Giá trị tiền gửi và chứng chỉ tiền gửi để tính khấu trừ khi trích lập dự phòng rủi ro của ngân hàng thương mại được xác định như thế nào?
- Giá trị tiền gửi và chứng chỉ tiền gửi để tính khấu trừ khi trích lập dự phòng rủi ro của ngân hàng thương mại được xác định như thế nào?
- Tỷ lệ khấu trừ tối đa số dư tiền gửi và chứng chỉ tiền gửi tại chính ngân hàng thương mại khi trích lập dự phòng rủi ro là bao nhiêu?
- Ngân hàng thương mại phải điều chỉnh số tiền trích lập dự phòng rủi ro vào thời điểm nào?
Giá trị tiền gửi và chứng chỉ tiền gửi để tính khấu trừ khi trích lập dự phòng rủi ro của ngân hàng thương mại được xác định như thế nào?
Căn cứ theo quy định tại khoản 8 Điều 5 Nghị định 86/2024/NĐ-CP như sau:
Giá trị tài sản bảo đảm để tính khấu trừ khi trích lập dự phòng rủi ro
Giá trị tài sản bảo đảm để tính khấu trừ khi trích lập dự phòng rủi ro được xác định như sau:
...
7. Tài sản cho thuê tài chính: Giá trị của tài sản cho thuê tài chính được định giá theo quy định tại khoản 10 Điều này hoặc giá trị còn lại của tài sản cho thuê tài chính theo thời gian cho thuê được tính bằng công thức:
Giá trị tài sản cho thuê tài chính chia (:) cho thời gian cho thuê theo hợp đồng nhân (x) với thời gian thuê còn lại theo hợp đồng.
8. Tiền gửi và chứng chỉ tiền gửi: Số dư gốc của tiền gửi, chứng chỉ tiền gửi tại ngày gần nhất trước ngày trích lập dự phòng cụ thể.
9. Giá trị tài sản bảo đảm để tính khấu trừ trong hoạt động bán nợ nhưng chưa thu được đầy đủ tiền bán nợ là giá trị tài sản bảo đảm theo hợp đồng mua, bán nợ (nếu có).
...
Như vậy, giá trị khấu trừ tiền gửi và chứng chỉ tiền gửi dùng làm tài sản đảm bảo khi trích lập dự phòng rủi ro của ngân hàng thương mại là số dư gốc của tiền gửi, chứng chỉ tiền gửi tại ngày gần nhất trước ngày trích lập dự phòng cụ thể.
Giá trị tiền gửi và chứng chỉ tiền gửi để tính khấu trừ khi trích lập dự phòng rủi ro của ngân hàng thương mại được xác định như thế nào? (Hình từ Internet)
Tỷ lệ khấu trừ tối đa số dư tiền gửi và chứng chỉ tiền gửi tại chính ngân hàng thương mại khi trích lập dự phòng rủi ro là bao nhiêu?
Căn cứ theo khoản 2 Điều 6 Nghị định 86/2024/NĐ-CP quy định như sau:
Tỷ lệ khấu trừ của tài sản bảo đảm
1. Tổ chức tín dụng, chi nhánh ngân hàng nước ngoài tự xác định tỷ lệ khấu trừ đối với từng loại tài sản bảo đảm trên cơ sở đánh giá khả năng thu hồi khi xử lý tài sản bảo đảm đó; tài sản bảo đảm có khả năng thanh khoản càng thấp, mức biến động giá càng lớn thì tỷ lệ khấu trừ tài sản bảo đảm càng thấp; tỷ lệ khấu trừ tối đa đối với từng loại tài sản bảo đảm theo quy định tại khoản 2 Điều này.
2. Tỷ lệ khấu trừ tối đa đối với tài sản bảo đảm được xác định như sau:
a) Số dư tiền gửi (bao gồm cả tiết kiệm bắt buộc, tiền gửi tự nguyện đối với tổ chức tài chính vi mô), chứng chỉ tiền gửi bằng Đồng Việt Nam tại chính tổ chức tín dụng, chi nhánh ngân hàng nước ngoài: 100%;
b) Trái phiếu Chính phủ, vàng miếng theo quy định của pháp luật về hoạt động kinh doanh vàng; số dư tiền gửi, chứng chỉ tiền gửi bằng ngoại tệ tại chính tổ chức tín dụng, chi nhánh ngân hàng nước ngoài: 95%;
c) Trái phiếu chính quyền địa phương, trái phiếu được Chính phủ bảo lãnh; công cụ chuyển nhượng, trái phiếu do chính tổ chức tín dụng phát hành; số dư tiền gửi, chứng chỉ tiền gửi do tổ chức tín dụng, chi nhánh ngân hàng nước ngoài khác phát hành:
Có thời hạn còn lại dưới 1 năm: 95%;
Có thời hạn còn lại từ 1 năm đến 5 năm: 85%;
Có thời hạn còn lại trên 5 năm: 80%;
d) Chứng khoán được niêm yết trên Sở giao dịch chứng khoán do các tổ chức tín dụng khác phát hành: 70%;
đ) Chứng khoán được niêm yết trên Sở giao dịch chứng khoán do doanh nghiệp (trừ tổ chức tín dụng) phát hành: 65%;
...
