Di sản văn hóa và thiên nhiên thế giới hỗn hợp là gì? Kế hoạch quản lý di sản thế giới phải phân thành định kỳ 05 năm để làm gì?
- Di sản văn hóa và thiên nhiên thế giới hỗn hợp là gì?
- Hội đồng Di sản văn hóa quốc gia có trách nhiệm như thế nào trong bảo vệ và quản lý Di sản văn hóa và thiên nhiên thế giới ở Việt Nam?
- Kế hoạch quản lý di sản văn hóa và thiên nhiên thế giới phải phân thành định kỳ 05 năm để làm gì?
- Chỉ số giám sát định kỳ tình trạng bảo tồn yếu tố gốc của di sản thế giới có bao gồm tính bền vững của di sản văn hóa phi vật thể không?
Di sản văn hóa và thiên nhiên thế giới hỗn hợp là gì?
Di sản văn hóa và thiên nhiên thế giới hỗn hợp được giải thích tại khoản 4 Điều 3 Nghị định 109/2017/NĐ-CP thì di sản văn hóa và thiên nhiên thế giới hỗn hợp là di tích lịch sử - văn hóa, danh lam thắng cảnh tiêu biểu của Việt Nam đáp ứng được tiêu chí của cả Di sản văn hóa thế giới và Di sản thiên nhiên thế giới, được UNESCO ghi vào Danh mục Di sản thế giới.
Di sản văn hóa và thiên nhiên thế giới hỗn hợp là gì? Kế hoạch quản lý di sản thế giới phải phân thành định kỳ 05 năm để làm gì? (Hình từ Internet)
Hội đồng Di sản văn hóa quốc gia có trách nhiệm như thế nào trong bảo vệ và quản lý Di sản văn hóa và thiên nhiên thế giới ở Việt Nam?
Hội đồng Di sản văn hóa quốc gia có trách nhiệm như thế nào bảo vệ và quản lý Di sản văn hóa và thiên nhiên thế giới ở Việt Nam, thì theo quy định tại Điều 21 Nghị định 109/2017/NĐ-CP như sau:
- Tư vấn những vấn đề khoa học liên quan đến việc lập và triển khai quy hoạch tổng thể di sản thế giới, kế hoạch quản lý di sản thế giới theo yêu cầu của Thủ tướng Chính phủ hoặc đề nghị của Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch.
- Phối hợp kiểm tra việc thực hiện cam kết quốc tế về bảo vệ, quản lý di sản thế giới khi được Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch đề nghị.
- Thực hiện nhiệm vụ khác liên quan đến di sản thế giới theo quy định tại Quy chế tổ chức và hoạt động của Hội đồng Di sản văn hóa quốc gia.
Kế hoạch quản lý di sản văn hóa và thiên nhiên thế giới phải phân thành định kỳ 05 năm để làm gì?
Kế hoạch quản lý di sản văn hóa và thiên nhiên thế giới phải phân thành định kỳ 05 năm để theo quy định tại khoản 10 Điều 8 Nghị định 109/2017/NĐ-CP như sau:
Nội dung cơ bản của kế hoạch quản lý di sản thế giới
1. Mô tả di sản thế giới
a) Điểm di tích, cụm di tích, cảnh quan thiên nhiên, địa chất, đa dạng sinh học và những yếu tố gốc cấu thành giá trị nổi bật toàn cầu của di sản thế giới;
b) Hiện trạng khu vực di sản thế giới và vùng đệm của khu vực di sản thế giới;
c) Cộng đồng sinh sống trong khu vực di sản thế giới và vùng đệm của khu vực di sản thế giới;
d) Giá trị về lịch sử, văn hóa, khoa học và thẩm mỹ của di sản thế giới;
đ) Tuyên bố giá trị nổi bật toàn cầu của di sản thế giới đã được Ủy ban Di sản thế giới công nhận.
2. Thực trạng bảo vệ và quản lý di sản thế giới.
3. Mục tiêu của kế hoạch quản lý di sản thế giới.
4. Quy định pháp lý trong nước và quốc tế có liên quan đến việc bảo vệ và quản lý di sản thế giới; cơ chế, chính sách áp dụng đối với việc bảo vệ và quản lý di sản thế giới.
