Nhiệm kỳ công tác của Đại sứ đặc mệnh toàn quyền là bao nhiêu năm? Có thể kéo dài nhiệm kỳ hay không?
Đại sứ đặc mệnh toàn quyền có phải là người đứng đầu cơ quan đại diện ngoại giao hay không?
Căn cứ Điều 18 Luật Cơ quan đại diện Việt Nam ở nước ngoài 2009 quy định về chức vụ ngoại giao, chức vụ lãnh sự như sau:
Chức vụ ngoại giao, chức vụ lãnh sự
1. Chức vụ ngoại giao bao gồm:
a) Đại sứ đặc mệnh toàn quyền;
b) Đại sứ;
c) Công sứ;
d) Tham tán Công sứ;
đ) Tham tán;
e) Bí thư thứ nhất; g) Bí thư thứ hai; h) Bí thứ thứ ba;
i) Tùy viên.
2. Chức vụ lãnh sự bao gồm:
a) Tổng Lãnh sự;
b) Phó Tổng Lãnh sự;
c) Lãnh sự;
d) Phó Lãnh sự;
đ) Tùy viên lãnh sự.
Bên cạnh đó, tại Điều 19 Luật Cơ quan đại diện Việt Nam ở nước ngoài 2009 (sửa đổi bởi khoản 6 Điều 1 Luật Cơ quan đại diện nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam ở nước ngoài sửa đổi 2017) quy định về người đứng đầu cơ quan đại diện ngoại giao như sau:
Người đứng đầu cơ quan đại diện
1. Người đứng đầu cơ quan đại diện ngoại giao là Đại sứ đặc mệnh toàn quyền hoặc Đại biện trong trường hợp chưa cử Đại sứ đặc mệnh toàn quyền.
2. Người đứng đầu Tổng Lãnh sự quán là Tổng Lãnh sự. Người đứng đầu Lãnh sự quán là Lãnh sự.
3. Người đứng đầu cơ quan đại diện tại Liên hợp quốc là Đại diện thường trực và có chức vụ ngoại giao Đại sứ đặc mệnh toàn quyền. Người đứng đầu cơ quan đại diện tại tổ chức quốc tế khác là Đại diện thường trực, Quan sát viên thường trực hoặc Đại diện của Chủ tịch nước tại tổ chức quốc tế và có chức vụ ngoại giao Đại sứ hoặc Đại sứ đặc mệnh toàn quyền.
Như vậy, Đại sứ đặc mệnh toàn quyền là người đứng đầu cơ quan đại diện ngoại giao.
Nhiệm kỳ công tác của Đại sứ đặc mệnh toàn quyền là bao nhiêu năm? Có thể kéo dài nhiệm kỳ hay không? (Hình từ Internet)
Trường hợp đặc biệt bổ nhiệm Đại sứ đặc mệnh toàn quyền bao gồm những trường hợp nào?
Căn cứ Điều 15 Nghị định 104/2018/NĐ-CP thì Đại sứ đặc mệnh toàn quyền được bổ nhiệm trong trường hợp đặc biệt nhằm thực hiện một trong các yêu cầu đối ngoại sau đây:
(1) Thúc đẩy một hoặc một số lĩnh vực hợp tác đặc biệt quan trọng về chính trị, an ninh, quốc phòng, kinh tế trong quan hệ giữa Việt Nam với quốc gia, tổ chức quốc tế tiếp nhận.
(2) Xử lý một hoặc một số vấn đề quan trọng, có ảnh hưởng sâu sắc đến lợi ích của Việt Nam trong quan hệ giữa Việt Nam với quốc gia, tổ chức quốc tế tiếp nhận.
Nhiệm kỳ công tác của Đại sứ đặc mệnh toàn quyền là bao nhiêu năm? Có thể kéo dài nhiệm kỳ hay không?
Căn cứ Điều 27 Luật Cơ quan đại diện Việt Nam ở nước ngoài 2009 quy định về nhiệm kỳ công tác của thành viên cơ quan đại diện như sau:
Nhiệm kỳ công tác
1. Nhiệm kỳ công tác của thành viên cơ quan đại diện là 36 tháng và có thể được kéo dài trong trường hợp cần thiết theo quy định tại khoản 7 Điều 32 của Luật này.
2. Trong thời hạn 3 tháng kể từ khi kết thúc nhiệm kỳ công tác về nước, thành viên cơ quan đại diện, vợ hoặc chồng được cử đi công tác nhiệm kỳ cùng với thành viên cơ quan đại diện là cán bộ, công chức, viên chức chưa đến tuổi nghỉ hưu được tiếp nhận và bố trí làm việc trở lại tại cơ quan, tổ chức trước khi đi công tác nhiệm kỳ.
