Giấy phép khai thác khoáng sản có được cấp ở khu vực đã có tổ chức đang khai thác khoáng sản hay không? Tổ chức, cá nhân khai thác khoáng sản mà không có giấy phép thì sẽ bị xử phạt như thế nào?

Tổ chức, cá nhân khai thác khoáng sản mà không có giấy phép thì sẽ bị xử phạt như thế nào? Anh đang cần tìm hiểu các quy định về khai thác khoáng sản và có một số thắc mắc về giấy phép cần được giải đáp. Anh muốn biết nếu khu vực đã có một tổ chức đang khai thác khoáng sản rồi thì có được cấp giấy phép khai thác cho tổ chức khác nữa không? Nếu tổ chức, cá nhân khai thác khoáng sản mà không có giấy phép thì sẽ bị xử phạt như thế nào?

Hồ sơ đề nghị cấp Giấy phép khai thác khoáng sản bao gồm những gì?

Căn cứ theo khoản 1 Điều 59 Luật Khoáng sản 2010 quy định về hồ sơ cấp, gia hạn, trả lại Giấy phép khai thác khoáng sản, trả lại một phần diện tích khu vực khai thác khoáng sản, chuyển nhượng quyền khai thác khoáng sản, theo đó hồ sơ cấp Giấy phép khai thác khoáng sản bao gồm:

- Đơn đề nghị cấp Giấy phép khai thác khoáng sản;

- Bản đồ khu vực khai thác khoáng sản;

- Quyết định phê duyệt trữ lượng khoáng sản của cơ quan nhà nước có thẩm quyền;

- Dự án đầu tư khai thác khoáng sản kèm theo quyết định phê duyệt và bản sao giấy chứng nhận đầu tư;

- Báo cáo đánh giá tác động môi trường hoặc bản cam kết bảo vệ môi trường;

- Bản sao giấy chứng nhận đăng ký kinh doanh;

- Trường hợp trúng đấu giá quyền khai thác khoáng sản thì phải có văn bản xác nhận trúng đấu giá;

- Văn bản xác nhận vốn chủ sở hữu theo quy định tại điểm c khoản 2 Điều 53 Luật Khoáng sản 2010.

Tải về mẫu đơn đề nghị cấp Giấy phép khai thác khoáng sản mới nhất 2023: Tại Đây

Giấy phép khai thác khoáng sản có được cấp ở khu vực đã có tổ chức đang khai thác khoáng sản hay không?

Giấy phép khai thác khoáng sản có được cấp ở khu vực đã có tổ chức đang khai thác khoáng sản hay không?

Giấy phép khai thác khoáng sản có được cấp ở khu vực đã có tổ chức đang khai thác khoáng sản hay không?

Theo khoản 1 Điều 53 Luật Khoáng sản 2010 quy định về nguyên tắc và điều kiện cấp Giấy phép khai thác khoáng sản, theo đó việc cấp Giấy phép khai thác khoáng sản phải bảo đảm các nguyên tắc sau đây:

- Giấy phép khai thác khoáng sản chỉ được cấp ở khu vực không có tổ chức, cá nhân đang thăm dò, khai thác khoáng sản hợp pháp và không thuộc khu vực cấm hoạt động khoáng sản, khu vực tạm thời cấm hoạt động khoáng sản, khu vực dự trữ khoáng sản quốc gia;

- Không chia cắt khu vực khoáng sản có thể đầu tư khai thác hiệu quả ở quy mô lớn để cấp Giấy phép khai thác khoáng sản cho nhiều tổ chức, cá nhân khai thác ở quy mô nhỏ.

Như vậy, theo quy định trên đây, Giấy phép khai thác khoáng sản sẽ không được cấp ở khu vực đã có tổ chức đang khai thác khoáng sản.

Tổ chức, cá nhân khai thác khoáng sản mà không có giấy phép thì sẽ bị xử phạt như thế nào?

Tại khoản 1, khoản 2 và khoản 3 Điều 47 Nghị định 36/2020/NĐ-CP quy định về việc xử phạt đối với hành vi vi phạm về khai thác khoáng sản (trừ cát, sỏi lòng sông, suối, hồ) mà không có giấy phép khai thác khoáng sản của cơ quan nhà nước có thẩm quyền cụ thể như sau:

(1) Phạt tiền đối với hành vi khai thác khoáng sản làm vật liệu xây dựng thông thường không sử dụng vật liệu nổ công nghiệp, cụ thể như sau:

- Từ 1.000.000 đồng đến 3.000.000 đồng khi tổng khối lượng khoáng sản đã khai thác tại thời điểm phát hiện vi phạm đến dưới 10 m3;

