Được phép yêu cầu bảo mật thông tin về sinh vật biến đổi gen không? Sử dụng sinh vật biến đổi gen làm thực phẩm kinh doanh có bị xử phạt hay không?
Được phép yêu cầu bảo mật thông tin về sinh vật biến đổi gen không?
Sinh vật biến đổi gen (Hình từ Internet)
Căn cứ theo Điều 44 Nghị định 69/2010/NĐ-CP quy định sinh vật biến đổi gen được bảo mật thông tin như sau:
Bảo mật thông tin về sinh vật biến đổi gen
1. Tổ chức, cá nhân tiến hành các hoạt động liên quan đến sinh vật biến đổi gen được đề nghị Bộ quản lý ngành, lĩnh vực bảo mật các thông tin trong hồ sơ.
2. Thông tin do tổ chức, cá nhân yêu cầu bảo mật phải được Hội đồng do Bộ quản lý ngành, lĩnh vực thành lập công nhận là thông tin cần bảo mật theo quy định của pháp luật.
3. Cơ quan nhà nước có thẩm quyền phải thực hiện bảo mật thông tin quy định tại khoản 1 của Điều này. Trường hợp tổ chức, cá nhân được cấp văn bằng bảo hộ sinh vật biến đổi gen thì việc bảo mật thông tin về sinh vật biến đổi gen đó được thực hiện theo quy định của pháp luật về sở hữu trí tuệ.
Theo đó, trong trường hợp của bạn thì thông tin về sinh vật biến đổi gen sẽ được bảo mật theo các quy định như sau:
+ Đề nghị Bộ quản lý ngành, lĩnh vực bảo mật các thông tin trong hồ sơ.
+ Thông tin về sinh vật biến đổi gen yêu cầu bảo mật phải được Hội đồng do Bộ quản lý ngành, lĩnh vực thành lập công nhận là thông tin cần bảo mật theo quy định của pháp luật.
+ Cơ quan nhà nước có thẩm quyền phải thực hiện bảo mật thông tin. Trường hợp bạn được cấp văn bằng bảo hộ sinh vật biến đổi gen thì việc bảo mật thông tin về sinh vật biến đổi gen đó được thực hiện theo quy định của pháp luật về sở hữu trí tuệ.
Thông tin về sinh vật biến đổi gen được công khai ở đâu?
Căn cứ theo Điều 45 Nghị định 69/2010/NĐ-CP quy định công khai thông tin về sinh vật biến đổi gen đối với môi trường, đa dạng sinh học, sức khỏe con người và vật nuôi như sau:
Công khai thông tin về sinh vật biến đổi gen đối với môi trường, đa dạng sinh học, sức khỏe con người và vật nuôi
1. Thông tin liên quan đến sinh vật biến đổi gen không thuộc đối tượng quy định tại Điều 44 của Nghị định này được công khai trên thông tin thông tin điện tử về an toàn sinh học của Bộ Tài nguyên và Môi trường, trang thông tin điện tử của Bộ quản lý ngành, lĩnh vực có liên quan.
2. Tổ chức, cá nhân cung cấp thông tin về sinh vật biến đổi gen phải chịu trách nhiệm về tính chính xác của thông tin cung cấp.
Theo đó, theo khoản 1 Điều 45 Nghị định 69/2010/NĐ-CP quy định thông tin liên quan đến sinh vật biến đổi gen không thuộc đối tượng bảo mật thông tin được công khai trên thông tin thông tin điện tử về an toàn sinh học của Bộ Tài nguyên và Môi trường, trang thông tin điện tử của Bộ quản lý ngành, lĩnh vực có liên quan.
Ngoài tổ chức, cá nhân cung cấp thông tin về sinh vật biến đổi gen phải chịu trách nhiệm về tính chính xác của thông tin cung cấp.
Sử dụng sinh vật biến đổi gen làm thực phẩm kinh doanh có bị xử phạt hay không?