Bên cạnh đó tại Điều 32 Luật Cơ quan đại diện Việt Nam ở nước ngoài 2009 (sửa đổi bởi khoản 10 Điều 1 Luật Cơ quan đại diện nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam ở nước ngoài sửa đổi 2017) quy định về trách nhiệm của Bộ trưởng Bộ Ngoại giao như sau:
Trách nhiệm của Bộ trưởng Bộ Ngoại giao
1. Ban hành theo thẩm quyền hoặc trình cơ quan có thẩm quyền ban hành văn bản quy phạm pháp luật về cơ quan đại diện.
2. Chủ trì nghiên cứu, đề xuất trình Chính phủ chủ trương đàm phán, ký kết, gia nhập và thực hiện điều ước quốc tế về cơ quan đại diện.
3. Trình Thủ tướng Chính phủ phê duyệt đề án về tổ chức bộ máy và chỉ tiêu biên chế của cơ quan đại diện.
4. Thống nhất chỉ đạo, kiểm tra, thanh tra việc thực hiện đường lối, chính sách đối ngoại và việc thực hiện chức năng, nhiệm vụ của cơ quan đại diện và thành viên cơ quan đại diện theo quy định của pháp luật.
5. Tổ chức thực hiện quy định của pháp luật về cơ quan đại diện.
6. Kiến nghị Thủ tướng Chính phủ trình Ủy ban Thường vụ Quốc hội phê chuẩn đề nghị bổ nhiệm, miễn nhiệm Đại sứ đặc mệnh toàn quyền; kiến nghị Thủ tướng Chính phủ trình Chủ tịch nước cử và triệu hồi Đại diện của Chủ tịch nước tại tổ chức quốc tế.
Quyết định kéo dài nhiệm kỳ của Đại sứ đặc mệnh toàn quyền trong thời gian không quá 03 tháng; kiến nghị Thủ tướng Chính phủ quyết định kéo dài nhiệm kỳ của Đại sứ đặc mệnh toàn quyền trên 03 tháng trong trường hợp cần thiết do yêu cầu đối ngoại và báo cáo Ủy ban Thường vụ Quốc hội, Chủ tịch nước.
...
Từ các quy định trên thì nhiệm kỳ công tác của Đại sứ đặc mệnh toàn quyền là 36 tháng.
Trong trường hợp cần thiết thì Bộ trưởng Bộ Ngoại giao có thể ra quyết định kéo dài nhiệm kỳ công tác của Đại sứ đặc mệnh toàn quyền nhưng không quá thời hạn 03 tháng.
Trường hợp cần kéo dài nhiệm kỳ công tác của Đại sứ đặc mệnh toàn quyền để thực hiện yêu cầu về đối ngoại Bộ trưởng Bộ Ngoại giao cần kiến nghị với Thủ tướng Chính phủ để xem xét và báo cáo Ủy ban Thường vụ Quốc hội, Chủ tịch nước.
Trần Thành Nhân
- Luật Cơ quan đại diện nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam ở nước ngoài sửa đổi 2017
- Luật Cơ quan đại diện Việt Nam ở nước ngoài 2009
- Luật Cơ quan đại diện Việt Nam ở nước ngoài 2009
- Nghị định 104/2018/NĐ-CP
- Luật Cơ quan đại diện nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam ở nước ngoài sửa đổi 2017
- Luật Cơ quan đại diện Việt Nam ở nước ngoài 2009
- Luật Cơ quan đại diện Việt Nam ở nước ngoài 2009
Quý khách cần hỏi thêm thông tin về Đại sứ đặc mệnh toàn quyền có thể đặt câu hỏi tại đây.
- Người lao động có phải nộp bản chính bằng đại học cho công ty khi ký hợp đồng lao động hay không?
- Chi phí lựa chọn nhà đầu tư thực hiện dự án đầu tư có sử dụng đất là bao nhiêu theo quy định mới?
- Giá kê khai là gì? Có bắt buộc phải kê khai giá đối với hàng hóa, dịch vụ thuộc danh mục bình ổn giá không?
- Có phải đăng ký biến động quyền sử dụng đất khi người sử dụng đất thế chấp quyền sử dụng đất không?
- Người điều khiển ô tô có được dừng xe song song với xe khác không? Nếu không được thì có bị phạt không? Phạt bao nhiêu?