Hàng hóa tồn đọng thuộc đối tượng giám sát hải quan bao gồm những loại hàng hóa nào theo quy định?
Hàng hóa tồn đọng thuộc đối tượng giám sát hải quan bao gồm những loại hàng hóa nào theo quy định?
Theo quy định tại khoản 2 Điều 1 Thông tư 203/2014/TT-BTC thì hàng hóa tồn đọng thuộc đối tượng giám sát hải quan được lưu giữ tại khu vực cảng, kho, bãi thuộc địa bàn hoạt động hải quan (gọi là hàng hóa tồn đọng) bao gồm:
(1) Hàng hóa mà chủ hàng hóa tuyên bố từ bỏ hoặc thực hiện hành vi chứng tỏ việc từ bỏ.
Không thừa nhận việc chủ hàng hóa từ bỏ hoặc thực hiện hành vi chứng tỏ việc từ bỏ đối với hàng hóa có dấu hiệu vi phạm pháp luật;
(2) Hàng hóa nhập khẩu quá 90 ngày kể từ ngày đến cửa khẩu nhưng không có người đến nhận;
(3) Hàng hóa do doanh nghiệp kinh doanh cảng, kho, bãi thu gom trong quá trình xếp dỡ hàng hóa;
(4) Hàng hóa nhập khẩu ngoài vận đơn, bản khai hàng hóa nhưng không có người đến nhận.
Hàng hóa tồn đọng thuộc đối tượng giám sát hải quan bao gồm những loại hàng hóa nào theo quy định? (Hình từ Internet)
Đơn vị nào có trách nhiệm theo dõi, thống kê, phân loại hàng hóa tồn đọng?
Trách nhiệm theo dõi, thống kê, phân loại hàng hóa tồn đọng được quy định tại khoản 2 Điều 4 Thông tư 203/2014/TT-BTC như sau:
Theo dõi, bảo quản hàng hóa tồn đọng
1. Người vận chuyển có trách nhiệm cung cấp thông tin về danh sách vận đơn quá 90 ngày, kể từ ngày hàng đến cửa khẩu nhập chưa có người nhận cho doanh nghiệp kinh doanh cảng, kho, bãi để làm cơ sở theo dõi, tổng hợp tình hình hàng hóa tồn đọng.
2. Doanh nghiệp kinh doanh cảng, kho, bãi, chủ kho ngoại quan, doanh nghiệp cung ứng dịch vụ bưu chính (sau đây gọi là doanh nghiệp quản lý hàng hóa tồn đọng) có trách nhiệm:
a) Theo dõi, thống kê, phân loại hàng hóa tồn đọng;
b) Bố trí địa điểm cảng, kho, bãi đáp ứng điều kiện giám sát hải quan để lưu giữ, bảo quản hàng hóa tồn đọng trong thời gian chờ xử lý theo yêu cầu của cơ quan Hải quan.
Như vậy, theo quy định thì doanh nghiệp kinh doanh cảng, kho, bãi, chủ kho ngoại quan, doanh nghiệp cung ứng dịch vụ bưu chính (gọi là doanh nghiệp quản lý hàng hóa tồn đọng) có trách nhiệm theo dõi, thống kê, phân loại hàng hóa tồn đọng.
Ngoài ra, doanh nghiệp quản lý hàng hóa tồn đọng còn có trách nhiệm bố trí địa điểm cảng, kho, bãi đáp ứng điều kiện giám sát hải quan để lưu giữ, bảo quản hàng hóa tồn đọng trong thời gian chờ xử lý theo yêu cầu của cơ quan Hải quan.
Đối với những lô hàng hóa tồn đọng có dấu hiệu vi phạm pháp luật thì cơ quan nào có trách nhiệm kiểm tra, xác minh?
