Việc tiến hành kiểm tra kỹ thuật bên ngoài xe nâng hàng sử dụng động cơ, có tải trọng nâng từ 1.000 kg trở lên được quy định như thế nào?

Tôi có câu hỏi muốn được giải đáp như sau việc tiến hành kiểm tra kỹ thuật bên ngoài xe nâng hàng sử dụng động cơ, có tải trọng nâng từ 1.000 kg trở lên được quy định như thế nào? Câu hỏi của anh P.L.Q đến từ TP.HCM.

Việc tiến hành kiểm tra kỹ thuật bên ngoài xe nâng hàng sử dụng động cơ, có tải trọng nâng từ 1.000 kg trở lên được quy định như thế nào?

Việc tiến hành kiểm định xe nâng hàng sử dụng động cơ, có tải trọng nâng từ 1.000 kg trở lên được quy định tại tiểu mục 8.1 Mục 8 Quy trình kiểm định kỹ thuật an toàn xe nâng hàng được ban hành kèm theo Thông tư 54/2016/TT-BLĐTBXH; cụ thể như sau:

Đối với kiểm tra kỹ thuật bên ngoài: trong quá trình kiểm tra, vị trí kiểm định phải đảm bảo: mặt bằng thông thoáng, đủ ánh sáng; nền móng cứng vững, phải có biện pháp cảnh báo, hướng dẫn và bảo đảm an toàn trong suốt quá trình kiểm định.

1. Kiểm tra việc ghi nhãn:

- Mã hiệu, chủng loại, hình dáng kích thước…;

- Số động cơ, số khung, số xuất xưởng phù hợp với quy định của nhà sản xuất.

2. Khung, sàn, thân vỏ, đối trọng:

- Khung xe không được thay đổi kết cấu so với hồ sơ kỹ thuật, không cong vênh, nứt gãy;

- Sàn, bệ phải được định vị chắc chắn với khung;

- Thân vỏ: Không vỡ, rách và định vị chắc chắn;

- Đối trọng: theo đúng hồ sơ nhà chế tạo, không bị biến dạng, cong vênh, nứt vỡ, được cố định chắc chắn.

3. Buồng lái:

- Buồng lái: mái che và khung bảo vệ chắc chắn;

- Bàn đạp ga, phanh, côn: không bị biến dạng và đầy đủ theo đúng hồ sơ kỹ thuật.

4. Thiết bị công tác:

- Kiểm tra tình trạng kỹ thuật của khung nâng; khung đỡ; khung tựa: theo đúng hồ sơ kỹ thuật, không bị biến dạng, cong vênh, rạn nứt, được cố định chắc chắn;

- Kiểm tra tình trạng kỹ thuật của cơ cấu mang tải: không bị biến dạng, cong vênh, rạn nứt, được cố định chắc chắn;

- Kiểm tra tình trạng kỹ thuật xích nâng hạ: theo quy định của nhà chế tạo;

- Kiểm tra tình trạng kỹ thuật puly, trục cố định pul: theo quy định của nhà chế tạo.

5. Hệ thống thủy lực:

- Kiểm tra tình trạng kỹ thuật xy lanh nâng hạ khung, xi lanh nghiêng khung, xy lanh điều chỉnh khoảng cách càng nâng... không bị biến dạng: không bị rò rỉ dầu thủy lực;

- Kiểm tra tình trạng kỹ thuật hệ thống đường ống dẫn dầu thủy lực, đầu nối: không bị bẹp, nứt, không rò rỉ và được cố định chắc chắn.

6. Hệ thống chiếu sáng, tín hiệu, quan sát: Kiểm tra tình trạng kỹ thuật, số lượng, vị trí lắp đặt của các hệ thống: đèn chiếu sáng, đèn tín hiệu, gương quan sát.

7. Hệ thống di chuyển:

- Kiểm tra tình trạng kỹ thuật bánh xe: vành không biến dạng, không rạn, nứt. Lốp đủ áp suất theo quy định của nhà chế tạo, không phồng rộp, nứt, vỡ, độ mòn theo quy định của nhà chế tạo;

- Kiểm tra tình trạng kỹ thuật cầu xe: đầy đủ theo hồ sơ kỹ thuật, không bị đứt gãy, biến dạng.

8. Hệ thống phanh: kiểm tra tình trạng kỹ thuật của hệ thống phanh: Bàn đạp, cần phanh, đường ống dẫn dầu phanh hoặc khí nén.