Căn cứ theo Điều 17 Nghị định 115/2018/NĐ-CP quy định xử phạt vi phạm hành chính về điều kiện bảo đảm an toàn thực phẩm đối với thực phẩm biến đổi gen, thực phẩm chiếu xạ, cụ thể như sau:
Vi phạm quy định về điều kiện bảo đảm an toàn thực phẩm đối với thực phẩm biến đổi gen, thực phẩm chiếu xạ
1. Phạt tiền từ 10.000.000 đồng đến 20.000.000 đồng đối với hành vi không tuân thủ các quy định về vận chuyển, lưu giữ thực phẩm biến đổi gen, sinh vật biến đổi gen sử dụng làm thực phẩm.
2. Phạt tiền từ 30.000.000 đồng đến 50.000.000 đồng đối với một trong các hành vi sau đây:
a) Sản xuất, kinh doanh thực phẩm từ sinh vật biến đổi gen, sản phẩm của sinh vật biến đổi gen không có tên trong Danh mục sinh vật biến đổi gen được cấp giấy xác nhận đủ điều kiện sử dụng làm thực phẩm;Phạt tiền từ 30.000.000 đồng đến 50.000.000
b) Sản xuất, kinh doanh thực phẩm từ sinh vật biến đổi gen, sản phẩm của sinh vật biến đổi gen có tên trong Danh mục sinh vật biến đổi gen được cấp giấy xác nhận đủ điều kiện sử dụng làm thực phẩm nhưng không có giấy xác nhận sinh vật biến đổi gen đủ điều kiện sử dụng làm thực phẩm;
c) Sản xuất, kinh doanh thực phẩm bảo quản bằng phương pháp chiếu xạ không thuộc danh mục nhóm thực phẩm được phép chiếu xạ;
d) Thực hiện chiếu xạ thực phẩm nhưng không tuân thủ quy định về liều lượng chiếu xạ hoặc chiếu xạ thực phẩm tại cơ sở chưa đủ điều kiện và được cơ quan có thẩm quyền cấp phép theo quy định của pháp luật.
3. Biện pháp khắc phục hậu quả:
Buộc tiêu hủy thực phẩm đối với vi phạm quy định tại khoản 2 Điều này.
Theo đó, quy định tại khoản 2 Điều 17 Nghị định 115/2018/NĐ-CP đối với hành vi sử dụng sinh vật biến đổi gen làm thực phẩm kinh doanh mà thuộc 02 trường hợp sau đây sẽ bị phạt tiền từ 30.000.000 đồng đến 50.000.000, đồng thời áp dụng biện pháp khắc phục hậu quả là buộc tiêu hủy thực phẩm đối với hành vi vi phạm, cụ thể:
+ Sinh vật biến đổi gen không có tên trong Danh mục sinh vật biến đổi gen được cấp giấy xác nhận đủ điều kiện sử dụng làm thực phẩm;
+ Sinh vật biến đổi gen có tên trong Danh mục sinh vật biến đổi gen được cấp giấy xác nhận đủ điều kiện sử dụng làm thực phẩm nhưng không có giấy xác nhận sinh vật biến đổi gen đủ điều kiện sử dụng làm thực phẩm.
Lưu ý: Theo khoản 2 Điều 3 Nghị định 115/2018/NĐ-CP (được sửa đổi bởi điểm b khoản 2 Điều 1 Nghị định 124/2021/NĐ-CP) quy định mức phạt tiền quy định tại Chương II Nghị định này là mức phạt đối với cá nhân. Đối với cùng một hành vi vi phạm hành chính mức phạt tiền đối với tổ chức gấp 02 lần mức phạt tiền đối với cá nhân.
Huỳnh Lê Bình Nhi
Quý khách cần hỏi thêm thông tin về Sinh vật biến đổi gen có thể đặt câu hỏi tại đây.
- Bảo hiểm nhân thọ là gì? Nguyên tắc thế quyền có được áp dụng đối với hợp đồng bảo hiểm nhân thọ không?
- Người lao động có phải nộp bản chính bằng đại học cho công ty khi ký hợp đồng lao động hay không?
- Chi phí lựa chọn nhà đầu tư thực hiện dự án đầu tư có sử dụng đất là bao nhiêu theo quy định mới?
- Giá kê khai là gì? Có bắt buộc phải kê khai giá đối với hàng hóa, dịch vụ thuộc danh mục bình ổn giá không?
- Có phải đăng ký biến động quyền sử dụng đất khi người sử dụng đất thế chấp quyền sử dụng đất không?