Doanh nghiệp bảo hiểm có phải trả tiền bảo hiểm nhân thọ cho người thụ hưởng không khi người được bảo hiểm chết do bị thi hành án tử hình?
Đối tượng của hợp đồng bảo hiểm nhân thọ là gì?
Theo quy định tại Điều 33 Luật Kinh doanh bảo hiểm 2022 (Có hiệu lực từ 01/01/2023) về đối tượng bảo hiểm của hợp đồng bảo hiểm nhân thọ, hợp đồng bảo hiểm sức khỏe như sau:
Đối tượng bảo hiểm của hợp đồng bảo hiểm nhân thọ, hợp đồng bảo hiểm sức khỏe
1. Đối tượng bảo hiểm của hợp đồng bảo hiểm nhân thọ là tuổi thọ, tính mạng con người.
2. Đối tượng bảo hiểm của hợp đồng bảo hiểm sức khỏe là sức khoẻ con người.
Theo đó, đối tượng của hợp đồng bảo hiểm nhân thọ bao gồm tuổi thọ, tính mạng con người.
Trước đây, quy định về đối tượng của hợp đồng bảo hiểm con người Điều 31 Luật Kinh doanh bảo hiểm 2000 (Hết hiệu lực từ 01/01/2023) như sau:
Đối tượng của hợp đồng bảo hiểm con người
1. Đối tượng của hợp đồng bảo hiểm con người là tuổi thọ, tính mạng, sức khoẻ và tai nạn con người.
2. Bên mua bảo hiểm chỉ có thể mua bảo hiểm cho những người sau đây:
a) Bản thân bên mua bảo hiểm;
b) Vợ, chồng, con, cha, mẹ của bên mua bảo hiểm;
c) Anh, chị, em ruột; người có quan hệ nuôi dưỡng và cấp dưỡng;
d) Người khác, nếu bên mua bảo hiểm có quyền lợi có thể được bảo hiểm.
Hợp đồng bảo hiểm nhân thọ là gì?
Căn cứ khoản 1 Điều 15 Luật Kinh doanh bảo hiểm 2022 (Có hiệu lực từ 01/01/2023) quy định về các loại hợp đồng bảo hiểm như sau:
Hợp đồng bảo hiểm
1. Các loại hợp đồng bảo hiểm bao gồm:
a) Hợp đồng bảo hiểm nhân thọ;
b) Hợp đồng bảo hiểm sức khỏe;
c) Hợp đồng bảo hiểm tài sản;
d) Hợp đồng bảo hiểm thiệt hại;
đ) Hợp đồng bảo hiểm trách nhiệm.
Hợp đồng bảo hiểm quy định tại các điểm c, d và đ khoản này thuộc loại hình bảo hiểm phi nhân thọ.
...
Trước đây quy định về hợp đồng bảo hiểm tại khoản 1, khoản 2 Điều 12 Luật Kinh doanh bảo hiểm 2000 (Hết hiệu lực từ 01/01/2023) như sau:
Hợp đồng bảo hiểm
1. Hợp đồng bảo hiểm là sự thoả thuận giữa bên mua bảo hiểm và doanh nghiệp bảo hiểm, theo đó bên mua bảo hiểm phải đóng phí bảo hiểm, doanh nghiệp bảo hiểm phải trả tiền bảo hiểm cho người thụ hưởng hoặc bồi thường cho người được bảo hiểm khi xảy ra sự kiện bảo hiểm.
2. Các loại hợp đồng bảo hiểm bao gồm:
a) Hợp đồng bảo hiểm con người;
b) Hợp đồng bảo hiểm tài sản;
c) Hợp đồng bảo hiểm trách nhiệm dân sự.
...
Theo quy định tại khoản 13 Điều 3 Luật Kinh doanh bảo hiểm 2022 (Có hiệu lực từ 01/01/2023) về bảo hiểm nhân thọ như sau:
Bảo hiểm nhân thọ là loại hình bảo hiểm cho trường hợp người được bảo hiểm sống hoặc chết.
Theo đó, hợp đồng bảo hiểm nhân thọ là sự thoả thuận giữa bên mua bảo hiểm và doanh nghiệp bảo hiểm, theo đó bên mua bảo hiểm phải đóng phí bảo hiểm, doanh nghiệp bảo hiểm phải trả tiền bảo hiểm cho người thụ hưởng hoặc người mua bảo hiểm được bảo hiểm khi xảy ra sự kiện bảo hiểm (người được bảo hiểm sống hoặc chết).
