Theo pháp luật thì di sản văn hóa phi vật thể là như thế nào? Việt Nam hiện tại có những di sản văn hóa phi vật thể nào?
Theo pháp luật thì di sản văn hóa phi vật thể là như thế nào?
Tại khoản 1 Điều 4 Luật Di sản văn hóa 2001, được sửa đổi bởi khoản 1 Điều 1 Luật di sản văn hóa sửa đổi 2009, có định nghĩa về di sản văn hóa phi vật thể như sau:
1. Di sản văn hóa phi vật thể là sản phẩm tinh thần gắn với cộng đồng hoặc cá nhân, vật thể và không gian văn hóa liên quan, có giá trị lịch sử, văn hóa, khoa học, thể hiện bản sắc của cộng đồng, không ngừng được tái tạo và được lưu truyền từ thế hệ này sang thế hệ khác bằng truyền miệng, truyền nghề, trình diễn và các hình thức khác.
Vậy, di sản văn hóa phi vật thể là sản phẩm tinh thần gắn với cộng đồng hoặc cá nhân, vật thể và không gian văn hóa liên quan, có giá trị lịch sử, văn hóa, khoa học, thể hiện bản sắc của cộng đồng, không ngừng được tái tạo và được lưu truyền từ thế hệ này sang thế hệ khác bằng truyền miệng, truyền nghề, trình diễn và các hình thức khác.
Vậy những sản phẩm tinh thần là "di sản văn hóa phi vật thể" này sẽ có những dạng cụ thể nào?
Căn cứ tại khoản 1 Điều 2 Nghị định 98/2010/NĐ-CP thì di sản văn hóa phi vật thể bao gồm:
(1) Tiếng nói, chữ viết;
(2) Ngữ văn dân gian;
(3) Nghệ thuật trình diễn dân gian;
(4) Tập quán xã hội và tín ngưỡng;
(5) Lễ hội truyền thống;
(6) Nghề thủ công truyền thống;
(7) Tri thức dân gian.
Ngoài ra, tại Công ước về bảo vệ di sản văn hóa phi vật thể 2003 còn nêu thêm di sản văn hóa phi vật thể được thể hiện ở những hình thức sau:
(1) các truyền thống và biểu đạt truyền khẩu, trong đó ngôn ngữ là phương tiện của di sản văn hóa phi vật thể;
(2) nghệ thuật trình diễn;
(3) tập quán xã hội, tín ngưỡng và các lễ hội;
(4) tri thức và tập quán liên quan đến tự nhiên và vũ trụ;
(5) nghề thủ công truyền thống.
>>>Tổng kết lại: di sản văn hóa phi vật thể là sản phẩm tinh thần được thể hiện bằng một hoặc nhiều hình thức khác nhau (như đã nêu trên) và không ngừng được tái tạo và được lưu truyền từ thế hệ này sang thế hệ khác.
Theo pháp luật thì di sản văn hóa phi vật thể là như thế nào? Việt Nam hiện tại có những di sản văn hóa phi vật thể nào? (Hình từ Internet)
Việt Nam hiện tại có những di sản văn hóa phi vật thể nào?
Như đã nêu ở trên thì theo quy định tại khoản 1 Điều 4 Luật Di sản văn hóa 2001 (sửa đổi bởi khoản 1 Điều 1 Luật di sản văn hóa sửa đổi 2009) thì di sản văn hóa phi vật thể là sản phẩm tinh thần gắn với cộng đồng hoặc cá nhân, vật thể và không gian văn hóa liên quan, có giá trị lịch sử, văn hóa, khoa học, thể hiện bản sắc của cộng đồng, không ngừng được tái tạo và được lưu truyền từ thế hệ này sang thế hệ khác bằng truyền miệng, truyền nghề, trình diễn và các hình thức khác.
Như vậy, Việt Nam hiện nay có rất nhiều di sản văn hóa phi vật thể được công nhận từ UNESCO và di sản văn hóa phi vật thể quốc gia tiêu biểu.
