?
- Việc chuyển đổi cơ cấu cây trồng, vật nuôi trên đất trồng lúa sang cây trồng lâu năm chỉ được thực hiện với đất trồng lúa còn lại đúng không?
Đất trồng lúa còn lại là gì? Mức hỗ trợ sản xuất lúa đối với đất trồng lúa còn lại là bao nhiêu?
Căn cứ theo quy định tại Điều 3 Nghị định 112/2024/NĐ-CP định nghĩa "đất chuyên trồng lúa" như sau:
Giải thích từ ngữ
Trong Nghị định này, các từ ngữ dưới đây được hiểu như sau:
1. Đất trồng lúa là đất trồng từ một vụ lúa trở lên hoặc trồng lúa kết hợp với các mục đích sử dụng đất khác được pháp luật cho phép nhưng trồng lúa là chính, đất trồng lúa bao gồm đất chuyên trồng lúa và đất trồng lúa còn lại.
a) Đất chuyên trồng lúa là đất trồng hai vụ lúa nước trở lên trong năm;
b) Đất trồng lúa còn lại là đất trồng một vụ lúa nước trong năm và đất trồng lúa nương.
...
Theo đó, đất trồng lúa còn lại là đất trồng một vụ lúa nước trong năm và đất trồng lúa nương.
Căn cứ theo quy định tại khoản 1 Điều 14 Nghị định 112/2024/NĐ-CP thì ngân sách nhà nước hỗ trợ sản xuất lúa như sau:
Hỗ trợ địa phương sản xuất lúa
1. Ngân sách nhà nước hỗ trợ sản xuất lúa như sau:
a) Hỗ trợ 1.500.000 đồng/ha/năm đối với đất chuyên trồng lúa;
b) Hỗ trợ 750.000 đồng/ha/năm đối với đất trồng lúa còn lại, trừ đất lúa nương được mở rộng tự phát không theo quy hoạch, kế hoạch sử dụng đất trồng lúa;
c) Hỗ trợ thêm 1.500.000 đồng/ha/năm đối với đất chuyên trồng lúa tại vùng quy hoạch trồng lúa có năng suất, chất lượng cao.
...
Như vậy, mức hỗ trợ sản xuất lúa đối với đất trồng lúa còn lại là 750.000 đồng/ha/năm, trừ đất lúa nương được mở rộng tự phát không theo quy hoạch, kế hoạch sử dụng đất trồng lúa.
Lưu ý: Cũng theo Điều 14 Nghị định 112/2024/NĐ-CP thì diện tích đất trồng lúa còn lại được xác định theo số liệu thống kê đất đai của các tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương do Bộ Tài nguyên và Môi trường công bố của năm liền kề trước năm đầu thời kỳ ổn định ngân sách, riêng đối với kinh phí phân bổ cho năm 2025 là số liệu thống kê đất đai của các tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương do Bộ Tài nguyên và Môi trường công bố của năm 2023.
Đất trồng lúa còn lại là gì? Mức hỗ trợ sản xuất lúa đối với đất trồng lúa còn lại là bao nhiêu? (Hình từ Internet)
Ai có thẩm quyền quyết định mức hỗ trợ sản xuất lúa đối với đất trồng lúa còn lại?
Căn cứ theo quy định tại khoản 1 Điều 15 Nghị định 112/2024/NĐ-CP như sau:
Sử dụng kinh phí hỗ trợ
1. Việc sử dụng nguồn kinh phí do người được nhà nước giao đất, cho thuê đất để sử dụng vào mục đích phi nông nghiệp từ đất chuyên trồng lúa phải nộp theo quy định tại khoản 1 Điều 12 và nguồn kinh phí ngân sách nhà nước hỗ trợ sản xuất lúa trong dự toán chi cân đối ngân sách địa phương theo quy định tại khoản 1 Điều 14 của Nghị định này do Ủy ban nhân dân cấp tỉnh lập trình Hội đồng nhân dân cùng cấp căn cứ điều kiện thực tế của địa phương, quyết định cụ thể nguyên tắc, phạm vi, định mức hỗ trợ và việc sử dụng kinh phí hỗ trợ cho các hoạt động quy định tại khoản 2 Điều này.
...
