Doanh nghiệp có 60 lao động có phải bố trí người làm công tác sơ cứu cấp cứu khi hay không? Có phải tổ chức bộ phận y tế không khi đã ký hợp đồng với trung tâm y tế?
- Doanh nghiệp đóng tàu chỉ có khoảng 60 lao động có phải tổ chức bộ phận y tế hay không khi đã ký hợp đồng với trung tâm y tế?
- Trường hợp doanh nghiệp đóng tàu có 60 lao động không tổ chức bộ phận y tế cũng không ký hợp đồng với trung tâm y tế gần nhất thì bị xử phạt thế nào?
- Doanh nghiệp có 60 lao động có phải bố trí người làm công tác sơ cứu cấp cứu hay không?
Doanh nghiệp đóng tàu chỉ có khoảng 60 lao động có phải tổ chức bộ phận y tế hay không khi đã ký hợp đồng với trung tâm y tế?
Căn cứ khoản 1 và khoản 5 Điều 37 Nghị định 39/2016/NĐ-CP quy định như sau:
"Điều 37. Tổ chức bộ phận y tế
Việc tổ chức bộ phận y tế quy định tại Khoản 1 Điều 73 Luật An toàn, vệ sinh lao động được quy định như sau:
1. Đối với những cơ sở sản xuất, kinh doanh trong các lĩnh vực, ngành nghề chế biến, bảo quản thủy sản và các sản phẩm từ thủy sản, khai khoáng, sản xuất sản phẩm dệt, may, da, giày, sản xuất than cốc, sản xuất hóa chất, sản xuất sản phẩm từ cao su và plastic, tái chế phế liệu, vệ sinh môi trường, sản xuất kim loại, đóng và sửa chữa tàu biển, sản xuất vật liệu xây dựng, người sử dụng lao động phải tổ chức bộ phận y tế tại cơ sở bảo đảm các yêu cầu tối thiểu sau đây:
a) Cơ sở sản xuất, kinh doanh sử dụng dưới 300 người lao động phải có ít nhất 01 người làm công tác y tế có trình độ trung cấp;
b) Cơ sở sản xuất, kinh doanh sử dụng từ 300 đến dưới 500 người lao động phải có ít nhất 01 bác sĩ/y sĩ và 01 người làm công tác y tế có trình độ trung cấp;
c) Cơ sở sản xuất, kinh doanh sử dụng từ 500 đến dưới 1.000 người lao động phải có ít nhất 01 bác sĩ và mỗi ca làm việc phải có 01 người làm công tác y tế có trình độ trung cấp;
d) Cơ sở sản xuất, kinh doanh sử dụng từ 1.000 lao động trở lên phải thành lập cơ sở y tế theo hình thức tổ chức phù hợp quy định của pháp luật về khám bệnh, chữa bệnh.
...
5. Trường hợp cơ sở không bố trí được người làm công tác y tế hoặc không thành lập được bộ phận y tế theo quy định tại các Khoản 1, 2 và 3 Điều này, cơ sở sản xuất, kinh doanh thực hiện theo quy định sau đây:
a) Ký hợp đồng với cơ sở khám bệnh, chữa bệnh đủ năng lực theo quy định sau đây: cung cấp đủ số lượng người làm công tác y tế theo quy định tại các Khoản 1, 2 và 3 Điều này; có mặt kịp thời tại cơ sở sản xuất, kinh doanh khi xảy ra các trường hợp khẩn cấp trong thời hạn 30 phút đối với vùng đồng bằng, thị xã, thành phố và 60 phút đối vùng núi, vùng sâu, vùng xa;
b) Thông báo thông tin cơ sở khám bệnh, chữa bệnh trên theo mẫu tại Phụ lục XXII ban hành kèm theo Nghị định này với Sở Y tế cấp tỉnh, nơi cơ sở có trụ sở chính."
Theo đó doanh nghiệp đóng tàu có khoảng 60 lao động phải có ít nhất 01 người làm công tác y tế có trình độ trung cấp.
