Nghiên cứu tạo ra sinh vật biến đổi gen cần đáp ứng yêu cầu an toàn sinh học ra sao? Có bao nhiêu mức độ an toàn sinh học trong nghiên cứu tạo ra sinh vật biến đổi gen?

Xin hỏi tôi muốn hoạt động nghiên cứu tạo ra sinh vật biến đổi gen cần đáp ứng yêu cầu những an toàn sinh học ra sao theo quy định của pháp luật? Có bao nhiêu mức độ an toàn sinh học trong nghiên cứu tạo ra sinh vật biến đổi gen? - Câu hỏi của anh Thiện (Cần Thơ).

Hoạt động nghiên cứu sinh vật biến đổi gen là gì?

Hoạt động nghiên cứu sinh vật biến đổi gen

Hoạt động nghiên cứu sinh vật biến đổi gen (Hình từ Internet)

Căn cứ theo khoản 1 Điều 2 Thông tư 21/2012/TT-BKHCN quy định:

Nghiên cứu về sinh vật biến đổi gen, mẫu vật di truyền và sản phẩm của sinh vật biến đổi gen (sau đây viết tắt là nghiên cứu về sinh vật biến đổi gen) là hoạt động nghiên cứu khoa học và phát triển công nghệ để tạo ra, phân tích, thử nghiệm cách ly sinh vật biến đổi gen, mẫu vật di truyền và sản phẩm của sinh vật biến đổi gen; đánh giá tác động của sinh vật biến đổi gen và sản phẩm của sinh vật biến đổi gen đối với sức khỏe con người, vật nuôi, đa dạng sinh học và môi trường.

Theo đó, nghiên cứu về sinh vật biến đổi gen được hiểu là hoạt động nghiên cứu khoa học và phát triển công nghệ để tạo ra, phân tích, thử nghiệm cách ly sinh vật biến đổi gen, mẫu vật di truyền và sản phẩm của sinh vật biến đổi gen; đánh giá tác động của sinh vật biến đổi gen và sản phẩm của sinh vật biến đổi gen đối với sức khỏe con người, vật nuôi, đa dạng sinh học và môi trường.

Nghiên cứu tạo ra sinh vật biến đổi gen cần đáp ứng yêu cầu an toàn sinh học ra sao?

Căn cứ theo Điều 7 Thông tư 21/2012/TT-BKHCN quy định điều kiện an toàn sinh học trong nghiên cứu tạo ra sinh vật biến đổi gen như sau:

(1) Những quy định chung:

+ Việc nghiên cứu tạo ra sinh vật biến đổi gen chỉ được thực hiện tại Phòng thí nghiệm được cấp Giấy chứng nhận Phòng thí nghiệm nghiên cứu về sinh vật biến đổi gen có mức độ an toàn sinh học cấp 1, cấp 2, cấp 3 và cấp 4;

+ Phải tuân thủ các quy định hiện hành về an toàn và vệ sinh phòng thí nghiệm;

+ Chuẩn bị đầy đủ mẫu vật, nguyên liệu và dụng cụ, thiết bị thí nghiệm. Các nguyên liệu, vật liệu, mẫu vật thí nghiệm, ống nghiệm, dụng cụ chuyên dụng dùng trong nghiên cứu sinh vật biến đổi gen phải ghi nhãn có tên và ngày tháng thực hiện;

+ Hoạt động nghiên cứu tạo véc tơ tái tổ hợp, chuyển gen chỉ được thực hiện trong phòng thí nghiệm an toàn sinh học cấp 1 trở lên của khu thí nghiệm chính;

+ Chỉ thực hiện chuyển gen cho 01 đối tượng trong một lần thí nghiệm;

+ Người thao tác chuyển gen phải mặc áo blouse, đeo khẩu trang, đi găng tay. Khi thực hiện thao tác phải ngồi trước tủ an toàn sinh học đang hoạt động, lấy đủ lượng các nguyên liệu cần thiết và tránh làm rơi vãi;

+ Tủ an toàn sinh học, các thiết bị thí nghiệm phải được vệ sinh bằng cồn 70 độ. Mẫu vật bị rơi vãi, nguyên liệu, vật liệu dư thừa, bông cồn, dụng cụ thí nghiệm, ống nghiệm và các dụng cụ khác đã sử dụng phải được thu gom, phân loại và xử lý an toàn trước khi thải ra môi trường;

+ Định kỳ hàng tuần khử trùng phòng thí nghiệm và tủ an toàn sinh học bằng dung dịch chloramin hoặc cồn 70 độ hoặc các chất khử trùng khác được sử dụng theo quy định;

+ Các sản phẩm thí nghiệm được bảo quản và quản lý theo quy định, không đưa ra ngoài phòng thí nghiệm khi chưa được phép của người quản lý. Nếu bị mất mẫu vật hoặc có dấu hiệu xáo trộn thì phải báo ngay với người quản lý để có giải pháp xử lý kịp thời hạn chế sự phát tán thiếu kiểm soát ra môi trường;

+ Trong quá trình thực hiện, nếu phát hiện nguy cơ rủi ro khó kiểm soát thì phải dừng ngay hoạt động nghiên cứu và xử lý theo hướng dẫn quy định tại Điều 12 của Thông tư này.

