Giấy chứng nhận đăng ký nhãn hiệu có hiệu lực từ thời điểm nào? Hiệu lực của loại GCN này sau khi gia hạn được quy định ra sao?

Giấy chứng nhận đăng ký nhãn hiệu có hiệu lực từ thời điểm nào? Hiệu lực của loại GCN này sau khi gia hạn được quy định ra sao? Mỗi đơn đăng ký sở hữu công nghiệp có thể yêu cầu cấp Giấy chứng nhận đăng ký nhãn hiệu cho mấy nhãn hiệu? Câu hỏi của chị L (Đồng Nai).

Giấy chứng nhận đăng ký nhãn hiệu ghi nhận những thông tin gì?

Giấy chứng nhận đăng ký nhãn hiệu ghi nhận những thông tin được quy định tại Điều 92 Luật Sở hữu trí tuệ 2005 được sửa đổi bởi khoản 28 Điều 1 Luật Sở hữu trí tuệ sửa đổi 2022, cụ thể như sau:

Văn bằng bảo hộ
1. Văn bằng bảo hộ ghi nhận chủ sở hữu sáng chế, kiểu dáng công nghiệp, thiết kế bố trí, nhãn hiệu (sau đây gọi là chủ văn bằng bảo hộ); tác giả sáng chế, kiểu dáng công nghiệp, thiết kế bố trí; đối tượng, phạm vi và thời hạn bảo hộ.
2. Văn bằng bảo hộ chỉ dẫn địa lý ghi nhận tổ chức quản lý chỉ dẫn địa lý, chỉ dẫn địa lý được bảo hộ, tính chất đặc thù của sản phẩm mang chỉ dẫn địa lý, tính chất đặc thù về điều kiện địa lý và khu vực địa lý mang chỉ dẫn địa lý.
3. Văn bằng bảo hộ gồm Bằng độc quyền sáng chế, Bằng độc quyền giải pháp hữu ích, Bằng độc quyền kiểu dáng công nghiệp, Giấy chứng nhận đăng ký thiết kế bố trí mạch tích hợp bán dẫn, Giấy chứng nhận đăng ký nhãn hiệu và Giấy chứng nhận đăng ký chỉ dẫn địa lý.

Theo đó, Giấy chứng nhận đăng ký nhãn hiệu là một dạng của văn bằng bảo hộ nên sẽ ghi nhận những thông tin tương tự văn bằng bảo hộ, cụ thể Giấy chứng nhận đăng ký nhãn hiệu sẽ ghi nhận thông tin về chủ sở hữu nhãn hiệu, đối tượng, phạm vi và thời hạn bảo hộ.

Giấy chứng nhận đăng ký nhãn hiệu có hiệu lực từ thời điểm nào? Hiệu lực của loại GCN này sau khi gia hạn được quy định ra sao?

Giấy chứng nhận đăng ký nhãn hiệu có hiệu lực từ thời điểm nào? Hiệu lực của loại GCN này sau khi gia hạn được quy định ra sao? (hình từ internet)

Giấy chứng nhận đăng ký nhãn hiệu có hiệu lực từ thời điểm nào? Hiệu lực của loại GCN này sau khi gia hạn được quy định ra sao?

Hiệu lực của văn bằng bảo hộ được quy định tại Điều 93 Luật Sở hữu trí tuệ 2005, cụ thể như sau:

Hiệu lực của văn bằng bảo hộ
1. Văn bằng bảo hộ có hiệu lực trên toàn lãnh thổ Việt Nam.
2. Bằng độc quyền sáng chế có hiệu lực từ ngày cấp và kéo dài đến hết hai mươi năm kể từ ngày nộp đơn.
3. Bằng độc quyền giải pháp hữu ích có hiệu lực từ ngày cấp và kéo dài đến hết mười năm kể từ ngày nộp đơn.
4. Bằng độc quyền kiểu dáng công nghiệp có hiệu lực từ ngày cấp và kéo dài đến hết năm năm kể từ ngày nộp đơn, có thể gia hạn hai lần liên tiếp, mỗi lần năm năm.
5. Giấy chứng nhận đăng ký thiết kế bố trí mạch tích hợp bán dẫn có hiệu lực từ ngày cấp và chấm dứt vào ngày sớm nhất trong số những ngày sau đây:
a) Kết thúc mười năm kể từ ngày nộp đơn;
b) Kết thúc mười năm kể từ ngày thiết kế bố trí được người có quyền đăng ký hoặc người được người đó cho phép khai thác thương mại lần đầu tiên tại bất kỳ nơi nào trên thế giới;
c) Kết thúc mười lăm năm kể từ ngày tạo ra thiết kế bố trí.
6. Giấy chứng nhận đăng ký nhãn hiệu có hiệu lực từ ngày cấp đến hết mười năm kể từ ngày nộp đơn, có thể gia hạn nhiều lần liên tiếp, mỗi lần mười năm.
...