- Từ 3.000.000 đồng đến 5.000.000 đồng khi tổng khối lượng khoáng sản đã khai thác tại thời điểm phát hiện vi phạm từ 10 m3 đến dưới 20 m3;

- Từ 10.000.000 đồng đến 20.000.000 đồng khi tổng khối lượng khoáng sản đã khai thác tại thời điểm phát hiện vi phạm từ 20 m3 đến dưới 30 m3;

- Từ 20.000.000 đồng đến 30.000.000 đồng khi tổng khối lượng khoáng sản đã khai thác từ 30 m3 đến dưới 40 m3;

- Từ 30.000.000 đồng đến 40.000.000 đồng khi tổng khối lượng khoáng sản đã khai thác tại thời điểm phát hiện vi phạm từ 40 m3 đến dưới 50 m3;

- Từ 40.000.000 đồng đến 50.000.000 đồng khi tổng khối lượng khoáng sản đã khai thác tại thời điểm phát hiện vi phạm từ 50 m3 trở lên.

(2) Phạt tiền đối với hành vi khai thác khoáng sản làm vật liệu xây dựng thông thường có sử dụng vật liệu nổ công nghiệp, khai thác khoáng sản khác trừ trường hợp quy định tại khoản 1, khoản 3 Điều này, cụ thể như sau:

- Từ 70.000.000 đồng đến 100.000.000 đồng đối với khai thác khoáng sản làm vật liệu xây dựng thông thường của hộ kinh doanh;

- Từ 200.000.000 đồng đến 300.000.000 đồng đối với khoáng sản thuộc thẩm quyền cấp phép của Ủy ban nhân dân cấp tỉnh trừ trường hợp quy định tại điểm a khoản này, khoản 3 Điều này;

- Từ 300.000.000 đồng đến 500.000.000 đồng đối với khoáng sản thuộc thẩm quyền cấp phép của Bộ Tài nguyên và Môi trường trừ khoáng sản quy định tại khoản 3 Điều này.

(3) Phạt tiền đối với hành vi khai thác khoáng sản là vàng, bạc, platin, đá quý, khoáng sản độc hại, cụ thể như sau:

- Từ 50.000.000 đồng đến 70.000.000 đồng đối với trường hợp khai thác có khối lượng khoáng sản nguyên khai dưới 100 tấn;

- Từ 100.000.000 đồng đến 200.000.000 đồng đối với trường hợp khai thác có khối lượng khoáng sản nguyên khai từ 100 tấn đến dưới 200 tấn;

- Từ 300.000.000 đồng đến 400.000.000 đồng đối với trường hợp khai thác có khối lượng khoáng sản nguyên khai từ 200 tấn đến dưới 300 tấn;

- Từ 500.000.000 đồng đến 600.000.000 đồng đối với trường hợp khai thác có khối lượng khoáng sản nguyên khai từ 300 tấn đến dưới 400 tấn;

- Từ 700.000.000 đồng đến 800.000.000 đồng đối với trường hợp khai thác có khối lượng khoáng sản nguyên khai từ 400 tấn đến dưới 500 tấn;

- Từ 800.000.000 đồng đến 1.000.000.000 đồng đối với trường hợp khai thác có khối lượng khoáng sản nguyên khai từ 500 tấn trở lên.

Lưu ý: theo khoản 1 Điều 5 Nghị định 36/2020/NĐ-CP (được sửa đổi bởi khoản 3 Điều 2 Nghị định 04/2022/NĐ-CP) thì mức phạt tiền quy định trên đây là mức phạt đối với cá nhân. Mức phạt đối với hộ kinh doanh; chi nhánh, văn phòng đại diện thực hiện hành vi vi phạm hành chính không thuộc phạm vi, thời hạn được doanh nghiệp ủy quyền áp dụng như đối với mức phạt của cá nhân. Mức phạt tiền đối với tổ chức (kể cả chi nhánh, văn phòng đại diện thực hiện hành vi vi phạm hành chính trong phạm vi và thời hạn được ủy quyền của doanh nghiệp) gấp 02 lần mức phạt tiền đối với cá nhân.

Đồng thời, tại khoản 4, khoản 5 Điều 47 Nghị định 36/2020/NĐ-CP (được sửa đổi, bổ sung bởi điểm a, điểm b khoản 22 Điều 2 Nghị định 04/2022/NĐ-CP) quy định về hình thức xử phạt bổ sung và biện pháp khắc phục hậu quả đối với hành vi nêu trên như sau:

(1) Hình thức xử phạt bổ sung:

Tịch thu toàn bộ tang vật là khoáng sản trong trường hợp chưa bị tiêu thụ, tẩu tán, tiêu hủy; tịch thu phương tiện sử dụng vi phạm hành chính đối với hành vi vi phạm quy định tại khoản 1, khoản 2 và khoản 3 Điều này

