Dịch vụ đào tạo lái xe ô tô của đơn vị sự nghiệp quy định như thế nào? Đơn vị sự nghiệp công lập đã được thành lập và muốn cung cấp thêm dịch vụ này được không?
Điều kiện cơ sở đào tạo lái xe ô tô gồm những gì?
Căn cứ theo Điều 5, Điều 6, Điều 7 Nghị định 65/2016/NĐ-CP có một số khoản bị bãi bỏ bởi Điều 2 Nghị định 138/2018/NĐ-CP và được sửa đổi bởi khoản 2, khoản 3, khoản 4 Điều 1 Nghị định 138/2018/NĐ-CP quy định về các điều kiện của cơ sở đào tạo lái xe ô tô như sau:
Điều 5. Điều kiện chung của cơ sở đào tạo lái xe ô tô
Điều 6. Điều kiện về cơ sở vật chất kỹ thuật
Điều 7. Điều kiện về giáo viên dạy lái xe ô tô
Như vậy để trở thành cơ sở đào tạo lái xe ô tô thì cần phải đáp ứng các điều kiện tại các quy định trên.
Đào tạo lái xe ô tô (Hình từ Internet)
Đơn vị sự nghiệp có cung cấp dịch vụ đào tạo lái xe ô tô không?
Trong các điều kiện được nêu trên thì tại Điều 5 có nêu rằng cơ sở đào tạo là cơ sở giáo dục nghề nghiệp được thành lập theo quy định của pháp luật. Đối chiếu Điều 5 Luật giáo dục nghề nghiệp 2014 có quy định về cơ sở giáo dục nghề nghiệp như sau:
"1. Cơ sở giáo dục nghề nghiệp bao gồm:
a) Trung tâm giáo dục nghề nghiệp;
b) Trường trung cấp;
c) Trường cao đẳng.
2. Cơ sở giáo dục nghề nghiệp được tổ chức theo các loại hình sau đây:
a) Cơ sở giáo dục nghề nghiệp công lập là cơ sở giáo dục nghề nghiệp thuộc sở hữu Nhà nước, do Nhà nước đầu tư, xây dựng cơ sở vật chất;
b) Cơ sở giáo dục nghề nghiệp tư thục là cơ sở giáo dục nghề nghiệp thuộc sở hữu của các tổ chức xã hội, tổ chức xã hội - nghề nghiệp, tổ chức kinh tế tư nhân hoặc cá nhân, do các tổ chức xã hội, tổ chức xã hội - nghề nghiệp, tổ chức kinh tế tư nhân hoặc cá nhân đầu tư, xây dựng cơ sở vật chất;
c) Cơ sở giáo dục nghề nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài gồm cơ sở giáo dục nghề nghiệp 100% vốn của nhà đầu tư nước ngoài; cơ sở giáo dục nghề nghiệp liên doanh giữa nhà đầu tư trong nước và nhà đầu tư nước ngoài."
Theo đó, cơ sở giáo dục nghề nghiệp có thể là đơn vị sự nghiệp (công lập), thuộc sở hữu Nhà nước, do Nhà nước đầu tư, xây dựng cơ sở vật chất.
Tuy nhiên, cần lưu ý rằng nếu đơn vị sự nghiệp đã được thành lập, giờ muốn triển khai thêm, mở rộng thêm việc cung cấp dịch vụ đào tạo lái xe thì cần phải điều chỉnh đề án thành lập ban đầu. Tức là phải được đơn vị chủ quản đồng ý thay đổi phạm vi hoạt động của đơn vị chứ không thể tự thay đổi, mở rộng phạm vi hoạt động.
Và đơn vị sự nghiệp công lập muốn triển khai dịch vụ đào tạo lái xe ô tô cũng phải đáp ứng các điều kiện tại Nghị định 65/2016/NĐ-CP.
Thủ tục cấp giấy phép đào tạo lái xe ô tô được quy định như thế nào?
Căn cứ theo Điều 14 Nghị định 65/2016/NĐ-CP quy định về thủ tục cấp giấy phép đào tạo lái xe ô tô như sau:
"1. Hồ sơ bao gồm:
a) Văn bản kèm báo cáo đề nghị cấp giấy phép đào tạo lái xe theo mẫu quy định tại Phụ lục X kèm theo Nghị định này;
b) Quyết định thành lập cơ sở giáo dục nghề nghiệp của cơ quan có thẩm quyền (bản sao kèm bản chính để đối chiếu hoặc bản sao có chứng thực);
c) Giấy chứng nhận đăng ký kinh doanh (bản sao kèm bản chính để đối chiếu hoặc bản sao có chứng thực);
d) Giấy chứng nhận giáo viên dạy thực hành lái xe (bản sao kèm bản chính để đối chiếu hoặc bản sao có chứng thực);
đ) Giấy đăng ký xe (bản sao kèm bản chính để đối chiếu hoặc bản sao có chứng thực).
2. Trình tự thực hiện
a) Sau khi hoàn thành xây dựng cơ sở vật chất, đầu tư phương tiện, trang thiết bị dạy lái xe theo tiêu chuẩn kỹ thuật, nghiệp vụ chuyên môn của cơ sở đào tạo lái xe ô tô; tổ chức, cá nhân lập 01 bộ hồ sơ đề nghị cấp phép gửi trực tiếp hoặc qua đường bưu điện đến cơ quan có thẩm quyền cấp giấy phép đào tạo lái xe ô tô theo quy định tại khoản 3 Điều 13 của Nghị định này;
b) Trường hợp hồ sơ chưa đủ theo quy định, trong thời hạn không quá 02 ngày làm việc kể từ ngày nhận được hồ sơ, Sở Giao thông vận tải hoặc Tổng cục Đường bộ Việt Nam phải trả lời bằng văn bản cho tổ chức, cá nhân;
c) Trong thời hạn không quá 10 ngày làm việc, kể từ ngày nhận đủ hồ sơ theo quy định, Sở Giao thông vận tải hoặc Tổng cục Đường bộ Việt Nam chủ trì, phối hợp với cơ quan quản lý giáo dục nghề nghiệp tổ chức kiểm tra thực tế cơ sở đào tạo, lập biên bản theo mẫu quy định tại Phụ lục XI kèm theo Nghị định này và cấp giấy phép đào tạo lái xe ô tô cho cơ sở đủ điều kiện. Trường hợp không cấp, phải trả lời bằng văn bản và nêu rõ lý do"
Như vậy để được cấp phép đào tạo lái xe ô tô được thì cần chuẩn bị hồ sơ và trình tự thực hiện như trên.
Nguyễn Nhật Vy
Quý khách cần hỏi thêm thông tin về Đào tạo lái xe ô tô có thể đặt câu hỏi tại đây.
- Doanh thu chưa thực hiện là gì? Hạch toán trường hợp bán hàng theo phương thức trả chậm, trả góp như thế nào?
- Bán hàng tận cửa là gì? Số ngày để người tiêu dùng cân nhắc việc thực hiện hợp đồng bán hàng tận cửa là mấy ngày?
- Người nộp thuế được xóa nợ tiền thuế trong trường hợp nào? Ai thực hiện việc lập hồ sơ xóa nợ tiền thuế?
- Khi nào thời hiệu xử lý kỷ luật lao động là 12 tháng? Áp dụng hình thức xử lý kỷ luật lao động khiển trách và kéo dài thời hạn nâng lương cùng lúc được không?
- Công trình xử lý chất thải là gì? Đất công trình xử lý chất thải là gì? Đất công trình xử lý chất thải thuộc nhóm đất nào?