Đối với xe nâng hàng có tải trọng từ 1.000kg trở lên thì việc kiểm định các chế độ thử tải - phương pháp thử được quy định như thế nào?
- Việc kiểm tra kỹ thuật đối với xe nâng hàng có tải trọng từ 1.000kg trở lên được quy định như thế nào?
- Việc kiểm định các chế độ thử tải - phương pháp thử đối với xe nâng hàng có tải trọng từ 1.000kg trở lên được quy định như thế nào?
- Khi tiến hành kiểm định xe nâng hàng có tải trọng từ 1.000kg trở lên phải đảm bảo những điều kiện nào?
Việc kiểm tra kỹ thuật đối với xe nâng hàng có tải trọng từ 1.000kg trở lên được quy định như thế nào?
Việc kiểm tra kỹ thuật đối với xe nâng hàng có tải trọng từ 1.000kg trở lên được quy định tại tiểu mục 8.2 Mục 8 Quy trình kiểm định kỹ thuật an toàn xe nâng hàng được ban hành kèm theo Thông tư 54/2016/TT-BLĐTBXH; cụ thể như sau:
1. Thử nghiệm không tải:
Cho xe hoạt động không tải và kiểm tra hoạt động của các hệ thống, cơ cấu:
- Hệ thống thủy lực: kiểm tra và đánh giá theo TCVN 5179:1990;
- Hệ thống tín hiệu: kiểm tra và đánh giá theo 2.1.8 QCVN 13: 2011/ BGTVT.
+ Đèn chiếu sáng: đo cường độ chiếu sáng và đánh giá theo hồ sơ kỹ thuật.
+ Đèn tín hiệu: Đèn xi nhan có tần số nháy từ 60 đến 120 lần/phút (Từ 1 đến 2Hz); Khi quan sát bằng mắt, phải phân biệt tín hiệu rõ ràng ở khoảng cách 20 m đối với đèn phanh, đèn xi nhan và khoảng cách 10m đối với đèn tín hiệu khác, trong điều kiện ban ngày.
+ Còi điện, còi lùi: đo âm lượng toàn bộ ở khoảng cách 2m tính từ đầu xe, cao 1, 2 m không nhỏ hơn 90 dB(A), không lớn hơn 115 dB(A).
- Hệ thống di chuyển: kiểm tra, đánh giá theo 2.1.3 QCVN 13:2011/BGTVT, các đường ống dẫn dầu, thùng chứa hoạt động bình thường, bơm và động cơ thủy lực của hệ thống truyền lực di chuyển phải hoạt động bình thường.
- Hệ thống phanh: kiểm tra, đánh giá theo 2.1.6 QCVN 13:2011/BGTVT.
+ Đối với xe nâng có vận tốc di chuyển lớn nhất v ≥20 km/h: Thử ở vận tốc 20 km/h.
+ Đối với xe nâng có vận tốc di chuyển lớn nhất v < 20 km/h: Thử ở vận tốc lớn nhất theo hồ sơ kỹ thuật.
+ Đối với xe nâng bánh lốp yêu cầu về quãng đường phanh được quy định trong Bảng 1.
Trọng lượng của xe nâng (Kg) | Quãng đường phanh (m) |
m≤32.000 | S ≤ v2/150 + 0, 2(v + 5) |
m>32.000 | S ≤ v2/44 + 0, 1 (32 - v) |
Bảng 1: Quãng đường phanh của xe nâng
Trong đó,
- m: trọng lượng của xe nâng (kg);
- s quãng đường phanh (m);
- v vận tốc xe nâng (km/h).
Đánh giá: Kết quả đạt yêu cầu khi các cơ cấu và thiết bị an toàn của thiết bị hoạt động đúng thông số và tính năng thiết kế; Đáp ứng các quy định tại mục 8.2 - Kiểm tra kỹ thuật.
Việc kiểm tra kỹ thuật đối với xe nâng hàng có tải trọng từ 1.000kg trở lên được quy định như thế nào? (Hình từ Internet)
Việc kiểm định các chế độ thử tải - phương pháp thử đối với xe nâng hàng có tải trọng từ 1.000kg trở lên được quy định như thế nào?
