Để được bổ nhiệm Đại sứ đặc mệnh toàn quyền thì cá nhân cần phải đáp ứng được những tiêu chuẩn gì?
- Đại sứ đặc mệnh toàn quyền là chức danh thuộc cơ quan đại diện ngoại giao hay cơ quan đại diện lãnh sự?
- Để được bổ nhiệm Đại sứ đặc mệnh toàn quyền thì cá nhân cần phải đáp ứng được những tiêu chuẩn gì?
- Việc bổ nhiệm Đại sứ đặc mệnh toàn quyền thuộc thẩm quyền của ai theo quy định pháp luật hiện nay?
Đại sứ đặc mệnh toàn quyền là chức danh thuộc cơ quan đại diện ngoại giao hay cơ quan đại diện lãnh sự?
Căn cứ Điều 18 Luật Cơ quan đại diện Việt Nam ở nước ngoài 2009 quy định về chức vụ ngoại giao, chức vụ lãnh sự như sau:
Chức vụ ngoại giao, chức vụ lãnh sự
1. Chức vụ ngoại giao bao gồm:
a) Đại sứ đặc mệnh toàn quyền;
b) Đại sứ;
c) Công sứ;
d) Tham tán Công sứ;
đ) Tham tán;
e) Bí thư thứ nhất; g) Bí thư thứ hai; h) Bí thứ thứ ba;
i) Tùy viên.
2. Chức vụ lãnh sự bao gồm:
a) Tổng Lãnh sự;
b) Phó Tổng Lãnh sự;
c) Lãnh sự;
d) Phó Lãnh sự;
đ) Tùy viên lãnh sự.
Từ quy định trên thì chức đanh Đại sứ đặc mệnh toàn quyền thuộc chức vụ ngoại giao của cơ quan đại diện ngoại giao.
Để được bổ nhiệm Đại sứ đặc mệnh toàn quyền thì cá nhân cần phải đáp ứng được những tiêu chuẩn gì? (Hình từ Internet)
Để được bổ nhiệm Đại sứ đặc mệnh toàn quyền thì cá nhân cần phải đáp ứng được những tiêu chuẩn gì?
Theo Điều 17 Luật Cơ quan đại diện Việt Nam ở nước ngoài 2009 (sửa đổi bởi khoản 5 Điều 1 Luật Cơ quan đại diện nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam ở nước ngoài sửa đổi 2017) thì để được bổ nhiệm thành Đại sứ đặc mệnh toàn quyền thì cần phải đáp ứng được các tiêu chuẩn sau:
(1) Là cán bộ, công chức, viên chức, người lao động theo quy định của pháp luật, trừ trường hợp là nhân viên hợp đồng quy định tại Điều 29 của Luật này;
(2) Có đủ tiêu chuẩn, trình độ chính trị, chuyên môn, nghiệp vụ, ngoại ngữ và kinh nghiệm phù hợp với yêu cầu công tác theo quy định của Bộ trưởng Bộ Ngoại giao trên cơ sở đề án tổng thể được Thủ tướng Chính phủ phê duyệt.
(3) Tuyệt đối trung thành với Tổ quốc và Hiến pháp nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam; có phẩm chất đạo đức tốt, bản lĩnh chính trị vững vàng, bảo vệ lợi ích quốc gia, dân tộc;
(4) Có trình độ đại học trở lên; có trình độ lý luận chính trị cử nhân hoặc cao cấp; đã được đào tạo, bồi dưỡng về kiến thức, chuyên môn, nghiệp vụ đối ngoại; sử dụng thông thạo ít nhất một ngoại ngữ phù hợp với yêu cầu công tác;
(5) Nắm vững và có năng lực tham mưu, chỉ đạo, tổ chức thực hiện hiệu quả chủ trương, đường lối, chính sách đối ngoại của Nhà nước; có năng lực tổng hợp, phân tích và dự báo;
Có năng lực tổ chức, điều hành, tập hợp, đoàn kết nội bộ và phối hợp với các cơ quan, tổ chức, cá nhân có liên quan thực hiện tốt nhiệm vụ được giao; có kinh nghiệm quản lý, công tác trong lĩnh vực đối ngoại; đã có thời gian giữ chức vụ phó vụ trưởng hoặc tương đương trở lên;
(6) Có đủ sức khỏe để hoàn thành nhiệm vụ được giao; trong độ tuổi đủ để hoàn thành ít nhất một nhiệm kỳ công tác, trừ trường hợp đặc biệt, căn cứ yêu cầu đối ngoại, địa bàn công tác, năng lực, uy tín cá nhân, do Chính phủ quy định.