Trước đây, quy định về bảo hiểm nhân thọ tại khoản 12 Điều 3 Luật Kinh doanh bảo hiểm 2000 (Hết hiệu lực từ 01/01/2023) như sau:
Bảo hiểm nhân thọ là loại nghiệp vụ bảo hiểm cho trường hợp người được bảo hiểm sống hoặc chết.
Điều kiện giao kết hợp đồng bảo hiểm nhân thọ cho trường hợp chết là gì?
Theo quy định tại Điều 39 Luật Kinh doanh bảo hiểm 2022 (Có hiệu lực từ 01/01/2023) về giao kết hợp đồng bảo hiểm nhân thọ, hợp đồng bảo hiểm sức khỏe cho trường hợp chết của người khác như sau:
Giao kết hợp đồng bảo hiểm nhân thọ, hợp đồng bảo hiểm sức khỏe cho trường hợp chết của người khác
1. Khi bên mua bảo hiểm giao kết hợp đồng bảo hiểm nhân thọ, hợp đồng bảo hiểm sức khỏe cho trường hợp chết của người khác thì phải được người đó đồng ý bằng văn bản, trong đó ghi rõ số tiền bảo hiểm và người thụ hưởng.
2. Không được giao kết hợp đồng bảo hiểm nhân thọ, hợp đồng bảo hiểm sức khỏe cho trường hợp chết của những người sau đây:
a) Người chưa thành niên, trừ trường hợp cha, mẹ hoặc người giám hộ của người đó đồng ý bằng văn bản;
b) Người mất năng lực hành vi dân sự;
c) Người có khó khăn trong nhận thức, làm chủ hành vi;
d) Người bị hạn chế năng lực hành vi dân sự.
Theo đó, khi bên mua bảo hiểm giao kết hợp đồng bảo hiểm nhân thọ cho trường hợp chết của người khác thì phải được người đó đồng ý bằng văn bản, trong đó ghi rõ số tiền bảo hiểm và người thụ hưởng.
Không được giao kết hợp đồng bảo hiểm con người cho trường hợp chết cho những người được quy định tại khoản 2 Điều 39 này.
Trước đây, quy định về giao kết hợp đồng bảo hiểm con người cho trường hợp chết tại Luật Kinh doanh bảo hiểm 2000 (Hết hiệu lực từ 01/01/2023) như sau:
Giao kết hợp đồng bảo hiểm con người cho trường hợp chết
1. Khi bên mua bảo hiểm giao kết hợp đồng bảo hiểm con người cho trường hợp chết của người khác thì phải được người đó đồng ý bằng văn bản, trong đó ghi rõ số tiền bảo hiểm và người thụ hưởng.
Mọi trường hợp thay đổi người thụ hưởng phải có sự đồng ý bằng văn bản của bên mua bảo hiểm.
2. Không được giao kết hợp đồng bảo hiểm con người cho trường hợp chết của những người sau đây:
a) Người dưới 18 tuổi, trừ trường hợp cha, mẹ hoặc người giám hộ của người đó đồng ý bằng văn bản;
b) Người đang mắc bệnh tâm thần.
Bảo hiểm nhân thọ
Doanh nghiệp bảo hiểm có phải trả tiền bảo hiểm nhân thọ cho người thụ hưởng không khi người được bảo hiểm chết do bị thi hành án tử hình?
Theo Điều 40 Luật Kinh doanh bảo hiểm 2022 (Có hiệu lực từ 01/01/2023) quy định về các trường hợp không phải bồi thường, trả tiền bảo hiểm như sau:
Các trường hợp không phải bồi thường, trả tiền bảo hiểm
1. Doanh nghiệp bảo hiểm, chi nhánh doanh nghiệp bảo hiểm phi nhân thọ nước ngoài không phải bồi thường, trả tiền bảo hiểm trong trường hợp sau đây:
a) Người được bảo hiểm chết do tự tử trong thời hạn 02 năm kể từ ngày nộp khoản phí bảo hiểm đầu tiên hoặc kể từ ngày hợp đồng bảo hiểm khôi phục hiệu lực;
b) Người được bảo hiểm chết do lỗi cố ý của bên mua bảo hiểm hoặc lỗi cố ý của người thụ hưởng, trừ trường hợp quy định tại khoản 2 Điều này;
c) Người được bảo hiểm bị thương tật vĩnh viễn do lỗi cố ý của chính bản thân người được bảo hiểm hoặc bên mua bảo hiểm hoặc người thụ hưởng, trừ trường hợp quy định tại khoản 2 Điều này;
d) Người được bảo hiểm chết do bị thi hành án tử hình;
đ) Trường hợp khác theo thỏa thuận trong hợp đồng bảo hiểm.
