Nhà nước khuyến khích duy trì, phục hồi và phát triển nghề thủ công truyền thống thông có giá trị tiêu biểu qua các biện pháp nào?
- Nghề thủ công truyền thống có phải di sản văn hóa phi vật thể không?
- Nhà nước khuyến khích duy trì, phục hồi và phát triển nghề thủ công truyền thống thông có giá trị tiêu biểu qua các biện pháp nào?
- Trình tự, thủ tục lập hồ sơ di sản văn hóa phi vật thể tiêu biểu thực hiện như thế nào?
- Hồ sơ di sản văn hóa phi vật thể tiêu biểu gồm những gì?
Nghề thủ công truyền thống có phải di sản văn hóa phi vật thể không?
Nghề thủ công truyền thống có phải di sản văn hóa phi vật thể không thì theo Điều 2 Nghị định 98/2010/NĐ-CP cụ thể:
Di sản văn hóa phi vật thể và di sản văn hóa vật thể
1. Di sản văn hóa phi vật thể bao gồm:
a) Tiếng nói, chữ viết;
b) Ngữ văn dân gian;
c) Nghệ thuật trình diễn dân gian;
d) Tập quán xã hội và tín ngưỡng;
đ) Lễ hội truyền thống;
e) Nghề thủ công truyền thống;
d) Tri thức dân gian.
2. Di sản văn hóa vật thể bao gồm:
a) Di tích lịch sử - văn hóa, danh lam thắng cảnh (sau đây gọi là di tích);
b) Di vật, cổ vật, bảo vật quốc gia.
Theo đó, di sản văn hóa phi vật thể có bao gồm nghề thủ công truyền thống.
Nghề thủ công truyền thống (Hình từ Internet)
Nhà nước khuyến khích duy trì, phục hồi và phát triển nghề thủ công truyền thống thông có giá trị tiêu biểu qua các biện pháp nào?
Khuyến khích việc duy trì, phục hồi và phát triển nghề thủ công truyền thống có giá trị tiêu biểu theo Điều 7 Nghị định 98/2010/NĐ-CP cụ thể:
Nhà nước khuyến khích duy trì, phục hồi và phát triển nghề thủ công truyền thống thông qua các biện pháp sau đây:
- Điều tra, phân loại các nghề thủ công truyền thống trong phạm vi cả nước; hỗ trợ việc duy trì và phục hồi các nghề thủ công truyền thống có giá trị tiêu biểu hoặc có nguy cơ bị mai một, thất truyền;
- Tạo điều kiện thuận lợi cho việc khai thác và sử dụng vật liệu truyền thống;
- Có chính sách khuyến khích và hỗ trợ việc sử dụng các phương pháp, kỹ thuật thủ công truyền thống;
- Đẩy mạnh việc quảng bá sản phẩm thủ công truyền thống ở thị trường trong nước và nước ngoài bằng nhiều hình thức;
- Đề cao và tạo điều kiện thuận lợi cho việc phổ biến và truyền dạy kỹ thuật, kỹ năng nghề nghiệp các nghề thủ công truyền thống có giá trị tiêu biểu;
- Có chính sách ưu đãi về thuế đối với các hoạt động duy trì, phục hồi và phát triển nghề thủ công truyền thống có giá trị tiêu biểu theo quy định của pháp luật về thuế.
Trình tự, thủ tục lập hồ sơ di sản văn hóa phi vật thể tiêu biểu thực hiện như thế nào?
Trình tự, thủ tục lập hồ sơ di sản văn hóa phi vật thể tiêu biểu tại khoản 2 Điều 6 Nghị định 98/2010/NĐ-CP cụ thể:
Bước 1:
Căn cứ Danh mục di sản văn hóa phi vật thể quốc gia và tiêu chí quy định tại khoản 1 Điều này, Chủ tịch Ủy ban nhân dân tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương (sau đây gọi là Chủ tịch Ủy ban nhân dân cấp tỉnh) nơi có di sản văn hóa phi vật thể có văn bản gửi Bộ trưởng Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch để đề nghị Bộ trưởng Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch xem xét, trình Thủ tướng Chính phủ cho phép lập hồ sơ di sản văn hóa phi vật thể tiêu biểu trình UNESCO.
