Di sản văn hóa phi vật thể được xác định là có nguy cơ mai một, thất truyền khi nào? Có những biện pháp bảo vệ khẩn cấp nào?

Di sản văn hóa phi vật thể được xác định là có nguy cơ mai một, thất truyền khi nào? Có những biện pháp, nhiệm vụ bảo vệ khẩn cấp di sản văn hóa phi vật thể có nguy cơ mai một, thất truyền nào? Việc phục hồi di sản văn hóa phi vật thể phải đảm bảo những nguyên tắc gì?

Di sản văn hóa phi vật thể được xác định là có nguy cơ mai một, thất truyền khi nào?

Theo khoản 14 Điều 3 Nghị định 39/2024/NĐ-CP thì di sản văn hóa phi vật thể có nguy cơ mai một, thất truyền là di sản mà khả năng tồn tại, thực hành và trao truyền của di sản trong cộng đồng chủ thể đang bị ngăn cản hoặc đe dọa nghiêm trọng, khó có khả năng phục hồi và có thể bị biến mất.

Căn cứ theo khoản 1 Điều 12 Nghị định 39/2024/NĐ-CP có quy định như sau:

Bảo vệ di sản văn hóa phi vật thể có nguy cơ mai một, thất truyền
1. Di sản văn hóa phi vật thể được xác định là có nguy cơ mai một, thất truyền khi có một hoặc một số các tiêu chí sau đây:
a) Sự suy giảm nghiêm trọng về số lượng và chất lượng nghệ nhân, người thực hành và thế hệ kế cận trong cộng đồng chủ thể;
b) Sự suy giảm và biến đổi nghiêm trọng những các biểu đạt văn hóa, các bài bản, công cụ, hiện vật và đồ tạo tác liên quan;
c) Sự biến đổi, thu hẹp thậm chí biến mất các không gian thực hành di sản văn hóa phi vật thể;
d) Sự thay đổi điều kiện thực hành và hình thức thực hành di sản do biến đổi khí hậu, thiên tai, đô thị hóa, hiện đại hóa và toàn cầu hóa dẫn đến biến đổi ý nghĩa và chức năng xã hội của di sản văn hóa phi vật thể;
...

Như vậy, Di sản văn hóa phi vật thể được xác định là có nguy cơ mai một, thất truyền khi có một hoặc một số các tiêu chí trên.

Căn cứ xác định di sản văn hóa phi vật thể có nguy cơ mai một, thất truyền thuộc Danh mục kiểm kê hàng năm do Chủ tịch Ủy ban nhân dân tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương quyết định:

- Căn cứ các tiêu chí quy định tại Công ước về bảo vệ di sản văn hóa phi vật thể 2003 đối với di sản đăng ký vào Danh sách cần bảo vệ khẩn cấp;

- Căn cứ kết quả kiểm kê thực trạng thực hành di sản văn hóa phi vật thể so với thời điểm được UNESCO ghi danh hoặc đưa vào Danh mục của quốc gia;

- Căn cứ đề xuất của cộng đồng chủ thể di sản văn hóa phi vật thể.

Di sản văn hóa phi vật thể có nguy cơ bị mai một

Di sản văn hóa phi vật thể được xác định là có nguy cơ mai một, thất truyền khi nào? Có những biện pháp bảo vệ khẩn cấp nào? (Hình từ Internet)

Có những biện pháp, nhiệm vụ bảo vệ khẩn cấp di sản văn hóa phi vật thể có nguy cơ mai một, thất truyền nào?

Theo quy định tại khoản 3 Điều 12 Nghị định 39/2024/NĐ-CP thì Chủ tịch Ủy ban nhân dân tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương chỉ đạo cơ quan chức năng về di sản văn hóa triển khai ngay lập tức các biện pháp, nhiệm vụ bảo vệ khẩn cấp gồm:

- Tư liệu hóa các biểu đạt, thực hành và các bài bản của di sản văn hóa phi vật thể;

- Phục hồi không gian thực hành di sản và môi trường liên quan;

- Phục hồi các tập tục, biểu đạt và các thực hành;

- Hỗ trợ nghệ nhân, người thực hành tổ chức truyền dạy;

- Hỗ trợ các cá nhân trong cộng đồng theo học;

- Hỗ trợ cộng đồng trang bị, chế tác công cụ, đồ tạo tác liên quan;

- Hỗ trợ cộng đồng chủ thể thực hành và duy trì thực hành;

- Các biện pháp bảo vệ khác theo đề xuất của cộng đồng, đảm bảo các nguyên tắc quy định tại Điều 4 Nghị định 39/2024/NĐ-CP và Điều 5 Nghị định 39/2024/NĐ-CP và phù hợp từng loại hình di sản;

- Xây dựng, tổ chức thực hiện đề án và có văn bản báo cáo cấp có thẩm quyền phê duyệt kinh phí và thực hiện nhiệm vụ bảo vệ khẩn cấp;

- Có văn bản gửi Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch để được kịp thời hướng dẫn, phối hợp thực hiện; đề nghị UNESCO hỗ trợ trong trường hợp cần thiết.

Việc phục hồi di sản văn hóa phi vật thể phải đảm bảo những nguyên tắc gì?

Nhiệm vụ phục hồi di sản văn hóa phi vật thể gồm: phục hồi các biểu đạt, tập tục, thực hành, đồ vật, không gian thực hành và môi trường liên quan của di sản văn hóa phi vật thể.

