Thành viên giao dịch đặc biệt công cụ nợ vi phạm hơn 05 lỗi trong 01 tháng về kỳ hạn chào giá trên hệ thống đường cong lợi suất thì bị xử lý vi phạm thế nào?
- Thành viên giao dịch đặc biệt công cụ nợ có phải đảm bảo nghĩa vụ chào tối thiểu 07 kỳ hạn trên hệ thống đường cong lợi suất khi hệ thống không có công cụ nợ trên hệ thống không?
- Có những hình thức xử lý vi phạm nào đối với thành viên giao dịch đặc biệt công cụ nợ?
- Thành viên giao dịch đặc biệt vi phạm hơn 05 lỗi trong 01 tháng về kỳ hạn chào giá trên hệ thống đường cong lợi suất của Sở GDCK Hà Nội thì bị xử lý vi phạm thế nào?
Thành viên giao dịch đặc biệt công cụ nợ có phải đảm bảo nghĩa vụ chào tối thiểu 07 kỳ hạn trên hệ thống đường cong lợi suất khi hệ thống không có công cụ nợ trên hệ thống không?
Nghĩa vụ của thành viên giao dịch công cụ nợ đặc biệt được quy định tại khoản 2 Điều 22 Quy chế thành viên của Sở Giao dịch Chứng khoán Việt Nam ban hành kèm theo Quyết định 01/QĐ-SGDVN năm 2022 quy định như sau:
Nghĩa vụ của thành viên giao dịch công cụ nợ, thành viên giao dịch đặc biệt công cụ nợ
...
2. Thành viên giao dịch đặc biệt công cụ nợ có các nghĩa vụ sau:
a) Nghĩa vụ quy định tại Điều 21 Quy chế này;
b) Khai báo đầy đủ, chính xác thông tin giao dịch vào hệ thống giao dịch công cụ nợ;
c) Đăng ký hoặc đăng ký lại khi hết hạn thông tin chữ ký số của các tài khoản sử dụng hệ thống giao dịch công cụ nợ theo hướng dẫn của Sở GDCK Hà Nội;
d) Chào mua, chào bán trên hệ thống đường cong lợi suất của Sở GDCK Hà Nội trong tất cả các ngày giao dịch như sau:
- Thực hiện chào mua, chào bán trên hệ thống đường cong lợi suất tối thiểu 07 kỳ hạn, trong đó có kỳ hạn 03 tháng, 06 tháng và 02 năm;
- Trường hợp các kỳ hạn chào giá bắt buộc 03 tháng, 06 tháng và 02 năm không có công cụ nợ chào giá trên hệ thống, thành viên giao dịch đặc biệt vẫn phải đảm bảo nghĩa vụ chào tối thiểu 07 kỳ hạn trên hệ thống đường cong lợi suất;
- Kỳ hạn chào giá là kỳ hạn còn lại của công cụ nợ, bao gồm các kỳ hạn: 03 tháng, 06 tháng, 09 tháng, 01 năm, 02 năm, 03 năm, 05 năm, 07 năm, 10 năm, 15 năm, 20 năm, 30 năm. Số lượng kỳ hạn chào giá có thể thay đổi, tùy theo kỳ hạn phát hành công cụ nợ;
- Công cụ nợ chào giá là công cụ nợ của Chính phủ, đáp ứng tốt nhất các điều kiện về tần suất giao dịch, khối lượng giao dịch và khối lượng niêm yết.
đ) Nghĩa vụ khác theo quy định của pháp luật về đăng ký, lưu ký, niêm yết và giao dịch công cụ nợ của Chính phủ, trái phiếu được Chính phủ bảo lãnh, trái phiếu chính quyền địa phương.
Kỳ hạn chào giá được hiểu là kỳ hạn còn lại của công cụ nợ, bao gồm các kỳ hạn: 03 tháng, 06 tháng, 09 tháng, 01 năm, 02 năm, 03 năm, 05 năm, 07 năm, 10 năm, 15 năm, 20 năm, 30 năm.
Số lượng kỳ hạn chào giá có thể thay đổi, tùy theo kỳ hạn phát hành công cụ nợ.
Trường hợp các kỳ hạn chào giá bắt buộc 03 tháng, 06 tháng và 02 năm không có công cụ nợ chào giá trên hệ thống, thành viên giao dịch đặc biệt vẫn phải đảm bảo nghĩa vụ chào tối thiểu 07 kỳ hạn trên hệ thống đường cong lợi suất.
