Diễn đàn Hợp tác kinh tế châu Á - Thái Bình Dương (APEC) là gì? Việt Nam gia nhập APEC vào thời gian nào?

Tôi có câu hỏi muốn được giải đáp thắc mắc như sau Diễn đàn Hợp tác kinh tế châu Á - Thái Bình Dương (APEC) là gì? Việt Nam gia nhập APEC vào thời gian nào? Câu hỏi của anh A.X.U đến từ Bà Rịa - Vũng Tàu.

Diễn đàn Hợp tác kinh tế châu Á - Thái Bình Dương (APEC) là gì? Việt Nam gia nhập APEC vào thời gian nào?

Diễn đàn Hợp tác Kinh tế châu Á – Thái Bình Dương trong tiếng Anh là Asia-Pacific Economic Cooperation; tên viết tắt là APEC.

Diễn đàn Hợp tác Kinh tế châu Á – Thái Bình Dương (APEC) được thành lập năm 1989 tại Canberra (Australia), là một diễn đàn kinh tế mở, nhằm xúc tiến các biện pháp kinh tế, thúc đẩy thương mại và đầu tư giữa các nền kinh tế thành viên trên cơ sở hoàn toàn tự nguyện trong khi thực sự mở cửa đối với tất cả các nước và khu vực khác.

Mục tiêu hoạt động chính của APEC được thể hiện qua Tuyên bố của Hội nghị Cấp cao đầu tiên APEC được tổ chức tại Baske Island (1993) và Tuyên bố Bô-go (1994).

Theo Tuyên bố Baske Island, mục tiêu dài hạn của APEC là thúc đẩy tăng trưởng kinh tế và sự thịnh vượng cho khu vực và phát triển cộng đồng Châu Á - Thái Bình Dương.

Trên cơ sở mục tiêu dài hạn đó, Tuyên bố Bô-go 1994 của các nhà Lãnh đạo APEC đã xác định mọi hoạt động của APEC nhằm thực hiện 3 mục tiêu lớn sau đây, hay còn gọi là mục tiêu Bô-go:

- Củng cố hệ thống thương mại đa phương: APEC sử dụng đầy đủ các nguyên tắc và kết quả của WTO để thực hiện các vòng đàm phán nội bộ khối và phát triển những kết quả vì mục tiêu tự do hóa hơn trong nội bộ khối;

- Tăng cường tự do hóa thương mại và đầu tư: thúc đẩy và phát triển quan hệ thương mại thông qua việc loại bỏ những hạn chế về thương mại và đầu tư, xúc tiến trao đổi hàng hóa, dịch vụ, tư bản giữa các nền kinh tế

- Tăng cường hợp tác kinh tế - kỹ thuật giữa các nền kinh tế APEC nhằm bảo đảm cho các nền kinh tế thành viên thực hiện có hiệu quả những cam kết quốc tế và nâng cao khả năng quản lý vĩ mô đối với nền kinh tế.

Để thực hiện mục tiêu Bô-go về thương mại - đầu tư tự do và mở, các nhà Lãnh đạo Kinh tế APEC đã thông qua Kế hoạch Hành động Osaka (OAA) năm 1995, trong quy định tất cả các hoạt động của APEC được điều tiết bởi những nguyên tắc chung sau:

- Bình đẳng và tôn trọng lẫn nhau;

- Hỗ trợ và cùng có lợi;

- Quan hệ đối tác chân thành và trên tinh thần xây dựng;

- Mọi quyết định được đưa ra trên cơ sởđồng thuận, nhất trí chung.

Các nguyên tắc chung này đã được cụ thể hoá thành 9 nguyên tắc cơ bản sau:

- Toàn diện;

- Phù hợp với Tổ chức Thương mại Thế giới (WTO);

- Đảm bảo mối tương đồng giữa các thành viên;

- Không phân biệt đối xử;

- Đảm bảo công khai, minh bạch;

- Lấy mức bảo hộ hiện tại làm mốc để giảm dần;

- Đồng loạt triển khai tiến trình tự do hoá, thuận lợi hóa thương mại và đầu tư;

- Có sự linh hoạt;

- Hợp tác.

Việt Nam gia nhập Diễn đàn Hợp tác kinh tế châu Á - Thái Bình Dương (APEC) vào năm 1998.

Có thể nói đây là dấu mốc quan trọng trong việc triển khai chính sách đối ngoại rộng mở, đa phương hóa, đa dạng hóa quan hệ và hội nhập kinh tế quốc tế của Việt Nam.