Việc bổ nhiệm Đại sứ đặc mệnh toàn quyền thuộc thẩm quyền của ai theo quy định pháp luật hiện nay?
Căn cứ Điều 20 Luật Cơ quan đại diện Việt Nam ở nước ngoài 2009 (sửa đổi bởi khoản 7 Điều 1 Luật Cơ quan đại diện nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam ở nước ngoài sửa đổi 2017) quy định về thẩm quyền bổ nhiệm Đại sứ đặc mệnh toàn quyền như sau:
Bổ nhiệm, miễn nhiệm, cử, triệu hồi người đứng đầu cơ quan đại diện
1. Ủy ban Thường vụ Quốc hội phê chuẩn đề nghị của Thủ tướng Chính phủ về việc bổ nhiệm, miễn nhiệm người đứng đầu cơ quan đại diện là Đại sứ đặc mệnh toàn quyền.
2. Căn cứ nghị quyết của Ủy ban Thường vụ Quốc hội, Chủ tịch nước bổ nhiệm, miễn nhiệm; quyết định cử, triệu hồi người đứng đầu cơ quan đại diện là Đại sứ đặc mệnh toàn quyền.
3. Chủ tịch nước quyết định cử, triệu hồi người đứng đầu cơ quan đại diện là Đại diện của Chủ tịch nước tại tổ chức quốc tế theo đề nghị của Thủ tướng Chính phủ, trừ trường hợp quy định tại khoản 2 Điều này.
4. Bộ trưởng Bộ Ngoại giao quyết định bổ nhiệm, triệu hồi người đứng đầu cơ quan đại diện, trừ trường hợp quy định tại các khoản 1, 2 và 3 Điều này.
5. Người đứng đầu cơ quan đại diện tại một quốc gia, tổ chức quốc tế có thể được cử hoặc bổ nhiệm kiêm nhiệm làm người đứng đầu cơ quan đại diện tại quốc gia, tổ chức quốc tế khác.
Từ quy định trên thì Thủ tướng Chính phủ chỉ được phép đề nghị đối tượng được bổ nhiệm chức danh Đại sứ đặc mệnh toàn quyền cho Ủy ban Thường vụ Quốc hội.
Theo đề nghị của Thủ tướng Chính phủ, Ủy ban Thường vụ Quốc hội sẽ đưa ra nghị quyết để trình cho Chủ tịch nước xem xét và bổ nhiệm Đại sứ đặc mệnh toàn quyền.
Trần Thành Nhân
- Luật Cơ quan đại diện nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam ở nước ngoài sửa đổi 2017
- Luật Cơ quan đại diện Việt Nam ở nước ngoài 2009
- Luật Cơ quan đại diện nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam ở nước ngoài sửa đổi 2017
- Luật Cơ quan đại diện Việt Nam ở nước ngoài 2009
- Luật Cơ quan đại diện Việt Nam ở nước ngoài 2009
Quý khách cần hỏi thêm thông tin về Đại sứ đặc mệnh toàn quyền có thể đặt câu hỏi tại đây.
- Sau khi nộp tiền thuế, người nộp thuế có được nhận chứng từ thu tiền thuế? Trách nhiệm nộp tiền thuế của người nộp thuế?
- Bảo hiểm nhân thọ là gì? Nguyên tắc thế quyền có được áp dụng đối với hợp đồng bảo hiểm nhân thọ không?
- Người lao động có phải nộp bản chính bằng đại học cho công ty khi ký hợp đồng lao động hay không?
- Chi phí lựa chọn nhà đầu tư thực hiện dự án đầu tư có sử dụng đất là bao nhiêu theo quy định mới?
- Giá kê khai là gì? Có bắt buộc phải kê khai giá đối với hàng hóa, dịch vụ thuộc danh mục bình ổn giá không?