Tuy nhiên trường hợp đã ký hợp đồng với trung tâm y tế gần nhất thì không phải tổ chức bộ phận y tế nữa.
Công tác sơ cứu cấp cứu tại doanh nghiệp
Trường hợp doanh nghiệp đóng tàu có 60 lao động không tổ chức bộ phận y tế cũng không ký hợp đồng với trung tâm y tế gần nhất thì bị xử phạt thế nào?
Căn cứ quy định tại điểm b khoản 2 Điều 21 Nghị định 12/2022/NĐ-CP thì người sử dụng lao động có hành vi vi phạm về việc tổ chức bộ phận y tế như không bố trí bộ phận hoặc người làm công tác y tế hoặc không ký hợp đồng với cơ sở khám bệnh, chữa bệnh đủ năng lực theo quy định hoặc bố trí người làm công tác y tế nhưng người đó không đáp ứng đủ điều kiện theo quy định của pháp luật thì bị phạt tiền từ 5.000.000 đồng đến 10.000.000 đồng.
Lưu ý: Theo quy định tại khoản 1 Điều 6 Nghị định 12/2022/NĐ-CP mức phạt tiền trên chỉ áp dụng đối với cá nhân. Mức phạt tiền đối với tổ chức bằng 02 lần mức phạt tiền đối với cá nhân.
Doanh nghiệp có 60 lao động có phải bố trí người làm công tác sơ cứu cấp cứu hay không?
Trước tiên, cần hiểu rằng việc tổ chức bộ phận y tế trong doanh nghiệp và bố trí người lao động làm công tác sơ cứu, cấp cứu là hai việc khác nhau.
Do đó, doanh nghiệp của chị thực hiện ký hợp đồng chăm sóc sức khỏe với Trung tâm y tế địa phương gần nhất là việc tổ chức bộ phận y tế trong doanh nghiệp được quy định tại Điều 37 Nghị định 39/2016/NĐ-CP.
Tiếp theo, căn cứ theo quy định tại Khoản 3 Điều 7 Thông tư 19/2016/TT-BYT thì:
"Điều 7. Tổ chức lực lượng sơ cứu, cấp cứu
...
3. Đối với cơ sở sản xuất kinh doanh khác, người sử dụng lao động sắp xếp và bố trí số lượng người lao động làm công tác sơ cứu, cấp cứu như sau:
a) Dưới 200 người lao động phải bố trí ít nhất 01 người lao động làm công tác sơ cứu, cấp cứu;
b) Cứ mỗi 150 người lao động tăng thêm phải bố trí thêm ít nhất 01 người lao động làm công tác sơ cứu, cấp cứu. [...]."
Theo đó, doanh nghiệp bên chị có khoản 60 lao động, cho nên doanh nghiệp bên chị phải bố trí ít nhất 01 người lao động làm công tác sơ cứu cấp cứu.
Ngô Diễm Quỳnh
Quý khách cần hỏi thêm thông tin về Bộ phận y tế có thể đặt câu hỏi tại đây.
- Có phải đăng ký biến động quyền sử dụng đất khi người sử dụng đất thế chấp quyền sử dụng đất không?
- Người điều khiển ô tô có được dừng xe song song với xe khác không? Nếu không được thì có bị phạt không? Phạt bao nhiêu?
- Kết chuyển lãi lỗ đầu năm là gì? Tài khoản 421 – Lợi nhuận sau thuế chưa phân phối Thông tư 200 phản ánh nội dung gì?
- Doanh nghiệp môi giới bảo hiểm phải công khai thông tin gì cho khách hàng? Có cần xin chấp thuận trước khi sáp nhập hay không?
- Phải nộp hồ sơ đề nghị gia hạn trước khi hết thời hạn sử dụng đất mấy tháng? Thời hạn sử dụng đất đối với đất sử dụng có thời hạn là bao lâu?