Thời gian học lái xe ô tô B1 mất bao lâu? Chi phí học lái xe ô tô B1 bao nhiêu tiền theo quy định mới?
Thời gian học lái xe ô tô B1 mất bao lâu?
Thời gian học lái xe ô tô B1 quy định ở điểm a khoản 1 Điều 13 Thông tư 12/2017/TT-BGTVT quy định như sau:
Đào tạo lái xe các hạng B1, B2, C
1. Thời gian đào tạo
a) Hạng B1:
- Xe số tự động: 476 giờ (lý thuyết: 136, thực hành lái xe: 340);
- Xe số cơ khí (số sàn): 556 giờ (lý thuyết: 136, thực hành lái xe: 420);
b) Hạng B2: 588 giờ (lý thuyết: 168, thực hành lái xe: 420);
c) Hạng C: 920 giờ (lý thuyết: 168, thực hành lái xe: 752).
2. Các môn kiểm tra
a) Kiểm tra tất cả các môn học trong quá trình học; môn Cấu tạo và Sửa chữa thông thường và môn Nghiệp vụ vận tải đối với hạng B2 học viên có thể tự học nhưng phải được cơ sở đào tạo kiểm tra;
b) Kiểm tra cấp chứng chỉ sơ cấp, chứng chỉ đào tạo khi kết thúc khóa học gồm: môn Pháp luật giao thông đường bộ theo bộ câu hỏi sát hạch lý thuyết; môn Thực hành lái xe với các bài thi liên hoàn, bài tiến lùi hình chữ chi và lái xe trên đường.
...
Theo đó, thời gian học lái xe ô tô B1 tại các trung tâm đào tạo lái xe hạng B1 được quy định như sau:
- Xe số tự động: 476 giờ (lý thuyết: 136, thực hành lái xe: 340);
- Xe số cơ khí (số sàn): 556 giờ (lý thuyết: 136, thực hành lái xe: 420);
Chi tiết chương trình học lái xe B1 được hướng dẫn cụ thể tại khoản 3 Điều 13 Thông tư 12/2017/TT-BGTVT, được sửa đổi bởi khoản 7 Điều 1 Thông tư 04/2022/TT-BGTVT.
Chi phí học lái xe ô tô B1 (Hình từ Internet)
Học lái xe ô tô B1 bao nhiêu tiền?
Mức thu học phí lái xe ô tô B1 theo khoản 4 Điều 2 Thông tư liên tịch 72/2011/TTLT-BTC-BGTVT quy định như sau:
Xây dựng mức thu học phí
..
4. Căn cứ vào các quy định về cơ sở vật chất đào tạo lái xe, chương trình đào tạo, tiêu chuẩn chuyên môn nghiệp vụ của đội ngũ giáo viên do Bộ Giao thông vận tải ban hành và định mức về tiêu hao nhiên liệu do cơ sở đào tạo lái xe ban hành; chế độ chi tiêu tài chính hiện hành; các cơ sở đào tạo lái xe cơ giới đường bộ xây dựng và quyết định mức thu học phí cụ thể đối với từng hạng giấy phép lái xe chi tiết theo từng học phần báo cáo Bộ chủ quản hoặc cơ quan được ủy quyền (đối với cơ sở đào tạo lái xe trực thuộc các Bộ), báo cáo Ủy ban nhân dân cấp Tỉnh hoặc cơ quan được ủy quyền (đối với cơ sở đào tạo lái xe thuộc địa phương, bao gồm cả các cơ sở ngoài công lập) để theo dõi. Các cơ sở đào tạo chịu trách nhiệm về quyết định ban hành mức thu và quản lý học phí của đơn vị. Các cơ quan nhà nước có thẩm quyền có trách nhiệm kiểm tra, thanh tra theo quy định tại khoản 1 Điều 7 của Thông tư này; trường hợp cơ sở đào tạo ban hành mức thu và thực hiện thu học phí không đúng quy định, thực hiện xử lý theo quy định.
...
Theo đó, học phí học lái xe ô tô B1 do cơ sở đào tạo lái xe quyết định. Do đó, tùy thuộc vào cơ sở vật chất, đội ngũ giáo viên của từng trung tâm học bằng lái xe mà mức phí đưa ra sẽ là cao thấp khác nhau.
Hồ sơ thi lái xe ô tô B1 lần đầu gồm giấy tờ gì?