Thêm vào đó, theo Nghị quyết 22-NQ/TW năm 2013 về Hội nhập quốc tế do Ban Chấp hành Trung ương ban hành thì hội nhập quốc tế phải nhằm:

- Củng cố môi trường hòa bình, tranh thủ tối đa các điều kiện quốc tế thuận lợi để phát triển đất nước nhanh và bền vững, nâng cao đời sống nhân dân;

- Giữ vững độc lập, chủ quyền, thống nhất và toàn vẹn lãnh thổ và bảo vệ vững chắc Tổ quốc Việt Nam xã hội chủ nghĩa;

- Quảng bá hình ảnh Việt Nam, bảo tồn và phát huy bản sắc dân tộc;

- Tăng cường sức mạnh tổng hợp quốc gia, nâng cao vị thế, uy tín quốc tế của đất nước;

- Góp phần tích cực vào sự nghiệp hòa bình, độc lập dân tộc, dân chủ và tiến bộ xã hội trên thế giới.

Diễn đàn Hợp tác kinh tế châu Á - Thái Bình Dương (APEC) là gì? Việt Nam gia nhập APEC vào thời gian nào?

Diễn đàn Hợp tác kinh tế châu Á - Thái Bình Dương (APEC) là gì? Việt Nam gia nhập APEC vào thời gian nào? (Hình từ Internet)

Việc giám sát thực hiện quyền và nghĩa vụ liên quan đến kinh tế và thương mại quốc tế của Việt Nam tại Diễn đàn Hợp tác kinh tế châu Á - Thái Bình Dương (APEC) thuộc nhiệm vụ của cơ quan nào?

Căn cứ theo quy định tại Điều 2 Nghị định 96/2022/NĐ-CP về nhiệm vụ và quyền hạn của Bộ Công thương về hội nhập kinh tế quốc tế:

Nhiệm vụ và quyền hạn
...
22. Về hội nhập kinh tế quốc tế:
a) Tổ chức thực hiện cơ chế, chính sách hội nhập kinh tế quốc tế; thông tin tuyên truyền, phổ biến, hướng dẫn, xây dựng chương trình, kế hoạch, tổ chức thực hiện các cam kết hội nhập kinh tế quốc tế của Việt Nam theo quy định của pháp luật;
b) Tổng hợp, xây dựng phương án và tổ chức nghiên cứu, đề xuất đàm phán, ký kết và gia nhập các điều ước quốc tế song phương, đa phương hoặc khu vực về thương mại trong phạm vi thẩm quyền theo quy định của pháp luật, bao gồm đàm phán mới, sửa đổi, mở rộng và nâng cấp các điều ước quốc tế này; đàm phán các thoả thuận thương mại tự do; đàm phán các hiệp định hợp tác kinh tế quốc tế, các thỏa thuận mở rộng thị trường giữa Việt Nam với các nước, các khối nước hoặc vùng lãnh thổ;
c) Tổ chức nghiên cứu, đề xuất phương án, tổ chức, điều phối và giám sát thực hiện quyền và nghĩa vụ liên quan đến kinh tế và thương mại quốc tế của Việt Nam tại Tổ chức Thương mại Thế giới (WTO), Hiệp hội các quốc gia Đông Nam Á (ASEAN), Diễn đàn hợp tác kinh tế châu Á - Thái Bình Dương (APEC), Diễn đàn hợp tác Á-Âu (ASEM), các Hiệp định thương mại tự do (FTA) và các Hiệp định thương mại khác mà Việt Nam đã tham gia và các tổ chức, diễn đàn kinh tế quốc tế khác theo phân công của Thủ tướng Chính phủ;
d) Tổ chức, điều phối và giám sát các hoạt động của các tổ chức tham gia hội nhập kinh tế quốc tế theo phân công của Thủ tướng Chính phủ.

Như vậy, việc tổ chức nghiên cứu, đề xuất phương án, tổ chức, điều phối và giám sát thực hiện quyền và nghĩa vụ liên quan đến kinh tế và thương mại quốc tế của Việt Nam tại Diễn đàn hợp tác kinh tế châu Á - Thái Bình Dương (APEC) là nhiệm vụ của Bộ Công thương.

Cơ quan nào là đầu mối của Bộ Tư pháp trong việc xử lý các vấn đề pháp lý liên quan đến quyền, nghĩa vụ của Việt Nam theo quy chế thành viên của APEC?

