Di sản văn hóa phi vật thể có giá trị lâu đời có được đưa vào danh mục di sản văn hóa phi vật thể của nhân loại hay không?
- Di sản văn hóa phi vật thể có giá trị lâu đời có được đưa vào danh mục di sản văn hóa phi vật thể của nhân loại hay không?
- Trình tự lập hồ sơ di sản văn hóa phi vật thể tiêu biểu để đưa vào Danh sách Di sản văn hóa phi vật thể đại diện của nhân loại được quy định như thế nào?
- Thành phần hồ sơ để công nhận là di sản văn hóa phi vật thể tiêu biểu gồm những gì?
Di sản văn hóa phi vật thể có giá trị lâu đời có được đưa vào danh mục di sản văn hóa phi vật thể của nhân loại hay không?
Theo quy định tại khoản 1 Điều 6 Nghị định 98/2010/NĐ-CP, tiêu chí lựa chọn di sản văn hóa phi vật thể để đưa vào Danh sách Di sản văn hóa phi vật thể đại diện của nhân loại cụ thể gồm:
"Điều 6. Tiêu chí lựa chọn và trình tự, thủ tục lập hồ sơ di sản văn hóa phi vật thể tiêu biểu đề nghị Tổ chức Giáo dục, Khoa học và Văn hóa của Liên hợp quốc đưa vào Danh sách Di sản văn hóa phi vật thể đại diện của nhân loại và Danh sách Di sản văn hóa phi vật thể cần bảo vệ khẩn cấp
1. Di sản văn hóa phi vật thể tiêu biểu được lựa chọn theo các tiêu chí sau đây:
a) Là di sản văn hóa phi vật thể đã được đưa vào Danh mục di sản văn hóa phi vật thể quốc gia;
b) Có giá trị đặc biệt về lịch sử, văn hóa, khoa học;
c) Thể hiện bản sắc văn hóa truyền thống độc đáo và là cơ sở cho sự sáng tạo những giá trị văn hóa mới;
d) Có phạm vi và mức độ ảnh hưởng mang tính quốc gia và quốc tế về lịch sử, văn hóa, khoa học;
đ) Đáp ứng tiêu chí lựa chọn của Tổ chức Giáo dục, Khoa học và Văn hóa của Liên hợp quốc (UNESCO).
[...]"
Dẫn chiếu đến quy định tại Điều 5 Nghị định 98/2010/NĐ-CP, tiêu chí lựa chọn di sản văn hóa phi vật thể để đưa vào Danh mục di sản văn hóa phi vật thể quốc gia được quy định như sau:
"Điều 5. Tiêu chí lựa chọn di sản văn hóa phi vật thể để đưa vào Danh mục di sản văn hóa phi vật thể quốc gia
1. Có tính đại diện, thể hiện bản sắc của cộng đồng, địa phương.
2. Phản ánh sự đa dạng văn hóa và sự sáng tạo của con người, được kế tục qua nhiều thế hệ.
3. Có khả năng phục hồi và tồn tại lâu dài.
4. Được cộng đồng đồng thuận, tự nguyện đề cử và cam kết bảo vệ."
Có thể hiểu, di sản văn hóa phi vật thể nếu muốn đưa vào Danh sách Di sản văn hóa phi vật thể đại diện của nhân loại thì trước tiên phải được đưa vào Danh mục di sản văn hóa phi vật thể quốc gia. Trong trường hợp này, di sản văn hóa phi vật thể mà bạn đề cập có giá trị văn hóa lâu đời thì vẫn chưa đủ điều kiện để đưa vào Danh mục di sản văn hóa phi vật thể quốc gia mà phải đáp ứng đầy đủ các điều kiện tại Điều 5 nêu trên.
Di sản văn hóa phi vật thể có giá trị lâu đời có được đưa vào danh mục di sản văn hóa phi vật thể của nhân loại hay không?
Trình tự lập hồ sơ di sản văn hóa phi vật thể tiêu biểu để đưa vào Danh sách Di sản văn hóa phi vật thể đại diện của nhân loại được quy định như thế nào?
Căn cứ khoản 2 Điều 6 Nghị định 98/2010/NĐ-CP, trình tự, thủ tục lập hồ sơ di sản văn hóa phi vật thể tiêu biểu được quy định như sau:
"Điều 6. Tiêu chí lựa chọn và trình tự, thủ tục lập hồ sơ di sản văn hóa phi vật thể tiêu biểu đề nghị Tổ chức Giáo dục, Khoa học và Văn hóa của Liên hợp quốc đưa vào Danh sách Di sản văn hóa phi vật thể đại diện của nhân loại và Danh sách Di sản văn hóa phi vật thể cần bảo vệ khẩn cấp
[...]