(2) Đối với một số hoạt động nghiên cứu có tính chất đặc thù thì ngoài đáp ứng các quy định đã nêu trên thì cần tuân thủ các quy định quản lý an toàn sinh học sau:

+ Hoạt động nhân dòng với các đối tượng chuyển gen là thực vật: Trong quá trình tiến hành nhân dòng đối tượng chuyển gen tuyệt đối cách ly với các sinh vật khác. Các mẫu hỏng hoặc không có nhu cầu sử dụng cần phải được tiêu hủy theo quy định;

+ Hoạt động nhân dòng với đối tượng chuyển gen là vi sinh vật: phải quản lý chặt chẽ các ống nghiệm nhân sinh khối, đối với các ống nghiệm nhân nuôi không thành công phải được tiêu hủy theo quy định;

+ Hoạt động nhân dòng với đối tượng chuyển gen là động vật: phải quản lý chặt chẽ số lượng các dòng tế bào đã chuyển gen trước khi cấy vào vật chủ. Nếu mẫu bị hỏng hoặc không có nhu cầu sử dụng phải tiến hành tiêu hủy theo quy định.

Theo đó, hoạt động nghiên cứu tạo ra sinh vật biến đổi gen cần đáp ứng yêu cầu an toàn sinh học theo quy định nêu trên.

Có bao nhiêu mức độ an toàn sinh học trong nghiên cứu tạo ra sinh vật biến đổi gen?

Căn cứ theo khoản 3 Điều 3 Thông tư 21/2012/TT-BKHCN quy định nghiên cứu về sinh vật biến đổi gen chỉ được thực hiện trong phòng thí nghiệm đã được cấp Giấy chứng nhận đủ điều kiện nghiên cứu về sinh vật biến đổi gen theo các cấp độ an toàn sinh học như sau:

Nguyên tắc quản lý an toàn sinh học trong nghiên cứu về sinh vật biến đổi gen
3. Nghiên cứu về sinh vật biến đổi gen chỉ được thực hiện trong phòng thí nghiệm đã được cấp Giấy chứng nhận đủ điều kiện nghiên cứu về sinh vật biến đổi gen theo các cấp độ an toàn sinh học.
a) Phòng thí nghiệm an toàn sinh học cấp 1: được thực hiện các hoạt động nghiên cứu chuyển gen; phân tích phát hiện sinh vật biến đổi gen, mẫu vật di truyền và sản phẩm sinh vật biến đổi gen; đánh giá, kiểm định tiêu chuẩn chất lượng, rủi ro của những đối tượng không hoặc ít có thể xảy ra đối với môi trường, đa dạng sinh học và sức khỏe con người, vật nuôi;
b) Phòng thí nghiệm an toàn sinh học cấp 2: ngoài các quy định tại Điểm a của Khoản này còn được thực hiện nghiên cứu chuyển gen ở những đối tượng có thể có nguy cơ rủi ro xảy ra đối với môi trường, đa dạng sinh học;
c) Phòng thí nghiệm an toàn sinh học cấp 3: ngoài các quy định tại các Điểm a và b của Khoản này còn được thực hiện nghiên cứu chuyển gen ở những đối tượng có nguy cơ rủi ro đối với môi trường, đa dạng sinh học và sức khỏe con người, vật nuôi;
d) Phòng thí nghiệm an toàn sinh học cấp 4: ngoài các quy định tại các Điểm a, b và c của Khoản này còn được thực hiện nghiên cứu chuyển gen ở những đối tượng có nguy cơ rủi ro cao, nguy hiểm đến con người, có khả năng gây dịch bệnh.