Theo quy định tại khoản 12 Điều 2 Quyết định 956/QĐ-BTP năm 2018 quy định về nhiệm vụ và quyền hạn của Vụ Pháp luật quốc tế:

Nhiệm vụ và quyền hạn
...
12. Về pháp luật thương mại quốc tế
a) Đầu mối của Bộ trong việc xử lý các vấn đề pháp lý liên quan đến quyền, nghĩa vụ của Việt Nam theo quy chế thành viên của Tổ chức Thương mại thế giới (WTO), Hiệp hội các quốc gia Đông Nam Á (ASEAN), Diễn đàn hợp tác kinh tế châu Á - Thái Bình Dương (APEC) và các thiết chế, tổ chức quốc tế về kinh tế, thương mại khác;
b) Đề cử, quản lý chuyên môn của đại diện Bộ Tư pháp tại Phái đoàn thường trực của Việt Nam bên cạnh Liên hợp quốc, Tổ chức Thương mại thế giới và các tổ chức quốc tế khác tại Giơ-ne-vơ, Thụy Sỹ;
c) Tham gia giải quyết tranh chấp thương mại quốc tế.

Như vậy, Vụ Pháp luật quốc tế là đầu mối của Bộ Tư pháp trong việc xử lý các vấn đề pháp lý liên quan đến quyền, nghĩa vụ của Việt Nam theo quy chế thành viên của Diễn đàn hợp tác kinh tế châu Á - Thái Bình Dương (APEC).

Đi đến trang Tìm kiếm nội dung Tư vấn pháp luật - Hợp tác quốc tế

Phan Thanh Thảo

Hợp tác quốc tế
Căn cứ pháp lý
Đặt câu hỏi

Quý khách cần hỏi thêm thông tin về Hợp tác quốc tế có thể đặt câu hỏi tại đây.

TÌM KIẾM LIÊN QUAN
Hợp tác quốc tế
MỚI NHẤT
Pháp luật
Hợp tác quốc tế về biên phòng bao gồm những nội dung gì? Hợp tác quốc tế về biên phòng gồm những hình thức nào?
Pháp luật
Có phải hợp tác quốc tế là một trong những nội dung quản lý nhà nước về bảo vệ dữ liệu cá nhân?
Pháp luật
03 nguyên tắc trong hợp tác quốc tế về đo đạc và bản đồ? Trách nhiệm chủ trì, phối hợp hoạt động hợp tác quốc tế về đo đạc và bản đồ thuộc về cơ quan nào?
Pháp luật
Hợp tác quốc tế về hoạt động khí tượng thủy văn được thực hiện theo nguyên tắc nào? Bao gồm những nội dung gì?
Pháp luật
Việc hợp tác quốc tế trong hoạt động công nghiệp công nghệ thông tin được thực hiện theo những nguyên tắc nào?
Pháp luật
Việc lấy ý kiến đối với hoạt động hợp tác quốc tế về pháp luật và cải cách tư pháp được thực hiện như thế nào?
Pháp luật
Việc chia sẻ thông tin, kết quả hợp tác quốc tế về pháp luật và cải cách tư pháp được thực hiện như thế nào?
Pháp luật
Chính thức có Nghị định 26/2024/NĐ-CP hướng dẫn hợp tác quản lý quốc tế về pháp luật và cải cách tư pháp như thế nào?
Pháp luật
Nhà nước có những chính sách trong hợp tác quốc tế như thế nào đối với hoạt động khí tượng thủy văn?
Pháp luật
Diễn đàn Hợp tác kinh tế châu Á - Thái Bình Dương (APEC) là gì? Việt Nam gia nhập APEC vào thời gian nào?
Xem thêm...
Chủ quản: Công ty THƯ VIỆN PHÁP LUẬT. Giấy phép số: 27/GP-TTĐT, do Sở TTTT TP. HCM cấp ngày 09/05/2019.
Chịu trách nhiệm chính: Ông Bùi Tường Vũ - Số điện thoại liên hệ: 028 3930 3279
Địa chỉ: P.702A , Centre Point, 106 Nguyễn Văn Trỗi, P.8, Q. Phú Nhuận, TP. HCM;
Địa điểm Kinh Doanh: Số 17 Nguyễn Gia Thiều, P. Võ Thị Sáu, Q3, TP. HCM;
Chứng nhận bản quyền tác giả số 416/2021/QTG ngày 18/01/2021, cấp bởi Bộ Văn hoá - Thể thao - Du lịch
Thông báo
Bạn không có thông báo nào