2. Trường hợp có nhiều người thụ hưởng, nếu một hoặc một số người thụ hưởng cố ý gây ra cái chết hay thương tật vĩnh viễn cho người được bảo hiểm, doanh nghiệp bảo hiểm, chi nhánh doanh nghiệp bảo hiểm phi nhân thọ nước ngoài vẫn phải bồi thường, trả tiền bảo hiểm cho những người thụ hưởng khác theo thỏa thuận trong hợp đồng bảo hiểm.
3. Trường hợp quy định tại khoản 1 Điều này, doanh nghiệp bảo hiểm, chi nhánh doanh nghiệp bảo hiểm phi nhân thọ nước ngoài phải trả cho bên mua bảo hiểm giá trị hoàn lại của hợp đồng bảo hiểm hoặc toàn bộ số phí bảo hiểm đã đóng sau khi trừ các chi phí hợp lý (nếu có) theo thỏa thuận trong hợp đồng bảo hiểm, trừ trường hợp quy định tại khoản 2 Điều này. Nếu bên mua bảo hiểm chết thì số tiền trả lại được giải quyết theo quy định của pháp luật về thừa kế.
Theo đó, doanh nghiệp bảo hiểm sẽ không trả tiền bảo hiểm cho các trường hợp được quy định tại khoản 1 Điều 40 trên, trong đó có trường hợp người được bảo hiểm chết do bị thi hành án tử hình.
Trong trường hợp không trả tiền bảo hiểm thì doanh nghiệp bảo hiểm phải trả cho bên mua bảo hiểm giá trị hoàn lại của hợp đồng bảo hiểm hoặc toàn bộ số phí bảo hiểm đã đóng sau khi đã trừ các chi phí hợp lý có liên quan; nếu bên mua bảo hiểm chết thì số tiền trả lại được giải quyết theo quy định của pháp luật về thừa kế.
Như vậy, do em trai bạn bị thi hành án tử hình nên căn cứ theo quy định trên thì lúc này doanh nghiệp bảo hiểm sẽ không trả tiền bảo hiểm cho mẹ bạn. Doanh nghiệp bảo hiểm có trách nhiệm trả lại số tiền này cho những người thừa kế của em bạn theo quy định pháp luật về thừa kế.
Trước đây, quy định về các trường hợp không trả tiền bảo hiểm tại khoản 1, khoản 2 Điều 39 Luật Kinh doanh bảo hiểm 2000 (Hết hiệu lực từ 01/01/2023) như sau:
Các trường hợp không trả tiền bảo hiểm
1. Doanh nghiệp bảo hiểm không phải trả tiền bảo hiểm trong các trường hợp sau đây:
a) Người được bảo hiểm chết do tự tử trong thời hạn hai năm, kể từ ngày nộp khoản phí bảo hiểm đầu tiên hoặc kể từ ngày hợp đồng bảo hiểm tiếp tục có hiệu lực;
b) Người được bảo hiểm chết hoặc bị thương tật vĩnh viễn do lỗi cố ý của bên mua bảo hiểm hoặc lỗi cố ý của người thụ hưởng;
c) Người được bảo hiểm chết do bị thi hành án tử hình.
2. Trong trường hợp một hoặc một số người thụ hưởng cố ý gây ra cái chết hay thương tật vĩnh viễn cho người được bảo hiểm, doanh nghiệp bảo hiểm vẫn phải trả tiền bảo hiểm cho những người thụ hưởng khác theo thoả thuận trong hợp đồng bảo hiểm.
...
Trần Thị Tuyết Vân
Quý khách cần hỏi thêm thông tin về Hợp đồng bảo hiểm có thể đặt câu hỏi tại đây.
- Tải về mẫu phiếu theo dõi việc sử dụng và khai thác hồ sơ cán bộ công chức file word mới nhất?
- Mẫu Sổ đăng ký hồ sơ viên chức là mẫu nào? Tải mẫu ở đâu? Cách ghi Sổ đăng ký hồ sơ viên chức thế nào?
- Mẫu hợp đồng giao khoán của hợp tác xã mới nhất? Hợp tác xã có được tự thiết kế biểu mẫu chứng từ kế toán không?
- Lịch đi nghĩa vụ quân sự năm 2025 chính thức thế nào? Chế độ báo cáo về việc tuyển chọn và gọi công dân nhập ngũ năm 2025?
- Mua trả chậm và mua trả góp khác nhau thế nào? Mức xử phạt hành chính đối với hành vi không thanh toán đúng hạn?