Đối tượng được đăng ký thành viên giao dịch đặc biệt công cụ nợ của Sở giao dịch chứng khoán Việt Nam?
Đối tượng được đăng ký thành viên giao dịch đặc biệt công cụ nợ của Sở giao dịch chứng khoán Việt Nam?
Điều kiện đăng ký thành viên giao dịch đặc biệt công cụ nợ được quy định tại Điều 7 Quy chế thành viên của Sở Giao dịch Chứng khoán Việt Nam ban hành kèm theo Quyết định 01/QĐ-SGDVN năm 2022 như sau:
Đăng ký thành viên giao dịch đặc biệt công cụ nợ
Ngân hàng thương mại, chi nhánh ngân hàng nước ngoài đăng ký thành viên giao dịch đặc biệt công cụ nợ phải đáp ứng các quy định sau:
1. Đáp ứng các điều kiện quy định tại khoản 1 Điều 99 Nghị định số 155/2020/NĐ-CP.
2. Đáp ứng các quy định tại điểm a, c khoản 2, khoản 3 và điểm b khoản 4 Điều 3 Quy chế này.
Dẫn chiếu khoản 1 Điều 99 Nghị định 155/2020/NĐ-CP quy định như sau:
Điều kiện trở thành thành viên giao dịch đặc biệt, Kho bạc Nhà nước tham gia giao dịch công cụ nợ
1. Điều kiện trở thành thành viên giao dịch đặc biệt bao gồm:
a) Là ngân hàng thương mại, chi nhánh ngân hàng nước ngoài có số vốn điều lệ thực góp hoặc được cấp tối thiểu bằng mức vốn pháp định và không trong tình trạng kiểm soát đặc biệt theo quy định của pháp luật về các tổ chức tín dụng;
b) Là thành viên lưu ký hoặc tổ chức mở tài khoản trực tiếp tại Tổng công ty lưu ký và bù trừ chứng khoán Việt Nam;
c) Đáp ứng yêu cầu về hạ tầng công nghệ thông tin, quy trình nghiệp vụ và nhân sự cho hoạt động giao dịch công cụ nợ theo quy chế của Sở giao dịch chứng khoán.
...
Theo đó, đối tượng được phép đăng ký thành viên giao dịch đặc biệt công cụ nợ của Sở giao dịch chứng khoán Việt Nam gồm ngân hàng thương mại và chi nhánh ngân hàng nước ngoài.
Đối tượng được đăng ký thành viên giao dịch đặc biệt công cụ nợ của Sở giao dịch chứng khoán Việt Nam? (Hình từ Internet)
Hồ sơ đăng ký thành viên giao dịch đặc biệt công cụ nợ gồm những tài liệu nào?
Thành phần hồ sơ đăng ký thành viên giao dịch đặc biệt công cụ nợ được quy định tại Điều 8 Quy chế thành viên của Sở Giao dịch Chứng khoán Việt Nam ban hành kèm theo Quyết định 01/QĐ-SGDVN năm 2022 như sau:
Hồ sơ đăng ký thành viên giao dịch đặc biệt công cụ nợ
1. Tài liệu quy định tại khoản 1 Điều 100 Nghị định số 155/2020/NĐ-CP.
2. Tài liệu quy định tại khoản 2, 3, 4, 5 Điều 4 và khoản 3 Điều 6 Quy chế này.
Theo quy định vừa nêu thì trong hồ sơ đăng ký thành viên giao dịch đặc biệt công cụ nợ sẽ bao gồm gồm các tài liệu sau:
(1) Giấy đăng ký thành viên theo Mẫu số 25 Phụ lục ban hành kèm theo Nghị định 155/2020/ND-CP tải về.
(2) Giấy phép thành lập và hoạt động hoặc Giấy phép mở chi nhánh của cơ quan có thẩm quyền.
(3) Giấy chứng nhận là thành viên lưu ký hoặc hợp đồng cung cấp dịch vụ giữa Tổng công ty lưu ký và bù trừ chứng khoán Việt Nam với ngân hàng thương mại, chi nhánh ngân hàng nước ngoài về việc mở tài khoản trực tiếp.
(4) Bản thuyết minh về hạ tầng công nghệ thông tin, quy trình nghiệp vụ và nhân sự.