Hồ sơ thi lái xe ô tô B1 lần đầu quy định ở Điều 19 Thông tư 12/2017/TT-BGTVT, điểm a khoản 1 Điều 12 Thông tư 05/2023/TT-BGTVT quy định như sau:
Hồ sơ dự sát hạch lái xe
1. Đối với người dự sát hạch lái xe lần đầu
Cơ sở đào tạo lái xe lập 01 bộ hồ sơ, gửi trực tiếp tại Cục đường bộ Việt Nam hoặc Sở Giao thông vận tải. Hồ sơ bao gồm:
a) Hồ sơ quy định tại khoản 1 Điều 9 của Thông tư này;
b) Chứng chỉ sơ cấp hoặc chứng chỉ đào tạo đối với người dự sát hạch lái xe hạng A4, B1, B2 và C;
c) Danh sách đề nghị sát hạch của cơ sở đào tạo lái xe có tên của người dự sát hạch.
2. Đối với người dự sát hạch nâng hạng giấy phép lái xe lên hạng B1, B2, C, D, E và các hạng F
Cơ sở đào tạo lái xe lập 01 bộ hồ sơ, gửi trực tiếp tại Cục đường bộ Việt Nam hoặc Sở Giao thông vận tải. Hồ sơ bao gồm:
a) Hồ sơ quy định tại khoản 2 Điều 9 của Thông tư này;
b) Chứng chỉ đào tạo nâng hạng;
c) Danh sách đề nghị sát hạch của cơ sở đào tạo lái xe có tên của người dự sát hạch nâng hạng.
3. Đối với người dự sát hạch lại do giấy phép lái xe quá thời hạn sử dụng theo quy định
Người lái xe lập 01 bộ hồ sơ, gửi trực tiếp tại Cục đường bộ Việt Nam hoặc Sở Giao thông vận tải. Hồ sơ bao gồm:
a) Giấy tờ quy định tại điểm b, điểm c và điểm d khoản 1 Điều 9 của Thông tư này;
b) Đơn đề nghị đổi (cấp lại) giấy phép lái xe theo mẫu quy định tại Phụ lục 19 ban hành kèm theo Thông tư này;
...
Như vậy, hồ sơ dự thi lái xe ô tô B1 lần đầu do cơ sở đào tạo lái xe lập từ giấy tờ đăng ký học lái xe ban đầu của học viên. Sau đó gửi trực tiếp cho Cục Đường bộ Việt Nam hoặc Sở Giao thông vận tải.
Hồ sơ thi bằng B1 bao gồm:
- Đơn đề nghị học, sát hạch để cấp giấy phép lái xe theo mẫu.
- Bản sao giấy chứng minh nhân dân hoặc thẻ căn cước công dân hoặc hộ chiếu còn thời hạn (với người Việt Nam) hoặc bản sao hộ chiếu còn hạn (với người Việt Nam định cư ở nước ngoài).
- Bản sao hộ chiếu còn hạn trên 06 tháng và thẻ tạm trú hoặc thẻ thường trú hoặc chứng minh thư ngoại giao hoặc chứng minh thư công vụ đối với người nước ngoài.
- Giấy khám sức khỏe của người lái xe do cơ sở y tế có thẩm quyền cấp theo quy định.
- Chứng chỉ sơ cấp hoặc chứng chỉ đào tạo đối với người dự sát hạch lái xe hạng B1.
- Danh sách đề nghị sát hạch của cơ sở đào tạo lái xe có tên của người dự sát hạch.
Nguyễn Anh Hương Thảo
Quý khách cần hỏi thêm thông tin về Đào tạo lái xe ô tô có thể đặt câu hỏi tại đây.
- Người nộp thuế được xóa nợ tiền thuế trong trường hợp nào? Ai thực hiện việc lập hồ sơ xóa nợ tiền thuế?
- Khi nào thời hiệu xử lý kỷ luật lao động là 12 tháng? Áp dụng hình thức xử lý kỷ luật lao động khiển trách và kéo dài thời hạn nâng lương cùng lúc được không?
- Công trình xử lý chất thải là gì? Đất công trình xử lý chất thải là gì? Đất công trình xử lý chất thải thuộc nhóm đất nào?
- Sau khi nộp tiền thuế, người nộp thuế có được nhận chứng từ thu tiền thuế? Trách nhiệm nộp tiền thuế của người nộp thuế?
- Bảo hiểm nhân thọ là gì? Nguyên tắc thế quyền có được áp dụng đối với hợp đồng bảo hiểm nhân thọ không?