Thành viên giao dịch đặc biệt công cụ nợ vi phạm hơn 05 lỗi trong 01 tháng về kỳ hạn chào giá trên hệ thống đường cong lợi suất thì bị xử lý vi phạm thế nào? (Hình từ Internet)
Có những hình thức xử lý vi phạm nào đối với thành viên giao dịch đặc biệt công cụ nợ?
Các hình thức xử lý vi phạm đối với thành viên giao dịch bao gồm các hình thức quy định tại Điều 25 Quy chế thành viên của Sở Giao dịch Chứng khoán Việt Nam ban hành kèm theo Quyết định 01/QĐ-SGDVN năm 2022, cụ thể:
(1) Nhắc nhở.
(2) Khiển trách.
(3) Tạm ngừng giao dịch từ xa, tạm ngừng kết nối giao dịch trực tuyến.
(4) Tạm dừng gửi hoặc nhận lệnh giao dịch trực tuyến trong phiên.
(5) Đình chỉ hoạt động giao dịch.
(6) Hủy bỏ bắt buộc tư cách thành viên.
Thành viên giao dịch đặc biệt vi phạm hơn 05 lỗi trong 01 tháng về kỳ hạn chào giá trên hệ thống đường cong lợi suất của Sở GDCK Hà Nội thì bị xử lý vi phạm thế nào?
Tại điểm c khoản 1 Điều 31 Quy chế thành viên của Sở Giao dịch Chứng khoán Việt Nam ban hành kèm theo Quyết định 01/QĐ-SGDVN năm 2022 quy định như sau:
Vi phạm quy định về giao dịch
1. Hình thức nhắc nhở đối với thành viên vi phạm một trong các hành vi sau:
a) Vi phạm từ 05 đến dưới 10 lệnh phải sửa lỗi trong giờ giao dịch và sau giao dịch trên từng hệ thống giao dịch của Sở GDCK TPHCM hoặc Sở GDCK Hà Nội trong 01 phiên giao dịch;
b) Vi phạm từ 15 đến dưới 20 lệnh phải sửa lỗi trong giờ giao dịch và sau giao dịch trên từng hệ thống giao dịch của Sở GDCK TPHCM hoặc Sở GDCK Hà Nội trong 01 tháng;
c) Trường hợp thành viên giao dịch đặc biệt công cụ nợ vi phạm nghĩa vụ chào giá theo quy định tại điểm d khoản 2 Điều 22 Quy chế này nhiều hơn 05 lỗi trong 01 tháng.
2. Hình thức khiển trách đối với thành viên vi phạm một trong các hành vi sau:
a) Vi phạm từ 10 lệnh trở lên phải sửa lỗi trong giờ giao dịch và sau giao dịch trên từng hệ thống giao dịch của Sở GDCK TPHCM hoặc Sở GDCK Hà Nội trong 01 phiên giao dịch;
b) Vi phạm từ 20 lệnh trở lên phải sửa lỗi trong giờ giao dịch và sau giao dịch trên từng hệ thống giao dịch của Sở GDCK TPHCM hoặc Sở GDCK Hà Nội trong 01 tháng;
c) Không tuân thủ quy định của quy chế giao dịch, quy trình giao dịch do Sở GDCK Việt Nam và công ty con ban hành;
d) Trường hợp thành viên giao dịch đặc biệt công cụ nợ vi phạm nghĩa vụ chào giá theo quy định tại điểm d khoản 2 Điều 22 Quy chế này tiếp tục bị nhắc nhở lần thứ 02 trong 01 năm.
Theo đó, nếu thành viên giao dịch đặc biệt không đảm bảo quy định về kỳ hạn chào giá trên hệ thống đường cong lợi suất hơn 05 lỗi trong 01 tháng thì bị xử lý vi phạm theo hình thức nhắc nhở.
Trần Thành Nhân
Quý khách cần hỏi thêm thông tin về Thành viên giao dịch đặc biệt có thể đặt câu hỏi tại đây.
- Phương pháp sát hạch giấy phép lái xe quân sự từ 1/1/2025 theo Thông tư 68 mới nhất như thế nào?
- Người lao động có được bồi dưỡng bằng hiện vật khi làm việc trong điều kiện có yếu tố nguy hiểm không?
- Anh em họ hàng xa có yêu nhau được không? Anh em họ hàng xa yêu nhau có vi phạm pháp luật không?
- Tốc độ tối đa của xe cơ giới khi tham gia giao thông trên đường bộ (trừ đường cao tốc) từ 2025 là bao nhiêu?
- Đất xây dựng cơ sở ngoại giao là đất gì? Có phải chuyển sang thuê đất khi sử dụng đất xây dựng cơ sở ngoại giao kết hợp với mục đích thương mại?