(2) Biện pháp khắc phục hậu quả:

- Buộc thực hiện các giải pháp cải tạo, phục hồi môi trường khu vực đã khai thác, đưa khu vực khai thác về trạng thái an toàn;

- Buộc chi trả kinh phí trưng cầu giám định, kiểm định, đo đạc và xác minh trong trường hợp có hành vi vi phạm quy định tại khoản 1, khoản 2, khoản 3 Điều này;

- Buộc nộp lại số tiền bằng trị giá tang vật là khoáng sản có được do thực hiện vi phạm hành chính đối với hành vi vi phạm quy định tại khoản 1, khoản 2 và khoản 3 Điều này trong trường hợp đã bị tiêu thụ, tẩu tán, tiêu hủy trái quy định của pháp luật.

Đối với hành vi khai thác khoáng sản không có giấy phép khai thác khoáng sản tại khu vực cấm, tạm thời cấm hoạt động khoáng sản thì áp dụng mức phạt tiền cao nhất của khung phạt tương ứng với từng mức phạt quy định tại khoản 1, khoản 2, khoản 3 Điều này. Hình thức xử phạt bổ sung áp dụng như khoản 4 Điều này.

Như vậy, tổ chức khai thác khoáng sản (trừ cát, sỏi lòng sông, suối, hồ) mà không có giấy phép thì sẽ bị phạt tiền, áp dụng hình thức xử phạt bổ sung và biện pháp khắc phục hậu quả theo quy định nêu trên.

Đi đến trang Tìm kiếm nội dung Tư vấn pháp luật - Giấy phép khai thác khoáng sản

Đinh Thị Ngọc Huyền

Giấy phép khai thác khoáng sản
Căn cứ pháp lý
Đặt câu hỏi

Quý khách cần hỏi thêm thông tin về Giấy phép khai thác khoáng sản có thể đặt câu hỏi tại đây.

TÌM KIẾM LIÊN QUAN
Giấy phép khai thác khoáng sản
MỚI NHẤT
Pháp luật
Tạm ngừng hoạt động khai thác khoáng sản một thời gian có cần xin Giấy phép mới khi hoạt động lại không?
Pháp luật
Không có giấy phép khai thác tài nguyên khoáng sản sẽ bị xử lý vi phạm hành chính như thế nào? Thu lợi bất chính từ việc thăm dò khoáng sản có thể bị truy cứu trách nhiệm hình sự không?
Pháp luật
Thủ tục trả lại Giấy phép khai thác khoáng sản hoặc trả lại một phần diện tích khu vực khai thác khoáng sản mới nhất được thực hiện như thế nào?
Pháp luật
Hồ sơ đề nghị điều chỉnh Giấy phép khai thác khoáng sản mới nhất năm 2023 bao gồm những giấy tờ gì?
Pháp luật
Giấy phép khai thác khoáng sản có được cấp ở khu vực đã có tổ chức đang khai thác khoáng sản hay không? Tổ chức, cá nhân khai thác khoáng sản mà không có giấy phép thì sẽ bị xử phạt như thế nào?
Pháp luật
Phát hiện thêm khoáng sản trên diện tích đất đang được khai thác thì có cần điều chỉnh lại giấy phép khai thác không?
Pháp luật
Không chứng minh được việc chưa khai thác hết trữ lượng khoáng sản trong khu vực khai thác khoáng sản thì có được đề nghị gia hạn giấy phép khai thác không?
Pháp luật
Để được cấp Giấy phép khai thác khoáng sản thì có cần phải xin Giấy chứng nhận đầu tư trước đó hay không?
Pháp luật
Giấy phép khai thác khoáng sản hết hạn được 1 tuần mới nộp đơn xin gia hạn thì có được chấp thuận yêu cầu gia hạn không?
Pháp luật
Cấp giấy phép khai thác khoáng sản trước năm 2010 thì bây giờ có phải cấp lại theo quy định mới không?
Xem thêm...
Chủ quản: Công ty THƯ VIỆN PHÁP LUẬT. Giấy phép số: 27/GP-TTĐT, do Sở TTTT TP. HCM cấp ngày 09/05/2019.
Chịu trách nhiệm chính: Ông Bùi Tường Vũ - Số điện thoại liên hệ: 028 3930 3279
Địa chỉ: P.702A , Centre Point, 106 Nguyễn Văn Trỗi, P.8, Q. Phú Nhuận, TP. HCM;
Địa điểm Kinh Doanh: Số 17 Nguyễn Gia Thiều, P. Võ Thị Sáu, Q3, TP. HCM;
Chứng nhận bản quyền tác giả số 416/2021/QTG ngày 18/01/2021, cấp bởi Bộ Văn hoá - Thể thao - Du lịch
Thông báo
Bạn không có thông báo nào