Hàng hóa lưu giữ tại kho bãi thuộc địa bàn hoạt động hải quan như thế nào sẽ được xem là hàng hóa tồn đọng?
- Hàng hóa tồn đọng được lưu giữ tại cảng, bãi thuộc địa bàn hoạt động hải quan là những loại hàng hóa nào?
- Hàng hóa tồn đọng gây ô nhiễm nhưng không xác định được chủ phương tiện vận tải thì xử lý thế nào?
- Việc xử lý hàng hóa tồn đọng tại cảng, bãi thuộc địa bàn hoạt động hải quan được thực hiện theo nguyên tắc nào?
Hàng hóa tồn đọng được lưu giữ tại cảng, bãi thuộc địa bàn hoạt động hải quan là những loại hàng hóa nào?
Căn cứ vào Điều 58 Luật Hải quan 2014 quy định như sau:
Kiểm tra, giám sát hải quan, xử lý hàng hóa tồn đọng
1. Hàng hóa tồn đọng được lưu giữ tại khu vực cảng, kho, bãi thuộc địa bàn hoạt động hải quan bao gồm:
a) Hàng hóa mà chủ hàng hóa tuyên bố từ bỏ hoặc thực hiện hành vi chứng tỏ việc từ bỏ.
Không thừa nhận việc chủ hàng hóa từ bỏ hoặc thực hiện hành vi chứng tỏ việc từ bỏ đối với hàng hóa có dấu hiệu vi phạm pháp luật;
b) Hàng hóa nhập khẩu quá 90 ngày kể từ ngày đến cửa khẩu nhưng không có người đến nhận;
c) Hàng hóa do doanh nghiệp kinh doanh cảng, kho, bãi thu gom trong quá trình xếp dỡ hàng hóa;
d) Hàng hóa nhập khẩu ngoài vận đơn, bản khai hàng hóa nhưng không có người đến nhận.
2. Trường hợp cơ quan hải quan có căn cứ để xác định hàng hóa quy định tại khoản 1 Điều này là hàng hóa buôn lậu thì xử lý theo quy định của pháp luật.
3. Hàng hóa quy định tại các điểm b, c và d khoản 1 Điều này mà không có người nhận thì cơ quan hải quan thông báo công khai trên phương tiện thông tin đại chúng. Trong thời hạn 60 ngày kể từ ngày thông báo, nếu chủ hàng hóa đến nhận thì được làm thủ tục hải quan và bị xử phạt theo quy định của pháp luật về xử lý vi phạm hành chính; nếu không có người đến nhận thì xử lý theo quy định tại khoản 6 Điều này.
4. Hàng hóa quy định tại khoản 1 Điều này thuộc diện dễ hư hỏng, hàng đông lạnh, hóa chất độc hại, nguy hiểm, hàng sắp hết hạn sử dụng thì phải xử lý kịp thời theo quy định của Luật này và quy định khác của pháp luật có liên quan.
5. Doanh nghiệp kinh doanh cảng, kho, bãi có trách nhiệm bố trí địa điểm cảng, kho, bãi đáp ứng điều kiện giám sát hải quan để lưu giữ hàng hóa tồn đọng; phối hợp xử lý hàng hóa tồn đọng theo quy định tại khoản 6 Điều này.
6. Việc xử lý hàng hóa tồn đọng được thực hiện như sau:
a) Đối với hàng hóa tồn đọng, cơ quan hải quan xử lý theo quy định của pháp luật. Trường hợp bán hàng hóa tồn đọng thì tiền bán hàng được nộp vào ngân sách nhà nước sau khi trừ các khoản chi phí bán hàng và chi phí lưu cảng, kho, bãi tại doanh nghiệp kinh doanh cảng, kho, bãi;
b) Đối với hàng hóa gây ô nhiễm môi trường, chủ phương tiện vận tải, người điều khiển phương tiện vận tải hoặc người được chủ phương tiện vận tải ủy quyền có trách nhiệm vận chuyển hàng hóa đó ra khỏi lãnh thổ Việt Nam. Trường hợp không xác định được chủ phương tiện vận tải, người điều khiển phương tiện vận tải hoặc người được chủ phương tiện vận tải ủy quyền, cơ quan hải quan chủ trì, phối hợp với doanh nghiệp kinh doanh cảng, kho, bãi, chính quyền địa phương và cơ quan liên quan thực hiện tiêu hủy.