(5) Thuyết minh cơ sở vật chất, nhân sự theo mẫu quy định tại Phụ lục 02/QCTV ban hành kèm theo Quy chế này.
(6) Các quy trình, tài liệu hướng dẫn nghiệp vụ giao dịch chứng khoán tại Sở GDCK TPHCM, Sở GDCK Hà Nội theo danh mục quy định tại Phụ lục 03/QCTV ban hành kèm theo Quy chế này.
(7) Hồ sơ đăng ký kết nối giao dịch theo Quy chế về hệ thống công nghệ thông tin kết nối giao dịch đến Sở GDCK TPHCM, Sở GDCK Hà Nội do Sở GDCK Việt Nam ban hành.
(8) Danh sách nhân sự công nghệ thông tin kèm theo hồ sơ cá nhân, văn bằng, chứng chỉ về công nghệ thông tin.
Lưu ý: Tài liệu, thành phần hồ sơ đăng ký thành viên được miễn trừ trong trường hợp tài liệu đó đã được nộp cho Sở GDCK Việt Nam trong thời hạn 06 tháng.
Thành viên giao dịch đặc biệt công cụ nợ của Sở giao dịch chứng khoán Việt Nam có những quyền hạn nào?
Quyền của thành viên giao dịch đặc biệt công cụ nợ được quy định tại Điều 20 Quy chế thành viên của Sở Giao dịch Chứng khoán Việt Nam ban hành kèm theo Quyết định 01/QĐ-SGDVN năm 2022 như sau:
Quyền của thành viên
1. Thành viên giao dịch chứng khoán niêm yết, đăng ký giao dịch có quyền theo quy định tại khoản 2 Điều 47 Luật Chứng khoán.
2. Thành viên giao dịch công cụ nợ, thành viên giao dịch đặc biệt công cụ nợ có quyền theo quy định tại khoản 1 Điều này và các quyền theo quy định của pháp luật về đăng ký, lưu ký, niêm yết và giao dịch công cụ nợ của Chính phủ, trái phiếu được Chính phủ bảo lãnh, trái phiếu chính quyền địa phương.
...
Như vậy, thành viên giao dịch đặc biệt công cụ nợ của Sở giao dịch chứng khoán Việt Nam có một số quyền hạn sau:
(1) Sử dụng hệ thống giao dịch chứng khoán và các dịch vụ do Sở giao dịch chứng khoán Việt Nam và công ty con cung cấp;
(2) Nhận các thông tin về thị trường giao dịch chứng khoán từ Sở giao dịch chứng khoán Việt Nam và công ty con;
(3) Đề nghị Sở giao dịch chứng khoán Việt Nam làm trung gian hòa giải khi có tranh chấp liên quan đến hoạt động giao dịch chứng khoán của thành viên giao dịch;
(4) Đề xuất và kiến nghị các vấn đề liên quan đến hoạt động giao dịch chứng khoán của Sở giao dịch chứng khoán Việt Nam và công ty con;
(5) Quyền khác theo quy định của pháp luật và quy chế của Sở giao dịch chứng khoán Việt Nam;
(6) Các quyền theo quy định của pháp luật về đăng ký, lưu ký, niêm yết và giao dịch công cụ nợ của Chính phủ, trái phiếu được Chính phủ bảo lãnh, trái phiếu chính quyền địa phương.
Trần Thành Nhân
Quý khách cần hỏi thêm thông tin về Thành viên giao dịch đặc biệt có thể đặt câu hỏi tại đây.
- Anh em họ hàng xa có yêu nhau được không? Anh em họ hàng xa yêu nhau có vi phạm pháp luật không?
- Tốc độ tối đa của xe cơ giới khi tham gia giao thông trên đường bộ (trừ đường cao tốc) từ 2025 là bao nhiêu?
- Đất xây dựng cơ sở ngoại giao là đất gì? Có phải chuyển sang thuê đất khi sử dụng đất xây dựng cơ sở ngoại giao kết hợp với mục đích thương mại?
- Ngày truyền thống của Cựu chiến binh 6 12 là ngày để tôn vinh, biểu dương sự cống hiến to lớn của Cựu chiến binh đúng không?
- Quy trình, thủ tục cấp Quyết định phát hành trò chơi điện tử G1 trên mạng từ ngày 25/12/2024 thực hiện như thế nào?