Theo đó, dựa trên quy định nêu trên thì hoạt động nghiên cứu về sinh vật biến đổi gen chỉ được thực hiện trong phòng thí nghiệm đã được cấp Giấy chứng nhận đủ điều kiện nghiên cứu về sinh vật biến đổi gen theo 04 cấp độ an toàn sinh học trong nghiên cứu tạo ra sinh vật biến đổi gen sau đây:

(1) Phòng thí nghiệm an toàn sinh học cấp 1: được thực hiện các hoạt động nghiên cứu chuyển gen; phân tích phát hiện sinh vật biến đổi gen, mẫu vật di truyền và sản phẩm sinh vật biến đổi gen; đánh giá, kiểm định tiêu chuẩn chất lượng, rủi ro của những đối tượng không hoặc ít có thể xảy ra đối với môi trường, đa dạng sinh học và sức khỏe con người, vật nuôi;

(2) Phòng thí nghiệm an toàn sinh học cấp 2: ngoài các quy định tại Điểm a của Khoản này còn được thực hiện nghiên cứu chuyển gen ở những đối tượng có thể có nguy cơ rủi ro xảy ra đối với môi trường, đa dạng sinh học;

(3) Phòng thí nghiệm an toàn sinh học cấp 3: ngoài các quy định tại các Điểm a và b của Khoản này còn được thực hiện nghiên cứu chuyển gen ở những đối tượng có nguy cơ rủi ro đối với môi trường, đa dạng sinh học và sức khỏe con người, vật nuôi;

(4) Phòng thí nghiệm an toàn sinh học cấp 4: ngoài các quy định tại các Điểm a, b và c của Khoản này còn được thực hiện nghiên cứu chuyển gen ở những đối tượng có nguy cơ rủi ro cao, nguy hiểm đến con người, có khả năng gây dịch bệnh.

Đi đến trang Tìm kiếm nội dung Tư vấn pháp luật - Sinh vật biến đổi gen

Huỳnh Lê Bình Nhi

Sinh vật biến đổi gen
Căn cứ pháp lý
Đặt câu hỏi

Quý khách cần hỏi thêm thông tin về Sinh vật biến đổi gen có thể đặt câu hỏi tại đây.

TÌM KIẾM LIÊN QUAN
Sinh vật biến đổi gen
MỚI NHẤT
Pháp luật
Nhập khẩu trái phép sinh vật biến đổi gen, mẫu vật di truyền của sinh vật biến đổi gen sẽ bị phạt bao nhiêu tiền?
Pháp luật
Xử phạt bao nhiêu tiền đối với hành vi vi phạm về sinh vật biến đổi gen, sản phẩm của sinh vật biến đổi gen, khảo nghiệm sinh vật biến đổi gen?
Pháp luật
Sinh vật biến đổi gen là gì? Giấy chứng nhận an toàn sinh học đối sinh vật biến đổi gen được quy định như thế nào?
Pháp luật
Thực phẩm biến đổi gen là gì? Điều kiện cấp Giấy xác nhận sinh vật biến đổi gen đủ điều kiện sử dụng làm thực phẩm được quy định như thế nào?
Pháp luật
Được phép yêu cầu bảo mật thông tin về sinh vật biến đổi gen không? Sử dụng sinh vật biến đổi gen làm thực phẩm kinh doanh có bị xử phạt hay không?
Pháp luật
Mức độ rủi ro của sinh vật biến đổi gen được phân thành mấy cấp? Có bắt buộc thẩm định báo cáo đánh giá rủi ro do sinh vật biến đổi gen gây ra?
Pháp luật
Sản xuất sản phẩm của sinh vật biến đổi gen dùng làm thực phẩm cần tuân thủ quy định gì? Điều kiện được cấp Giấy xác nhận sinh vật biến đổi gen đủ điều kiện sử dụng làm thực phẩm?
Pháp luật
Nghiên cứu tạo ra sinh vật biến đổi gen cần đáp ứng yêu cầu an toàn sinh học ra sao? Có bao nhiêu mức độ an toàn sinh học trong nghiên cứu tạo ra sinh vật biến đổi gen?
Pháp luật
Cá nhân nghiên cứu tạo ra sinh vật biến đổi gen có phải công khai mức độ rủi ro đối với đa dạng sinh học? Nguyên tắc đánh giá rủi ro của sinh vật biến đổi gen đối với đa dạng sinh học là gì?
Pháp luật
Cơ sở khảo nghiệm sinh vật biến đổi gen có phải chứng minh năng lực không? Ai có thẩm quyền khảo nghiệm đánh giá rủi ro sinh vật biến đổi gen?
Xem thêm...
Chủ quản: Công ty THƯ VIỆN PHÁP LUẬT. Giấy phép số: 27/GP-TTĐT, do Sở TTTT TP. HCM cấp ngày 09/05/2019.
Chịu trách nhiệm chính: Ông Bùi Tường Vũ - Số điện thoại liên hệ: 028 3930 3279
Địa chỉ: P.702A , Centre Point, 106 Nguyễn Văn Trỗi, P.8, Q. Phú Nhuận, TP. HCM;
Địa điểm Kinh Doanh: Số 17 Nguyễn Gia Thiều, P. Võ Thị Sáu, Q3, TP. HCM;
Chứng nhận bản quyền tác giả số 416/2021/QTG ngày 18/01/2021, cấp bởi Bộ Văn hoá - Thể thao - Du lịch
Thông báo
Bạn không có thông báo nào