5. Giám sát định kỳ tình trạng bảo tồn của di sản thế giới: Chỉ số cần giám sát; chu kỳ và thời gian giám sát; tổ chức, cá nhân chịu trách nhiệm giám sát; những biện pháp bảo vệ cần thực hiện để ngăn chặn các nguy cơ tác động, ảnh hưởng tới di sản thế giới.
6. Xác định nguy cơ tác động tới di sản thế giới và đời sống cộng đồng để đề xuất xây dựng quy chế bảo vệ di sản thế giới theo quy định tại Điều 12 và Điều 13 Nghị định này.
7. Quyền lợi và nghĩa vụ của các tổ chức, cá nhân liên quan tới việc bảo vệ và quản lý di sản thế giới.
8. Phương án kiện toàn tổ chức bộ máy và nguồn nhân lực của tổ chức được giao quản lý, sử dụng di sản thế giới.
9. Đề xuất nhiệm vụ bảo quản, tu bổ, phục hồi, phát huy giá trị di sản thế giới và nguồn kinh phí thực hiện.
10. Kế hoạch quản lý di sản thế giới phải phân thành định kỳ 05 năm để đánh giá lại, xem xét điều chỉnh (nếu cần thiết) bảo đảm phù hợp với thực tiễn bảo vệ và quản lý di sản thế giới của từng thời điểm.
Như vậy, theo quy định trên thì kế hoạch quản lý di sản văn hóa và thiên nhiên thế giới phải phân thành định kỳ 05 năm để đánh giá lại, xem xét điều chỉnh (nếu cần thiết) bảo đảm phù hợp với thực tiễn bảo vệ và quản lý di sản thế giới của từng thời điểm.
Chỉ số giám sát định kỳ tình trạng bảo tồn yếu tố gốc của di sản thế giới có bao gồm tính bền vững của di sản văn hóa phi vật thể không?
Chỉ số giám sát định kỳ tình trạng bảo tồn yếu tố gốc của di sản thế giới có bao gồm tính bền vững của di sản văn hóa phi vật thể không, thì theo quy định tại khoản 5 Điều 5 Nghị định 109/2017/NĐ-CP như sau:
Chỉ số giám sát định kỳ tình trạng bảo tồn yếu tố gốc của di sản thế giới
1. Tính toàn vẹn và tính xác thực.
2. Tính bền vững của công trình kiến trúc và địa điểm khảo cổ.
3. Sự bảo tồn và phát triển của hệ sinh thái, đa dạng sinh học, đặc biệt là các loài bị đe dọa.
4. Chất lượng nguồn nước.
5. Tính bền vững của di sản văn hóa phi vật thể.
6. Các yếu tố gốc khác cấu thành giá trị nổi bật toàn cầu của di sản thế giới cần được giám sát.
Như vậy, theo quy định trên thì chỉ số giám sát định kỳ tình trạng bảo tồn yếu tố gốc của di sản thế giới gồm tính bền vững của di sản văn hóa phi vật thể.
Bùi Thị Thanh Sương
Quý khách cần hỏi thêm thông tin về Di sản văn hóa có thể đặt câu hỏi tại đây.
- Chủ hàng hóa xuất nhập khẩu là người khai hải quan đúng không? Gian lận thuế là hành vi bị nghiêm cấm đối với người khai hải quan?
- Việc bồi dưỡng bằng hiện vật cho người lao động có được phép thực hiện trong ca làm việc không?
- Mẫu ý kiến nhận xét đảng viên dự bị của tổ chức đoàn thể nơi làm việc? Hướng dẫn ưu và khuyết điểm nhận xét đảng viên dự bị?
- Tổng hợp Nghị quyết sáp nhập đơn vị hành chính cấp huyện, cấp xã giai đoạn 2023-2025 mới nhất?
- Mẫu lời cảm ơn các cựu chiến binh Việt Nam 6 12 hay, ý nghĩa? Ngày này là ngày lễ lớn đúng không?