Việc phục hồi di sản văn hóa phi vật thể phải đảm bảo nguyên tắc được quy định tại khoản 2 Điều 13 Nghị định 39/2024/NĐ-CP như sau:

Phục hồi di sản văn hóa phi vật thể
...
2. Việc phục hồi di sản văn hóa phi vật thể phải đảm bảo nguyên tắc quy định tại Điều 4 và Điều 5 Nghị định này và:
a) Việc phục hồi di sản văn hóa phi vật thể phải được lập thành Đề án, nhiệm vụ trình cơ quan có thẩm quyền theo quy định;
b) Có sự tham gia, đồng thuận rộng rãi của chủ thể di sản và cơ quan quản lý về di sản văn hóa cấp tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương;
c) Tư liệu hóa quá trình phục hồi di sản;
d) Gửi báo cáo kết quả, sản phẩm tư liệu hóa cho cơ quan quản lý về di sản văn hóa cấp tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương và đưa vào cơ sở dữ liệu quốc gia về di sản văn hóa.
...

Như vậy, việc phục hồi di sản văn háo phi vật thể phải đảm bảo những nguyên tắc quy định tại Điều 4 Nghị định 39/2024/NĐ-CP và Điều 5 Nghị định 39/2024/NĐ-CP và những nguyên tắc được sau:

- Việc phục hồi di sản văn hóa phi vật thể phải được lập thành Đề án, nhiệm vụ trình cơ quan có thẩm quyền theo quy định;

- Có sự tham gia, đồng thuận rộng rãi của chủ thể di sản và cơ quan quản lý về di sản văn hóa cấp tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương;

- Tư liệu hóa quá trình phục hồi di sản;

- Gửi báo cáo kết quả, sản phẩm tư liệu hóa cho cơ quan quản lý về di sản văn hóa cấp tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương và đưa vào cơ sở dữ liệu quốc gia về di sản văn hóa.

Căn cứ vào kết quả thực hiện đề án phục hồi di sản, Chủ tịch Ủy ban nhân dân tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương có trách nhiệm bố trí nguồn lực bảo đảm di sản được duy trì thực hành và phát huy trong đời sống.

Đi đến trang Tìm kiếm nội dung Tư vấn pháp luật - Di sản văn hóa phi vật thể

Nguyễn Linh Đa

Di sản văn hóa phi vật thể
Căn cứ pháp lý
Đặt câu hỏi

Quý khách cần hỏi thêm thông tin về Di sản văn hóa phi vật thể có thể đặt câu hỏi tại đây.

TÌM KIẾM LIÊN QUAN
Di sản văn hóa phi vật thể
MỚI NHẤT
Pháp luật
Nghiên cứu di sản văn hóa phi vật thể là gì? Việc nghiên cứu di sản văn hóa phi vật thể bao gồm những hoạt động nào?
Pháp luật
Ai có thẩm quyền phê duyệt đề án quản lý, bảo vệ và phát huy giá trị di sản văn hóa phi vật thể?
Pháp luật
Tư liệu hóa di sản văn hóa phi vật thể là gì? Hình thức tư liệu hóa di sản văn hóa phi vật thể gồm những gì?
Pháp luật
Di sản văn hóa phi vật thể là gì? Có được lựa chọn theo tiêu chí có giá trị đặc biệt về lịch sử không?
Pháp luật
Nguyên tắc sử dụng và khai thác di sản văn hóa phi vật thể được quy định như thế nào theo quy định pháp luật?
Pháp luật
Di sản văn hóa phi vật thể được xác định là có nguy cơ mai một, thất truyền khi nào? Có những biện pháp bảo vệ khẩn cấp nào?
Pháp luật
Thực hành di sản văn hóa phi vật thể là gì? Thực hành, quản lý, bảo vệ và phát huy giá trị di sản văn hóa phi vật thể phải tuân thủ những nguyên tắc nào?
Pháp luật
Các loại đề án phát huy và bảo vệ giá trị di sản văn hóa phi vật thể gồm những gì? Nội dung cơ bản của đề án ra sao?
Pháp luật
Liên hoan di sản văn hóa phi vật thể là gì? Tổ chức liên hoan di sản văn hóa phi vật thể theo định kỳ thế nào?
Pháp luật
Theo pháp luật thì di sản văn hóa phi vật thể là như thế nào? Việt Nam hiện tại có những di sản văn hóa phi vật thể nào?
Xem thêm...
Chủ quản: Công ty THƯ VIỆN PHÁP LUẬT. Giấy phép số: 27/GP-TTĐT, do Sở TTTT TP. HCM cấp ngày 09/05/2019.
Chịu trách nhiệm chính: Ông Bùi Tường Vũ - Số điện thoại liên hệ: 028 3930 3279
Địa chỉ: P.702A , Centre Point, 106 Nguyễn Văn Trỗi, P.8, Q. Phú Nhuận, TP. HCM;
Địa điểm Kinh Doanh: Số 17 Nguyễn Gia Thiều, P. Võ Thị Sáu, Q3, TP. HCM;
Chứng nhận bản quyền tác giả số 416/2021/QTG ngày 18/01/2021, cấp bởi Bộ Văn hoá - Thể thao - Du lịch
Thông báo
Bạn không có thông báo nào