Như vậy, Ủy ban nhân dân cấp tỉnh lập trình Hội đồng nhân dân cùng cấp căn cứ điều kiện thực tế của địa phương, quyết định mức hỗ trợ sản xuất lúa đối với đất trồng lúa còn lại.
Lưu ý: Cũng theo quy định tại Điều 15 Nghị định 112/2024/NĐ-CP thì nguồn kinh phí hỗ trợ sản xuất lúa được sử dụng cho các hoạt động sau:
- Hỗ trợ cho người sử dụng đất trồng lúa: sử dụng giống lúa hợp pháp để sản xuất; áp dụng quy trình sản xuất, tiến bộ kỹ thuật, công nghệ được cơ quan nhà nước có thẩm quyền công nhận; xây dựng mô hình trình diễn; hoạt động khuyến nông; tổ chức đào tạo, tập huấn, liên kết sản xuất, tiêu thụ sản phẩm;
- Cải tạo, nâng cao chất lượng đất trồng lúa;
- Đánh giá tính chất lý, hóa học; xây dựng bản đồ nông hóa thổ nhưỡng vùng đất chuyên trồng lúa theo định kỳ 05 năm/lần;
- Sửa chữa, duy tu bảo dưỡng các công trình hạ tầng nông nghiệp, nông thôn trên địa bàn xã;
- Hỗ trợ mua bản quyền sở hữu giống lúa được bảo hộ.
Việc chuyển đổi cơ cấu cây trồng, vật nuôi trên đất trồng lúa sang cây trồng lâu năm chỉ được thực hiện với đất trồng lúa còn lại đúng không?
Căn cứ vào khoản 1 Điều 6 Nghị định 112/2024/NĐ-CP có quy định như sau:
Quy định về chuyển đổi cơ cấu cây trồng, vật nuôi trên đất trồng lúa
1. Nguyên tắc chuyển đổi cơ cấu cây trồng, vật nuôi trên đất trồng lúa
a) Phù hợp với quy định tại khoản 1 Điều 56 Luật Trồng trọt năm 2018;
b) Chỉ thực hiện chuyển đổi cơ cấu cây trồng, vật nuôi trên đất trồng lúa sang cây trồng lâu năm đối với đất trồng lúa còn lại;
c) Không được chuyển đổi cơ cấu cây trồng, vật nuôi trên đất trồng lúa tại vùng quy hoạch trồng lúa có năng suất, chất lượng cao;
d) Phù hợp với Kế hoạch chuyển đổi cơ cấu cây trồng, vật nuôi trên đất trồng lúa do cấp có thẩm quyền ban hành;
đ) Không gây ô nhiễm, thoái hóa đất trồng lúa; không làm hư hỏng công trình giao thông, công trình thủy lợi, công trình đê điều, công trình phục vụ trực tiếp sản xuất lúa;
e) Không làm ảnh hưởng đến việc canh tác đối với diện tích đất trồng lúa liền kề.
2. Việc chuyển đổi từ trồng lúa sang trồng lúa kết hợp nuôi trồng thủy sản thì được sử dụng tối đa 20% diện tích đất trồng lúa để hạ thấp mặt bằng nuôi trồng thủy sản với độ sâu không quá 120 cen-ti-mét so với mặt ruộng.
...
Như vậy, việc chuyển đổi cơ cấu cây trồng, vật nuôi trên đất trồng lúa sang cây trồng lâu năm chỉ được thực hiện với đất trồng lúa còn lại.
Trịnh Lê Vy
Quý khách cần hỏi thêm thông tin về Đất trồng lúa có thể đặt câu hỏi tại đây.
- Hộ gia đình bị thu hồi đất và phải phá dỡ nhà ở có được hưởng chính sách hỗ trợ về nhà ở xã hội không?
- Kê khai thuế là gì? Hành vi bị nghiêm cấm khi thực hiện kê khai thuế là hành vi nào theo quy định?
- Người nộp thuế lưu ý điều gì khi kê khai thuế? Cơ quan thuế có quyền yêu cầu người nộp thuế giải thích việc khai thuế?
- Ngày giao dịch đầu tiên của trái phiếu doanh nghiệp riêng lẻ tại Sở Giao dịch Chứng khoán Hà Nội được xác định thế nào?
- Hệ thống thanh toán giao dịch trái phiếu doanh nghiệp riêng lẻ là gì? Giao dịch trái phiếu được thanh toán qua hệ thống theo phương thức nào?