Như vậy, tỷ lệ khấu trừ tối đa số dư tiền gửi và chứng chỉ tiền gửi tại chính ngân hàng thương mại khi trích lập dự phòng rủi ro được quy định như sau:
- 100% đối với số dư tiền gửi (bao gồm cả tiết kiệm bắt buộc, tiền gửi tự nguyện đối với tổ chức tài chính vi mô) và chứng chỉ tiền gửi bằng Đồng Việt Nam.
- 95% đối với số dư tiền gửi và chứng chỉ tiền gửi bằng ngoại tệ.
Lưu ý: Ngân hàng thương mại tự xác định tỷ lệ khấu trừ đối với số dư tiền gửi, chứng chỉ tiền gửi trên cơ sở đánh giá khả năng thu hồi khi xử lý tiền gửi, chứng chỉ tiền gửi đó; tiền gửi, chứng chỉ tiền gửi có khả năng thanh khoản càng thấp, mức biến động giá càng lớn thì tỷ lệ khấu trừ tiền gửi, chứng chỉ tiền gửi càng thấp.
Ngân hàng thương mại phải điều chỉnh số tiền trích lập dự phòng rủi ro vào thời điểm nào?
Căn cứ theo quy định tại điểm b khoản 1 Điều 9 Nghị định 86/2024/NĐ-CP quy định như sau:
Thời điểm trích lập dự phòng rủi ro
1. Ngân hàng thương mại, tổ chức tín dụng phi ngân hàng, chi nhánh ngân hàng nước ngoài thực hiện trích lập dự phòng rủi ro như sau:
...
b) Đối với tháng đầu tiên của quý, trong 03 ngày kể từ ngày nhận được danh sách khách hàng do CIC cung cấp cho thời điểm cuối ngày cuối cùng của tháng trước liền kề, ngân hàng thương mại, tổ chức tín dụng phi ngân hàng, chi nhánh ngân hàng nước ngoài căn cứ kết quả phân loại nợ đã được điều chỉnh theo nhóm nợ của danh sách khách hàng do CIC cung cấp theo quy định của Thống đốc Ngân hàng Nhà nước về phân loại tài sản có trong hoạt động của ngân hàng thương mại, tổ chức tín dụng phi ngân hàng, chi nhánh ngân hàng nước ngoài để điều chỉnh số tiền trích lập dự phòng rủi ro cho thời điểm cuối ngày cuối cùng của tháng trước liền kề và thể hiện số tiền trích lập dự phòng rủi ro này trên báo cáo tài chính cho thời điểm cuối ngày cuối cùng của tháng trước liền kề.
...
Như vậy, ngân hàng thương mại phải điều chỉnh số tiền trích lập dự phòng rủi ro cho thời điểm cuối ngày cuối cùng của tháng trước liền kề trong 03 ngày kể từ ngày nhận được danh sách khách hàng do CIC cung cấp cho thời điểm cuối ngày cuối cùng của tháng trước liền kề.
Trịnh Lê Vy
Quý khách cần hỏi thêm thông tin về Dự phòng rủi ro có thể đặt câu hỏi tại đây.
- Mẫu danh sách thanh niên xung phong được hưởng chế độ trợ cấp một lần là mẫu nào? Tải về file word ở đâu?
- Thời hạn phê duyệt kế hoạch cải tạo nhà chung cư? Tiêu chí đánh giá chất lượng nhà chung cư để đưa vào kế hoạch được xác định theo quy trình nào?
- Quy trình đánh giá Đảng viên cuối năm 2024? Quy trình đánh giá xếp loại Đảng viên cuối năm 2024 thế nào?
- Khối lượng của loại vàng miếng SJC do cơ quan nào quyết định? Quy trình gia công vàng miếng SJC từ vàng của Ngân hàng Nhà nước?
- Mẫu phiếu lấy ý kiến đồng nghiệp trong tổ chuyên môn đối với giáo viên mầm non mới nhất? Tải về tại đâu?