Trong trường hợp xét thấy di sản văn hóa phi vật thể đó chưa đủ điều kiện trình UNESCO, Bộ trưởng Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch trả lời bằng văn bản trong thời hạn 30 ngày, kể từ ngày nhận được đề nghị;
Bước 2:
Sau khi được phép của Thủ tướng Chính phủ, Chủ tịch Ủy ban nhân dân cấp tỉnh tổ chức lập hồ sơ di sản văn hóa phi vật thể tiêu biểu và gửi về Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch;
Bước 3:
Bộ trưởng Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch phối hợp với Bộ trưởng Bộ Ngoại giao và các Bộ, ngành có liên quan tổ chức thẩm định và đề nghị Hội đồng Di sản văn hóa quốc gia có ý kiến về hồ sơ. Hội đồng Di sản văn hóa quốc gia tiến hành thẩm định và có ý kiến bằng văn bản trong thời hạn 30 ngày, kể từ ngày nhận được hồ sơ;
Bước 4:
Bộ trưởng Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch trình Thủ tướng Chính phủ xem xét, quyết định.
Sau khi được Thủ tướng Chính phủ chấp thuận, Bộ trưởng Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch phối hợp với Bộ trưởng Bộ Ngoại giao hoàn thiện các thủ tục để gửi hồ sơ tới UNESCO theo quy định.
Hồ sơ di sản văn hóa phi vật thể tiêu biểu gồm những gì?
Hồ sơ di sản văn hóa phi vật thể tiêu biểu trình Thủ tướng Chính phủ quy định ở khoản 3 Điều 6 Nghị định 98/2010/NĐ-CP bao gồm:
- Văn bản đề nghị của cộng đồng hoặc cá nhân nắm giữ di sản văn hóa phi vật thể và văn bản đề nghị của Chủ tịch Ủy ban nhân dân cấp tỉnh;
- Hồ sơ di sản văn hóa phi vật thể tiêu biểu được lập theo quy định của UNESCO;
- Văn bản thẩm định của Hội đồng Di sản văn hóa quốc gia;
- Văn bản của Bộ trưởng Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch trình Thủ tướng Chính phủ.
>> Lưu ý: Bộ trưởng Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch và Bộ trưởng Bộ Ngoại giao có trách nhiệm báo cáo Thủ tướng Chính phủ và thông báo cho Chủ tịch Ủy ban nhân dân cấp tỉnh và cộng đồng hoặc cá nhân nắm giữ di sản văn hóa phi vật thể về quyết định của UNESCO đối với di sản văn hóa phi vật thể đó.
Nguyễn Anh Hương Thảo
Quý khách cần hỏi thêm thông tin về Di sản văn hóa có thể đặt câu hỏi tại đây.
- Mẫu danh sách thanh niên xung phong được hưởng chế độ trợ cấp một lần là mẫu nào? Tải về file word ở đâu?
- Thời hạn phê duyệt kế hoạch cải tạo nhà chung cư? Tiêu chí đánh giá chất lượng nhà chung cư để đưa vào kế hoạch được xác định theo quy trình nào?
- Quy trình đánh giá Đảng viên cuối năm 2024? Quy trình đánh giá xếp loại Đảng viên cuối năm 2024 thế nào?
- Khối lượng của loại vàng miếng SJC do cơ quan nào quyết định? Quy trình gia công vàng miếng SJC từ vàng của Ngân hàng Nhà nước?
- Mẫu phiếu lấy ý kiến đồng nghiệp trong tổ chuyên môn đối với giáo viên mầm non mới nhất? Tải về tại đâu?