Việc kiểm định các chế độ thử tải - phương pháp thử đối với xe nâng hàng có tải trọng từ 1.000kg trở lên được quy định tại tiểu mục 8.3 Mục 8 Quy trình kiểm định kỹ thuật an toàn xe nâng hàng được ban hành kèm theo Thông tư 54/2016/TT-BLĐTBXH; cụ thể như sau:
1. Thử tĩnh:
- Tải trọng thử: 125% SWL hoặc bằng 125 % Q(sd), trong đó:
+ SWL: tải trọng làm việc an toàn của thiết bị;
+ Q(sd): tải trọng sử dụng theo yêu cầu của cơ sở không lớn hơn tải trọng thiết kế và phải phù hợp với chất lượng thực tế của thiết bị.
- Tải trọng thử được nâng ở độ cao 100mm đến 200mm so với mặt đất. Tải trọng thử có trọng tâm tải nằm trong giới hạn cho phép.
- Thời gian thử tải: 10 phút.
Đánh giá: Kết quả đạt yêu cầu khi trong 10 phút tải trọng thử không bị trôi, kết cấu kim loại không có vết nứt hoặc biến dạng vĩnh cửu.
2. Thử động:
- Tải trọng thử: 110% SWL hoặc bằng 110% Q(sd).
- Cho xe nâng hàng nâng, hạ tải trọng thử 3 lần. Kiểm tra kết cấu kim loại, hệ thống thủy lực.
- Cho xe nâng di chuyển tiến, lùi, quay, kiểm tra hệ thống di chuyển.
Đánh giá: Kết quả đạt yêu cầu khi tải trọng thử không bị trôi, kết cấu kim loại không có vết nứt hoặc biến dạng vĩnh cửu; Hệ thống thủy lực không bị rò rỉ, nứt; Hệ thống di chuyển hoạt động bình thường.
3. Thử phanh tay: tải trọng thử: 100% SWL, cho xe đỗ trên dốc với độ dốc tối thiểu 20% hoặc độ số tối đa theo quy định trong hồ sơ kỹ thuật, kéo phanh tay, kiểm tra sự dịch chuyển của xe nâng trong thời gian 01 phút.
Đánh giá: Kết quả đạt yêu cầu khi trong thời gian thử, thiết bị không bị trôi.
Khi tiến hành kiểm định xe nâng hàng có tải trọng từ 1.000kg trở lên phải đảm bảo những điều kiện nào?
Căn cứ tại Mục 6 Quy trình kiểm định kỹ thuật an toàn xe nâng hàng được ban hành kèm theo Thông tư 54/2016/TT-BLĐTBXH; cụ thể như sau thì khi tiến hành kiểm định phải đảm bảo các điều kiện sau đây:
- Thiết bị phải ở trạng thái sẵn sàng đưa vào kiểm định;
- Hồ sơ kỹ thuật của thiết bị phải đầy đủ;
- Các yếu tố môi trường, thời tiết đủ điều kiện để tiến hành kiểm định và không làm ảnh hưởng tới kết quả kiểm định.
- Các điều kiện về an toàn vệ sinh lao động phải đáp ứng để vận hành thiết bị.
Phan Thanh Thảo
Quý khách cần hỏi thêm thông tin về Kiểm định xe cơ giới có thể đặt câu hỏi tại đây.
- Quy trình đánh giá Đảng viên cuối năm 2024? Quy trình đánh giá xếp loại Đảng viên cuối năm 2024 thế nào?
- Khối lượng của loại vàng miếng SJC do cơ quan nào quyết định? Quy trình gia công vàng miếng SJC từ vàng của Ngân hàng Nhà nước?
- Mẫu phiếu lấy ý kiến đồng nghiệp trong tổ chuyên môn đối với giáo viên mầm non mới nhất? Tải về tại đâu?
- Mẫu biên bản thỏa thuận về việc góp vốn kinh doanh mua bất động sản, đất đai mới nhất? Tải về ở đâu?
- Hướng dẫn cách viết mẫu phiếu đánh giá xếp loại chất lượng công chức? Công chức được xếp loại chất lượng ở mức hoàn thành xuất sắc khi nào?