Tính đến tháng 05/2023, Việt Nam đã được UNESCO công nhận 15 di sản văn hóa phi vật thể sau đây:
- Nghệ thuật Bài chòi Trung bộ
- Nhã nhạc Cung đình Huế
- Không gian Văn hóa Cồng chiêng Tây Nguyên
- Dân ca Quan họ Bắc Ninh
- Ca Trù
- Hội Gióng ở đền Sóc và đền Phù Đổng
- Tín ngưỡng thờ cúng Hùng Vương ở Phú Thọ
- Nghệ thuật Đờn ca Tài tử Nam bộ
- Hát Ví-Giặm Nghệ Tĩnh
- Nghi lễ và trò chơi kéo co
- Thực hành tín ngưỡng thờ Mẫu tam phủ
- Hát Xoan ở Phú Thọ
- Thực hành Then Tày, Nùng, Thái
- Nghệ thuật Xòe Thái
- Nghề làm Gốm của người Chăm
(Theo Cổng thông tin điện tử Ủy ban nhân dân tỉnh Thái Nguyên thainguyen.gov.vn)
Di sản văn hóa phi vật thể quốc gia
Danh sách di sản văn hóa phi vật thể quốc gia đơn cử như:
- Nghệ thuật Khèn của người Mông
- Lễ hội đền Yên Lương (Nghệ An)
- Mo Mường Thanh Hóa
- Nghề làm muối ớt Tây Ninh
- Hò giã gạo
- Và 26 di sản văn hóa phi vật thể khác...
Tiêu chí nào để có thể lọt vào danh mục di sản văn hóa phi vật thể quốc gia?
Căn cứ theo quy định tại Điều 5 Nghị định 98/2010/NĐ-CP như sau:
Tiêu chí lựa chọn di sản văn hóa phi vật thể để đưa vào Danh mục di sản văn hóa phi vật thể quốc gia
1. Có tính đại diện, thể hiện bản sắc của cộng đồng, địa phương.
2. Phản ánh sự đa dạng văn hóa và sự sáng tạo của con người, được kế tục qua nhiều thế hệ.
3. Có khả năng phục hồi và tồn tại lâu dài.
4. Được cộng đồng đồng thuận, tự nguyện đề cử và cam kết bảo vệ.
Như vậy, những tiêu chí để có thể lọt vào danh mục di sản văn hóa phi vật thể quốc gia sẽ bao gồm:
Tiêu chí 1: Có tính đại diện, thể hiện bản sắc của cộng đồng, địa phương.
Tiêu chí 2: Phản ánh sự đa dạng văn hóa và sự sáng tạo của con người, được kế tục qua nhiều thế hệ.
Tiêu chí 3: Có khả năng phục hồi và tồn tại lâu dài.
Tiêu chí 4: Được cộng đồng đồng thuận, tự nguyện đề cử và cam kết bảo vệ.
Lê Đình Khôi
Quý khách cần hỏi thêm thông tin về Di sản văn hóa phi vật thể có thể đặt câu hỏi tại đây.
- Luật ngân sách nhà nước mới nhất? Có những văn bản nào hướng dẫn thi hành Luật ngân sách nhà nước mới nhất?
- Mua trả chậm là gì? Nghĩa vụ trả tiền trong hợp đồng mua trả chậm được quy định thế nào theo pháp luật hiện nay?
- Bài tuyên truyền Ngày hội Đại đoàn kết toàn dân 18 11? Bài tuyên truyền kỷ niệm 94 năm Ngày Đại đoàn kết toàn dân tộc 2024?
- Trang trí khánh tiết đại hội đảng bộ các cấp nhiệm kỳ 2025 2030 theo Công văn 9743 như thế nào?
- Khẩu hiệu chào mừng ngày 20 11 ngắn gọn? Khẩu hiệu chào mừng ngày Nhà giáo Việt Nam 20 11 2024 ý nghĩa?