Việc kiểm tra, xác định đối với hàng hóa tồn đọng có dấu hiệu vi phạm pháp luật được quy định tại khoản 1 Điều 7 Thông tư 203/2014/TT-BTC như sau:
Kiểm tra, xác minh hàng hóa tồn đọng
1. Đối với những lô hàng hóa tồn đọng có dấu hiệu vi phạm pháp luật, trong thời hạn 15 ngày, kể từ ngày nhận được thông báo của doanh nghiệp quản lý hàng hóa tồn đọng, Chi cục Hải quan thực hiện kiểm tra, xác minh, xác định thực tế hàng hóa.
2. Trường hợp qua kiểm tra, xác minh phát hiện hàng hóa thuộc danh mục hàng hóa cấm xuất khẩu, cấm nhập khẩu hoặc tạm ngừng xuất khẩu, tạm ngừng nhập khẩu thì thực hiện xử lý theo quy định của pháp luật, không phải thông báo theo quy định tại Điều 8 Thông tư này. Trường hợp qua kiểm tra, xác minh phát hiện hàng hóa không thuộc danh mục hàng hóa cấm xuất khẩu, cấm nhập khẩu, tạm ngừng xuất khẩu, tạm ngừng nhập khẩu thì Chi cục Hải quan niêm phong hàng hóa và giao doanh nghiệp quản lý hàng hóa tồn đọng bảo quản trong thời gian thực hiện thủ tục thông báo theo quy định tại Điều 8 Thông tư này.
3. Doanh nghiệp quản lý hàng hóa tồn đọng có trách nhiệm xuất trình hàng hóa tồn đọng cho cơ quan Hải quan để thực hiện kiểm tra, xác minh theo quy định. Doanh nghiệp quản lý hàng hóa tồn đọng, người vận chuyển không được yêu cầu cơ quan Hải quan ứng nộp các chi phí lưu kho, bãi, lưu container khi tiến hành kiểm tra; việc thanh toán các chi phí lưu kho, bãi, lưu container được thực hiện theo quy định tại khoản 7 Điều 17 Thông tư này.
Theo đó, đối với những lô hàng hóa tồn đọng có dấu hiệu vi phạm pháp luật thì trong thời hạn 15 ngày, kể từ ngày nhận được thông báo của doanh nghiệp quản lý hàng hóa tồn đọng, Chi cục Hải quan thực hiện kiểm tra, xác minh, xác định thực tế hàng hóa.
Trường hợp qua kiểm tra, xác minh phát hiện hàng hóa thuộc danh mục hàng hóa cấm xuất khẩu, cấm nhập khẩu hoặc tạm ngừng xuất khẩu, tạm ngừng nhập khẩu thì thực hiện xử lý theo quy định của pháp luật, không phải thông báo tìm chủ hàng hoá tồ đọng.
Trường hợp qua kiểm tra, xác minh phát hiện hàng hóa không thuộc danh mục hàng hóa cấm xuất khẩu, cấm nhập khẩu, tạm ngừng xuất khẩu, tạm ngừng nhập khẩu thì Chi cục Hải quan niêm phong hàng hóa và giao doanh nghiệp quản lý hàng hóa tồn đọng bảo quản trong thời gian thực hiện thủ tục thông báo tìm chủ hàng hoá tồn đọng.
Nguyễn Thị Hậu
Quý khách cần hỏi thêm thông tin về Hàng hóa tồn đọng có thể đặt câu hỏi tại đây.
- Thông tư 37/2024 quy định tiêu chí giám sát, nghiệm thu kết quả bảo trì tài sản kết cấu hạ tầng giao thông đường thủy nội địa theo chất lượng thực hiện thế nào?
- Hướng dẫn dự thi cuộc thi Quân đội Nhân dân Việt Nam 80 năm xây dựng, chiến đấu và trưởng thành 2024?
- Quân đội nhân dân Việt Nam đổi tên mấy lần? Nhà nước có Chính sách về quốc phòng như thế nào?
- Nhân kỷ niệm lần thứ 20 Ngày thành lập Chủ tịch Hồ Chí Minh dành lời khen tặng Quân đội nhân dân Việt Nam như thế nào?
- Kiểm soát quyền lực trong công tác xây dựng pháp luật là gì? Có được thực hiện thông qua hoạt động phản biện xã hội của Mặt trận Tổ quốc?