Đánh giá: Kết quả đạt yêu cầu khi không phát hiện các hư hỏng, khuyết tật và các bất thường khác, đáp ứng các quy định của việc kiểm tra kỹ thuật bên ngoài và các quy định của nhà chế tạo.

Việc tiến hành kiểm tra kỹ thuật bên ngoài xe nâng hàng sử dụng động cơ, có tải trọng nâng từ 1.000 kg trở lên được quy định như thế nào?

Việc tiến hành kiểm tra kỹ thuật bên ngoài xe nâng hàng sử dụng động cơ, có tải trọng nâng từ 1.000 kg trở lên được quy định như thế nào? (Hình từ Internet)

Trước khi kiểm tra kỹ thuật bên ngoài xe nâng hàng sử dụng động cơ, có tải trọng nâng từ 1.000 kg trở lên thì phải thực hiện bước kiểm định nào?

Căn cứ tại Mục 4 Quy trình kiểm định kỹ thuật an toàn xe nâng hàng được ban hành kèm theo Thông tư 54/2016/TT-BLĐTBXH quy định về các bước kiểm định xe nâng hàng sử dụng động cơ, có tải trọng nâng từ 1.000 kg trở lên như sau:

4. Các bước kiểm định
Khi kiểm định phải lần lượt tiến hành theo các bước sau:
- Kiểm tra hồ sơ, lý lịch thiết bị;
- Kiểm tra kỹ thuật bên ngoài;
- Kiểm tra kỹ thuật- thử không tải;
- Các chế độ thử tải- phương pháp thử;
- Xử lý kết quả kiểm định.
Lưu ý: Các bước kiểm tra tiếp theo chỉ được tiến hành khi kết quả kiểm tra ở bước trước đó đạt yêu cầu. Tất cả các kết quả kiểm tra của từng bước phải được ghi chép đầy đủ vào bản ghi chép hiện trường theo mẫu quy định tại Phụ lục 01 và lưu lại đầy đủ tại tổ chức kiểm định.

Như vậy, trước khi kiểm tra kỹ thuật bên ngoài xe nâng hàng sử dụng động cơ, có tải trọng nâng từ 1.000 kg trở lên thì phải thực hiện bước kiểm định là kiểm tra hồ sơ, lý lịch thiết bị.

Các thiết bị, dụng cụ phục vụ kiểm định xe nâng hàng bao gồm những thiết bị, dụng cụ nào?

Căn cứ tại Mục 5 Quy trình kiểm định kỹ thuật an toàn xe nâng hàng được ban hành kèm theo Thông tư 54/2016/TT-BLĐTBXH thì: các thiết bị, dụng cụ phục vụ kiểm định phải được kiểm định, hiệu chuẩn theo quy định. Các thiết bị, dụng cụ phục vụ kiểm định gồm:

- Máy kinh vĩ (nếu cần);

- Tốc độ kế (máy đo tốc độ);

- Thiết bị đo khoảng cách;

- Dụng cụ phương tiện kiểm tra kích thước hình học;

- Lực kế hoặc cân treo;

- Thiết bị đo cường độ ánh sáng;

- Thiết bị đo điện vạn năng.

Đi đến trang Tìm kiếm nội dung Tư vấn pháp luật - Xe nâng hàng

Phan Thanh Thảo

Xe nâng hàng
Căn cứ pháp lý
Đặt câu hỏi

Quý khách cần hỏi thêm thông tin về Xe nâng hàng có thể đặt câu hỏi tại đây.

Chủ quản: Công ty THƯ VIỆN PHÁP LUẬT. Giấy phép số: 27/GP-TTĐT, do Sở TTTT TP. HCM cấp ngày 09/05/2019.
Chịu trách nhiệm chính: Ông Bùi Tường Vũ - Số điện thoại liên hệ: 028 3930 3279
Địa chỉ: P.702A , Centre Point, 106 Nguyễn Văn Trỗi, P.8, Q. Phú Nhuận, TP. HCM;
Địa điểm Kinh Doanh: Số 17 Nguyễn Gia Thiều, P. Võ Thị Sáu, Q3, TP. HCM;
Chứng nhận bản quyền tác giả số 416/2021/QTG ngày 18/01/2021, cấp bởi Bộ Văn hoá - Thể thao - Du lịch
Thông báo
Bạn không có thông báo nào