Theo quy định này thì giấy chứng nhận đăng ký nhãn hiệu có hiệu lực từ ngày cấp đến hết mười năm kể từ ngày nộp đơn, có thể gia hạn nhiều lần liên tiếp, mỗi lần mười năm.

Cũng theo quy định này thì giấy chứng nhận đăng ký nhãn hiệu có hiệu lực trên toàn lãnh thổ Việt Nam.

Mỗi đơn đăng ký sở hữu công nghiệp có thể yêu cầu cấp Giấy chứng nhận đăng ký nhãn hiệu cho mấy nhãn hiệu?

Tại Điều 101 Luật Sở hữu trí tuệ 2005 quy định về Giấy chứng nhận đăng ký nhãn hiệu như sau:

Yêu cầu về tính thống nhất của đơn đăng ký sở hữu công nghiệp
1. Mỗi đơn đăng ký sở hữu công nghiệp chỉ được yêu cầu cấp một văn bằng bảo hộ cho một đối tượng sở hữu công nghiệp duy nhất, trừ trường hợp quy định tại các khoản 2, 3 và 4 Điều này.
2. Mỗi đơn đăng ký có thể yêu cầu cấp một Bằng độc quyền sáng chế hoặc một Bằng độc quyền giải pháp hữu ích cho một nhóm sáng chế có mối liên hệ chặt chẽ về kỹ thuật nhằm thực hiện một ý đồ sáng tạo chung duy nhất.
3. Mỗi đơn đăng ký có thể yêu cầu cấp một Bằng độc quyền kiểu dáng công nghiệp cho nhiều kiểu dáng công nghiệp trong các trường hợp sau đây:
a) Các kiểu dáng công nghiệp của một bộ sản phẩm gồm nhiều sản phẩm thể hiện ý tưởng sáng tạo chung duy nhất, được sử dụng cùng nhau hoặc để thực hiện chung một mục đích;
b) Một kiểu dáng công nghiệp kèm theo một hoặc nhiều phương án là biến thể của kiểu dáng công nghiệp đó, theo ý tưởng sáng tạo chung duy nhất, không khác biệt đáng kể với kiểu dáng công nghiệp đó.
4. Mỗi đơn đăng ký có thể yêu cầu cấp Giấy chứng nhận đăng ký nhãn hiệu cho một nhãn hiệu dùng cho một hoặc nhiều hàng hoá, dịch vụ khác nhau.

Theo quy định trên thì mỗi đơn đăng ký có thể yêu cầu cấp Giấy chứng nhận đăng ký nhãn hiệu cho một nhãn hiệu dùng cho một hoặc nhiều hàng hoá, dịch vụ khác nhau.

Đi đến trang Tìm kiếm nội dung Tư vấn pháp luật - Giấy chứng nhận đăng ký nhãn hiệu

Phạm Thị Xuân Hương

Giấy chứng nhận đăng ký nhãn hiệu
Căn cứ pháp lý
Đặt câu hỏi

Quý khách cần hỏi thêm thông tin về Giấy chứng nhận đăng ký nhãn hiệu có thể đặt câu hỏi tại đây.

Chủ quản: Công ty THƯ VIỆN PHÁP LUẬT. Giấy phép số: 27/GP-TTĐT, do Sở TTTT TP. HCM cấp ngày 09/05/2019.
Chịu trách nhiệm chính: Ông Bùi Tường Vũ - Số điện thoại liên hệ: 028 3930 3279
Địa chỉ: P.702A , Centre Point, 106 Nguyễn Văn Trỗi, P.8, Q. Phú Nhuận, TP. HCM;
Địa điểm Kinh Doanh: Số 17 Nguyễn Gia Thiều, P. Võ Thị Sáu, Q3, TP. HCM;
Chứng nhận bản quyền tác giả số 416/2021/QTG ngày 18/01/2021, cấp bởi Bộ Văn hoá - Thể thao - Du lịch
Thông báo
Bạn không có thông báo nào