2. Trình tự, thủ tục lập hồ sơ di sản văn hóa phi vật thể tiêu biểu:
a) Căn cứ Danh mục di sản văn hóa phi vật thể quốc gia và tiêu chí quy định tại khoản 1 Điều này, Chủ tịch Ủy ban nhân dân tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương (sau đây gọi là Chủ tịch Ủy ban nhân dân cấp tỉnh) nơi có di sản văn hóa phi vật thể có văn bản gửi Bộ trưởng Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch để đề nghị Bộ trưởng Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch xem xét, trình Thủ tướng Chính phủ cho phép lập hồ sơ di sản văn hóa phi vật thể tiêu biểu trình UNESCO.
Trong trường hợp xét thấy di sản văn hóa phi vật thể đó chưa đủ điều kiện trình UNESCO, Bộ trưởng Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch trả lời bằng văn bản trong thời hạn 30 ngày, kể từ ngày nhận được đề nghị;
b) Sau khi được phép của Thủ tướng Chính phủ, Chủ tịch Ủy ban nhân dân cấp tỉnh tổ chức lập hồ sơ di sản văn hóa phi vật thể tiêu biểu và gửi về Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch;
c) Bộ trưởng Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch phối hợp với Bộ trưởng Bộ Ngoại giao và các Bộ, ngành có liên quan tổ chức thẩm định và đề nghị Hội đồng Di sản văn hóa quốc gia có ý kiến về hồ sơ. Hội đồng Di sản văn hóa quốc gia tiến hành thẩm định và có ý kiến bằng văn bản trong thời hạn 30 ngày, kể từ ngày nhận được hồ sơ;
d) Bộ trưởng Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch trình Thủ tướng Chính phủ xem xét, quyết định.
Sau khi được Thủ tướng Chính phủ chấp thuận, Bộ trưởng Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch phối hợp với Bộ trưởng Bộ Ngoại giao hoàn thiện các thủ tục để gửi hồ sơ tới UNESCO theo quy định."
Thành phần hồ sơ để công nhận là di sản văn hóa phi vật thể tiêu biểu gồm những gì?
Căn cứ khoản 3 Điều 6 Nghị định 98/2010/NĐ-CP, hồ sơ di sản văn hóa phi vật thể tiêu biểu trình Thủ tướng Chính phủ bao gồm:
"Điều 6. Tiêu chí lựa chọn và trình tự, thủ tục lập hồ sơ di sản văn hóa phi vật thể tiêu biểu đề nghị Tổ chức Giáo dục, Khoa học và Văn hóa của Liên hợp quốc đưa vào Danh sách Di sản văn hóa phi vật thể đại diện của nhân loại và Danh sách Di sản văn hóa phi vật thể cần bảo vệ khẩn cấp
[...]
3. Hồ sơ di sản văn hóa phi vật thể tiêu biểu trình Thủ tướng Chính phủ bao gồm:
a) Văn bản đề nghị của cộng đồng hoặc cá nhân nắm giữ di sản văn hóa phi vật thể và văn bản đề nghị của Chủ tịch Ủy ban nhân dân cấp tỉnh;
b) Hồ sơ di sản văn hóa phi vật thể tiêu biểu được lập theo quy định của UNESCO;
c) Văn bản thẩm định của Hội đồng Di sản văn hóa quốc gia;
d) Văn bản của Bộ trưởng Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch trình Thủ tướng Chính phủ."
Như vậy, pháp luật hiện hành quy định cụ thể tiêu chuẩn để được công nhận là di sản văn hóa phi vật thể tiêu biểu cũng như thành phần hồ sơ, trình tự, thủ tục công nhận di sản văn hóa phi vật thể tiêu biểu để các cơ quan, tổ chức có thẩm quyền liên quan áp dụng thực hiện.
Trần Hồng Oanh
Quý khách cần hỏi thêm thông tin về Di sản văn hóa phi vật thể có thể đặt câu hỏi tại đây.
- Mẫu danh sách thanh niên xung phong được hưởng chế độ trợ cấp một lần là mẫu nào? Tải về file word ở đâu?
- Thời hạn phê duyệt kế hoạch cải tạo nhà chung cư? Tiêu chí đánh giá chất lượng nhà chung cư để đưa vào kế hoạch được xác định theo quy trình nào?
- Quy trình đánh giá Đảng viên cuối năm 2024? Quy trình đánh giá xếp loại Đảng viên cuối năm 2024 thế nào?
- Khối lượng của loại vàng miếng SJC do cơ quan nào quyết định? Quy trình gia công vàng miếng SJC từ vàng của Ngân hàng Nhà nước?
- Mẫu phiếu lấy ý kiến đồng nghiệp trong tổ chuyên môn đối với giáo viên mầm non mới nhất? Tải về tại đâu?