Theo như quy định trên thì hàng hóa tồn động được lưu giữ tại khu vực cảng, kho, bãi thuộc địa bàn hoạt động hải quan gồm có những loại hàng hóa sau:
- Hàng mà chủ hàng tuyên bố từ bỏ hoặc thực hành vi chứng tỏ việc tử bỏ hàng hóa.
- Hàng nhập khẩu quá 90 ngày nhưng không có ai đến nhận, thời gian được tính từ ngày hàng đến cửa khẩu
- Những hàng do doanh nghiệp kinh doanh kho, bãi thu gom được trong khi xếp dỡ hàng hóa
- Hàng hóa nhập khẩu ngoài vận đơn, bản khai hàng hóa nhưng không có người đến nhận.
Hàng hóa lưu giữ tại kho bãi thuộc địa bàn hoạt động hải quan như thế nào sẽ được xem là hàng hóa tồn đọng?
Hàng hóa tồn đọng gây ô nhiễm nhưng không xác định được chủ phương tiện vận tải thì xử lý thế nào?
Căn cứ vào Mục 14 Công văn 19046/BTC-TCHQ năm 2014 của Bộ Tài chính đã có nội dung hướng dẫn như sau:
14. Về việc xử lý hàng hóa tồn đọng
14.1. Hàng hóa tồn đọng được quy định tại Khoản 1 Điều 58 Luật Hải quan năm 2014.
14.2. Thủ tục thông báo để xử lý hàng hóa tồn đọng thực hiện theo quy định tại khoản 3, khoản 4 Điều 58 Luật Hải quan năm 2014.
14.3. Đối với hàng hóa gây ô nhiễm môi trường, chủ phương tiện vận tải, người điều khiển phương tiện vận tải hoặc người được chủ phương tiện vận tải ủy quyền có trách nhiệm vận chuyển hàng hóa đó ra khỏi lãnh thổ Việt Nam. Trường hợp không xác định được chủ phương tiện vận tải, người điều khiển phương tiện vận tải hoặc người được chủ phương tiện vận tải ủy quyền, cơ quan hải quan chủ trì, phối hợp với doanh nghiệp kinh doanh cảng, kho, bãi, chính quyền địa phương và cơ quan liên quan thực hiện tiêu hủy.
Theo đó, trong trường hợp hàng hóa tồn đọng gây ô nhiễm môi trường nhưng không xác định được chủ phương tiện vận tải thì Cơ quan hải quan phối hợp với doanh nghiệp kinh doanh cảng, kho, bãi và chính quyền địa phương để tiến hành tiêu hủy hàng hóa.
Việc xử lý hàng hóa tồn đọng tại cảng, bãi thuộc địa bàn hoạt động hải quan được thực hiện theo nguyên tắc nào?
Căn cứ vào Điều 3 Thông tư 203/2014/TT-BTC quy định về nguyên tắc xử lý hàng hóa tồn đọng tại địa bàn hoạt động hải quan như sau:
- Việc xử lý hàng hóa tồn đọng phải tuân theo thời gian, trình tự, thủ tục quy định tại Thông tư này và pháp luật có liên quan.
- Việc xử lý hàng hóa tồn đọng phải kịp thời, công khai, minh bạch, đúng chế độ quy định.
Lê Nhựt Hào
Quý khách cần hỏi thêm thông tin về Hàng hóa tồn đọng có thể đặt câu hỏi tại đây.
- Bản tự nhận xét đánh giá cán bộ quản lý? Cách viết bản tự nhận xét đánh giá cán bộ quản lý chi tiết?
- Thời điểm công khai dự toán ngân sách nhà nước được quy định như thế nào? Hình thức công khai dự toán ngân sách nhà nước là gì?
- Có được cưỡng chế thực hiện quyết định kiểm đếm bắt buộc khi thu hồi đất đối với người có đất vắng mặt tại địa phương?
- Cyber Monday là ngày gì? Cyber Monday 2024 ngày nào, thứ mấy? Ngày 2 tháng 12 năm 2024 dương lịch là ngày mấy âm?
- Trụ sở của người nộp thuế ở đâu? Chỉ được kiểm tra thuế tại trụ sở của người nộp thuế 01 lần trong 01 năm trong trường hợp nào?