Hậu quả pháp lý của việc đơn phương chấm dứt hợp đồng ủy quyền với bên được ủy quyền nhưng không thông báo cho bên thứ ba là gì?
- Hậu quả pháp lý của việc đơn phương chấm dứt hợp đồng ủy quyền với bên được ủy quyền nhưng không thông báo cho bên thứ ba là gì?
- Bên được ủy quyền có được phép ủy quyền lại theo thỏa thuận trong hợp đồng ủy quyền hay không?
- Bên được ủy quyền có cần phải thông báo về nội dung công việc ủy quyền cho bên ủy quyền không?
Hậu quả pháp lý của việc đơn phương chấm dứt hợp đồng ủy quyền với bên được ủy quyền nhưng không thông báo cho bên thứ ba là gì?
Đơn phương chấm dứt hợp đồng ủy quyền được quy định tại Điều 569 Bộ luật Dân sự 2015 như sau:
Đơn phương chấm dứt thực hiện hợp đồng ủy quyền
1. Trường hợp ủy quyền có thù lao, bên ủy quyền có quyền đơn phương chấm dứt thực hiện hợp đồng bất cứ lúc nào, nhưng phải trả thù lao cho bên được ủy quyền tương ứng với công việc mà bên được ủy quyền đã thực hiện và bồi thường thiệt hại; nếu ủy quyền không có thù lao thì bên ủy quyền có thể chấm dứt thực hiện hợp đồng bất cứ lúc nào, nhưng phải báo trước cho bên được ủy quyền một thời gian hợp lý.
Bên ủy quyền phải báo bằng văn bản cho người thứ ba biết về việc bên ủy quyền chấm dứt thực hiện hợp đồng; nếu không báo thì hợp đồng với người thứ ba vẫn có hiệu lực, trừ trường hợp người thứ ba biết hoặc phải biết về việc hợp đồng ủy quyền đã bị chấm dứt.
2. Trường hợp ủy quyền không có thù lao, bên được ủy quyền có quyền đơn phương chấm dứt thực hiện hợp đồng bất cứ lúc nào, nhưng phải báo trước cho bên ủy quyền biết một thời gian hợp lý; nếu ủy quyền có thù lao thì bên được ủy quyền có quyền đơn phương chấm dứt thực hiện hợp đồng bất cứ lúc nào và phải bồi thường thiệt hại cho bên ủy quyền, nếu có.
Như vậy, bên ủy quyền có quyền đơn phương chấm dứt hợp đồng với bên được ủy quyền.
Nếu hợp đồng có trả thù lao thì bên ủy quyền chỉ cần phải trả thù lao đối với phần công việc mà bên được ủy quyền đã thực hiện.
Nếu không có trả thù lao thì chỉ cần báo trước cho bên được ủy quyền một thời hạn hợp lý.
Ngoài ra, bên ủy quyền phải thông báo bằng văn bản cho người thứ ba biết về việc chấm dứt hợp đồng ủy quyền.
Việc bên ủy quyền chấm dứt hợp đồng ủy quyền mà không thông báo cho bên thứ ba thì hợp đồng giữa bên được ủy quyền và bên thứ ba vẫn có hiệu lực trừ khi bên thứ ba biết và buộc phải biết về việc chấm dứt hợp đồng ủy quyền đó.
Hậu quả pháp lý của việc đơn phương chấm dứt hợp đồng ủy quyền với bên được ủy quyền nhưng không thông báo cho bên thứ ba là gì? (Hình từ Internet)
Bên được ủy quyền có được phép ủy quyền lại theo thỏa thuận trong hợp đồng ủy quyền hay không?
Theo quy định tại khoản 1 Điều 564 Bộ luật Dân sự 2015 về ủy quyền lại như sau:
Ủy quyền lại
1. Bên được ủy quyền được ủy quyền lại cho người khác trong trường hợp sau đây:
a) Có sự đồng ý của bên ủy quyền;
b) Do sự kiện bất khả kháng nếu không áp dụng ủy quyền lại thì mục đích xác lập, thực hiện giao dịch dân sự vì lợi ích của người ủy quyền không thể thực hiện được.
2. Việc ủy quyền lại không được vượt quá phạm vi ủy quyền ban đầu.
3. Hình thức hợp đồng ủy quyền lại phải phù hợp với hình thức ủy quyền ban đầu.
Theo đó, bên được ủy quyền được ủy quyền lại trong trường hợp nếu có sự đồng ý của bên ủy quyền hoặc mục đích của giao dịch dân sự sẽ không đạt được do sự kiện bất khả kháng khi không thực hiện ủy quyền lại.
Như vậy, bên được ủy quyền không thể ủy quyền lại dù các bên có thỏa thuận trong hợp đồng mà chỉ được phép ủy quyền lại trong các trường hợp trên.
Bên được ủy quyền có cần phải thông báo về nội dung công việc ủy quyền cho bên ủy quyền không?
Nghĩa vụ thông báo nội dung công việc khi được ủy quyền thực hiện được quy định tại khoản 1 Điều 565 Bộ luật Dân sự 2015 như sau:
Nghĩa vụ của bên được ủy quyền
1. Thực hiện công việc theo ủy quyền và báo cho bên ủy quyền về việc thực hiện công việc đó.
2. Báo cho người thứ ba trong quan hệ thực hiện ủy quyền về thời hạn, phạm vi ủy quyền và việc sửa đổi, bổ sung phạm vi ủy quyền.
3. Bảo quản, giữ gìn tài liệu và phương tiện được giao để thực hiện việc ủy quyền.
4. Giữ bí mật thông tin mà mình biết được trong khi thực hiện việc ủy quyền.
5. Giao lại cho bên ủy quyền tài sản đã nhận và những lợi ích thu được trong khi thực hiện việc ủy quyền theo thỏa thuận hoặc theo quy định của pháp luật.
6. Bồi thường thiệt hại do vi phạm nghĩa vụ quy định tại Điều này.
Như vậy, bên được ủy quyền có nghĩa vụ phải thông báo cho bên ủy quyền về những công việc mà mình thực hiện theo đại diện.
Ngoài ra, bên được ủy quyền cũng phải có nghĩa vụ phải báo cho bên thứ ba khi thực hiện công việc theo đại diện ủy quyền về thời hạn, phạm vi và việc sửa đổi bổ sung phạm vi ủy quyền.
Nguyễn Bình An
Quý khách cần hỏi thêm thông tin về Hợp đồng ủy quyền có thể đặt câu hỏi tại đây.
- Nguyên tắc thành lập Hội đồng quản lý trong đơn vị sự nghiệp công lập thuộc lĩnh vực tài chính là gì?
- Chuyên viên chính về quản lý chương trình giáo dục là chức danh gì? Chuyên viên chính về quản lý chương trình giáo dục phải có những chứng chỉ gì?
- Thủ tục xóa đăng ký thuê, cho thuê lại quyền sử dụng đất trong dự án xây dựng kinh doanh kết cấu hạ tầng cấp tỉnh ra sao?
- Phương pháp lập Chứng từ điều chỉnh thông tin ghi Sổ kế toán thuế nội địa? Khóa sổ kế toán thuế nội địa trước hay sau khi lập báo cáo kế toán thuế?
- Thủ tục chuyển loại rừng đối với khu rừng do Ủy ban nhân dân cấp tỉnh quyết định thành lập từ 30/10/2024 ra sao?